Pages

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

Tân Hoa Xã: Tranh chấp Biển Đông không thể giải quyết nhanh


TTXVN (Bắc Kinh )
Bài viết trên tạp chí “Liêu vọng” do Tân Hoa xã chủ quản, s ra ngày 9/7, cũng được đăng tải trên mạng Tân Hoa, cho rằng lịch sử hơn 30 năm qua đã đủ cho thy vn đ hoạch định ranh giới lãnh th và lãnh hải tồn tại giữa các nước hoàn toàn không phải đương nhiên dẫn đến đi đầu,, đi kháng. Cụ thể vấn đề tranh chấp Nam Hải (Biển Đông) cũng vậy, cần phải kiên trì chứ không thể giải quyết được triệt để trong ngày một ngày hai. Nội dung bài viết như sau:
Một loạt hội nghị cấp bộ trưởng của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 19 diễn ra từ ngày 10 đến 12 tháng 7 tại thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia, nước chủ tịch luân phiên ASEAN. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì tham gia Hội nghị ngoại trưởng ASEAN- Trung Quốc (10 + 1), Hội nghị ngoại trưởng ASEAN + Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc (10 + 3), Hội nghị ngoại trưởng cấp cao Đông Á (EAS) và Hội nghị ngoại trưởng Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), trao đổi ý kiến với các bên về hợp tác Đông Á và vấn đề quốc tế khu vực Đông Á.
Từ tháng 4 đến nay, dựa vào thời cơ Mỹ điều chỉnh lại chiến lược châu Á-Thái Bình Dương, Philíppin và Việt Nam đã có hành động đơn phương trong vấn đề chủ quyền thuộc các bãi, đảo ở Nam Hải, hòng thách thức chủ quyền của Trung Quốc ở đảo Hoàng Nham (Scarborough) và quần đảo Nam Sa (Trường Sa), củng cố vững chắc hơn hiện trạng họ đã chiếm giữ một cách trái phép, khiến cho tình hình Nam Hải đột ngột nóng lên.

Trong các thập niên 70, 80 thế kỷ trước, quy chế luật pháp quốc tế về biển có những thay đổi mang tính kết cấu, quy chế Luật Biển mới trước nay chưa hề có trên cơ sở Luật Biển quốc tế truyền thống như quy chế về khu đặc quyền kinh tế, vùng biển phụ cận thuộc các đảo, quy chế eo biển áp dụng cho hàng hải quốc tế… từng bước hình thành, cuối cùng được xác định bằng hình thức điều ước trong “Công nước Liên hợp quốc về Luật Biển” thông qua năm 1982. Với quy chế của Luật Biển quốc tế mới, việc các nước ven bờ Nam Hải xem xét lại quyền và lợi ích biển của nước mình vốn không đáng trách, giữa Trung Quốc với các nước ven bờ Nam Hải cũng chỉ có vấn đề liên quan đến chủ trương phân định ranh giới thềm lục địa và khu đặc quyền kinh tế ở những vùng biển chồng lấn.
Tuy nhiên, hành vi chiếm giữ trái phép các bãi, đảo ở quần đảo Nam Sa của nước liên quan đã làm thay đổi tính chất tranh chấp. Một số bãi đảo trong số các đảo ở Nam Hải ngay từ sớm trong lịch sử đã được xác định là của Trung Quốc, tuy nhiên bởi hạn chế do điều kiện tự nhiên nên không có người ở, nhưng không người ở không có nghĩa là “đất vô chủ”. Trên thế giới, phần lớn các nước đều có một số lãnh thổ không có người ở do môi trường tự nhiên khắc nghiệt, nếu các nước khác có thể xâm chiếm được những phần lãnh thổ đó như vậy thì bản đồ của cộng đồng quốc tế thử hỏi có phải xác định lại biên giới mới hay không?
Trong vấn đề xác định chủ quyền ở quần đảo Nam Sa, Trung Quốc là một bên bị xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, tài nguyên bị xâu xé, đồng thời cũng là bên nhẫn nhịn kiềm chế, tích cực đề xuất phương án giải quyết. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) với tư cách là tổ chức quốc tế mang tính khu vực, không phải là bên tranh chấp liên quan đến chủ quyền ở quần đảo Nam Sa. Bất cứ nước đương sự tranh chấp nào cũng không được lợi dụng địa vị là nước thành viên ASEAN của mình, gây tổn hại cho lợi ích chung và lâu đài của các nước thành viên ASEAN khác cũng như nước khác ở khu vực trong việc bảo vệ hòa bình, an ninh và phát triển khu vực.
Một số nước cố ý nhào nặn nên cái gọi là vấn đề Nam Hải, kỳ thực bao gồm hai phương diện: Một là vấn đề lãnh thổ do lịch sử để lại; hai là vấn đề phân định ranh giới vùng biển giữa các nước ven bờ Nam Hải. Vấn đề như vậy đã tồn tại phổ biển giữa các khu vực và giữa các nước trên thế giới. Trong số các nước xung quanh, giữa Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga cũng đều tồn tại vấn đề quy thuộc chủ quyền lãnh thổ. Về giải quyết vấn đề lãnh thổ, chỉ cần bên liên quan tuân thủ nguyên tắc cơ bản trong “Hiến chương Liên hợp quốc” về giải quyết hòa bình những tranh chấp quốc tế tuân thủ và vận dụng thích hợp phương thức và quy tắc giải quvết trong luật quốc tế, thì những vấn đề như vậy sẽ không phải là thùng thuốc súng nhạy cảm rất dễ gây nổ. Nhưng, nếu hy vọng theo cách làm cho vấn đề trở nên phức tạp hóa và quốc tế hóa, lôi kéo nước không có tranh chấp vào để kiếm lời trong khói lửa thì con đường giải quyết tranh chấp sẽ không thể tìm ra được lối thoát, Chính phủ Trung Quốc cũng không khuất phục trước bất cứ áp lực nào từ bên ngoài để hy sinh chủ quyền lãnh thổ và lợi ích biển của mình.
Về vấn đề phân định ranh giới vùng biển, các nước tuy có quyền xác định quy chế về khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước mình dựa theo “Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển”, nhung tại vùng biển đang tranh chấp do chồng lấn theo chủ trương của các bên, thì giới hạn bên ngoài của khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa do một nước xác lập thông qua lập pháp đơn phương ở trong nước sẽ không có hiệu lực về mặt luật pháp quốc tế để có thể ràng buộc một nước tranh chấp khác. Điều khoản về việc phân định ranh giới khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong “Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển” đã quy định rõ, giới hạn về khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa “cần phải thỏa thuận hoạch định dựa theo luật quốc tế để được giải quyết công bằng”. Chính phủ Trung Quổc chủ trương giải quyết tranh chấp phân định ranh giới bằng phương thức hiệp thương trực tiếp giữa các nước tranh chấp là hoàn toàn phù hợp với quy định trong điều khoản của “Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển” về hoạch định ranh giới vùng biển.
Mô hình giải quyết tranh chấp với nội dung “chủ quyền về ta, gác lại tranh chấp, cùng khai thác’’ do Trung Quốc đề xuất trong thập niên 80 thế kỷ trước không những đã phản ánh đầy đủ trí tuệ kiểu phương Đông khi đứng trước tranh chấp quốc tế có tính chất chính trị và nhạy cảm cao độ, mà bản thân mô hình này cũng đồng thời phù hợp với quy định trong “Công nước Liên hợp quốc về Luật Biển”, theo đó “trước khi đạt được thỏa thuận, các nước tranh chấp cần căn cứ theo tinh thần thông cảm và hợp tác, đem hết mọi khả năng đưa ra giải pháp tạm thời mang tính thực tế”. Việc phân định ranh giới vùng biển ở Nam Hải không những liên quan đến đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ đan xen phức tạp ở quần đảo Nam Sa, mà chủ trương về khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nhiều nước ven bờ lại chồng lấn lên nhau, nên giải pháp tạm thời mà Trung Quốc đề xuất như vậy là có tính hiện thực và khả thi.
Mặt khác, khi thúc đẩy bất cứ giải pháp hoặc biện pháp tạm thời nào, giữa các nước đương sự tranh chấp đều đòi hỏi phải xây dựng đầy đủ lòng tin chính trị lẫn nhau, đồng thời thiết thực thực hiện cam kết chính trị, theo đó không làm phức tạp hóa tranh chấp và mở rộng tranh chấp. Năm 2002 Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký kết bản “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC). Với tư cách là văn kiện chính trị ràng buộc hành vi của tất cả các bên tranh chấp, ý nghĩa của việc ký kết và sự tồn tại của văn kiện nói trên là ở chỗ các bên cùng tuân thủ, tuyệt đối không được đơn phương chỉ ràng buộc Trung Quốc. Nếu không đảm bảo được nguyên tắc về lòng tin và thành ý thì dù có ra được bộ “Quy tắc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (COC) cũng sẽ không có bất cứ ý nghĩa nào. Căn cứ theo quy tắc điều khoản và thông lệ quốc tế liên quan trong “Công ước Viên về luật quốc tế” thì nguyên tắc cơ bản trong luật quốc tế mà “điều ước phải tuân thủ” là không những tất cả các nước đương sự thuộc một hiệp ước quốc tế riêng biệt nào đó đều phải có nghĩa vụ pháp luật tuân thủ hiệp ước đó, mà còn bao hàm ý nghĩa là nếu một bên vi phạm hiệp ước trước, bên kia sẽ có quyền từ chối sự ràng buộc của điều ước này đối với nước đó trong quan hệ giữa hai nước.
Vấn đề Nam Hải đã tồn tại từ hơn 30 năm nay, đồng thời hơn 30 năm đó cũng là thời kỳ tăng trưởng cao của các nước mới nổi ở châu Á- Thái Bình Dương, trong đó có Trung Quốc và các nước ASEAN, tình hình khu vực trên tổng thể là hòa bình, ổn định. Hơn 30 năm nói trên đủ đế nói lên rằng vấn đề phân định biên giới lãnh thổ đất liền và vùng biển tồn tại giữa các nước không phải đương nhiên dẫn đến đối đầu và đối kháng. Trên phương diện giải quyết hòa bình những tranh chấp quốc tế, trong đó có tranh chấp lãnh thổ, Trung Quốc có thực tiễn phong phú. Từ năm 1949 đến nay, Chính phủ Trung Quốc đã ký hiệp ước hoặc hiệp định biên giới với 12 nước láng giềng trên bộ, đường biên giới đã hoạch định chiếm khoảng 90% tổng chiều dài biên giới trên bộ của Trung Quốc. Lịch sử hơn 60 năm cho thấy trong giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ, Trung Quốc quý trọng hòa bình nhưng cũng tuyệt đối không sợ thách thức. Lịch sử cũng đồng thời chứng minh Trung Quốc từ trước đến nay không phải là quốc gia cậy lớn lừa nhỏ, lấy mạnh đè yếu.
Hiện nay ở Trung Quốc còn tồn tại vấn đề hoạch định ranh giới lãnh thổ đất liền và vùng biển với các nước láng giềng ven biển như Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Philíppin, Malaixia, Brunây. Do những nguyên nhân lịch sử dẫn đến tranh chấp giữa các nước khác nhau nên nội dung tranh chấp, các hiệp ước quốc tế và quy định pháp luật quốc tế vận dụng cũng đều không hoàn toàn giống nhau, bởi thế vấn đề phân định ranh giới lãnh thổ đất liền và ngoài khơi của Trung Quốc với các nước láng giềng nói trên chỉ có thể thông qua đàm phán và hiệp thương trực tiếp với mỗi quốc gia cụ thể mới tìm ra được con đường giải quyết thích họp nhất. Năm 2000 Trung Quốc và Việt Nam đã ký “Hiệp định phân định ranh giới Vịnh Bắc Bộ”, giải quyết vấn đề phân định này ở Vịnh Bắc Bộ. Trường hợp thành công điển hình nói trên một lần nữa chứng minh rằng các nước tranh chấp trong vấn đề Nam Hải hoàn toàn có khả năng và trí tuệ từng bước thu hẹp bất đồng, mở rộng phạm vi hợp tác, cuối cùng đi đến mục tiêu giải quyết tranh chấp. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Trung Quốc và các nước ASEAN là thực hiện phương hướng hành động tiếp theo của “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Nam Hải” sau khi đã ký kết, thực thi các dự án hợp tác cụ thể, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, tạo điều kiện thuận lợi và môi trường tốt đẹp cho các nước liên quan cuối cùng giải quyết được tranh chấp, vấn đề Nam Hải không thể được giải quyết triệt để trong thời gian ngày một ngày hai, giống như thành La Mã không thể được kiến tạo nên chỉ ngay trong một ngày./.

Không có nhận xét nào: