Trước Quốc hội ngày hôm qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ khiến cử tri và nhân dân lạc vào “ma trận” khi tung ra hàng loạt những thuật ngữ kiểu “tỷ lệ động viên thuế phí”, rồi “ngân sách”, rồi “% GDP”.
Thưa Bộ trưởng, cả nước chỉ có hơn 24 ngàn tiến sĩ, mà cũng không phải tất cả đều là tiến sĩ kinh tế để có thể hiểu được điều ông nói.
Tóm lại, ý Bộ trưởng muốn nói thuế phí ở Việt Nam không phải cao gấp từ 1,4 đến 3 lần khu vực như báo cáo của Ủy ban Kinh tế. Bởi các nước chỉ tính thuế trên ngân sách TƯ, trong khi ở ta, tính tất, cả từ việc bán tài nguyên là dầu thô, đất đai, lẫn viện trợ.
Tóm lại, ý Bộ trưởng muốn nói thuế phí ở Việt Nam không phải cao gấp từ 1,4 đến 3 lần khu vực như báo cáo của Ủy ban Kinh tế. Bởi các nước chỉ tính thuế trên ngân sách TƯ, trong khi ở ta, tính tất, cả từ việc bán tài nguyên là dầu thô, đất đai, lẫn viện trợ.
Những con số mà Bộ trưởng thậm chí dùng “GDP” để nói, thật ra khiến người dân mù tịt. Và đã mù tịt thì làm sao có thể thuyết phục được họ tin. Nhưng dường như việc sử dụng “thuật ngữ ma trận” không hoàn toàn tình cờ. Bởi khi khẳng định thuế phí ở Việt Nam chỉ ở mức trung bình so với thế giới và khu vực, thì Bộ trưởng lại “quên” không so sánh thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam so với thế giới và khu vực.
Cách đây chưa lâu, đề tài khoa học cấp nhà nước do Đại học Kinh tế quốc dân thực hiện theo yêu cầu của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đã chỉ ra một thực tế: GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo PPP chưa bằng 1/2 của Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/5 của Thái Lan, 1/10 của Malaysia. Còn Còn theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore. Nhưng không chỉ những con số đang cho thấy sự “trời vực” về thu nhập giữa người dân Việt Nam so với khu vực, châu Á, và thế giới mà chất lượng sống của người Việt Nam cũng đang bị đánh giá là “suy giảm” và “có nguy cơ tụt lại phía sau” so với các nước.
Sự “suy giảm”, “tụt lại phía sau” biểu hiện ngay trong chính thứ mà Bộ trưởng Huệ cũng đã sử dụng ngày hôm qua “giá thế giới”. Cụ thể hơn, trong khi thu nhập và chất lượng sống thấp thì các giá cả hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam đang được tính toán và so sánh nhằm hướng tới “hội nhập” với giá cả thế giới. Chẳng hạn như giá xăng, thứ giá mà Việt Nam đang hướng và quản lý “theo giá thế giới”- như khẳng định của Bộ trưởng Huệ. Hoặc giá điện “thấp hơn giá thế giới” mà vài hôm nữa, thế nào Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng sẽ kêu than.
Sự suy giảm và tụt lại về mặt thu nhập và đời sống, so với mức thuế phí được thanh minh là “trung bình so với thế giới và khu vực” đang cho thấy tư duy trong việc hoạch định các chính sách liên quan đến thuế phí là rất thiếu công bằng với đời sống người dân. Không nói đâu xa, khi quyết định số tiền lương tăng thêm 100 ngàn (mà cũng chỉ cho 8 triệu đối tượng) thì Bộ Tài chính cũng quyết thu đúng 100 ngàn theo kiểu “bổ đầu” đối với hơn 40 triệu chiếc xe máy, thực ra là đôi chân, là chiếc cần câu cơm của dân chúng. Thậm chí, xe đạp điện cũng không được tha.
Người dân sẵn sàng chia sẽ khó khăn với ngân sách nhà nước. Nhưng dứt khoát đó không phải là từ việc tư lệnh ngành tài chính đưa ra một thứ “ma trận” để cử tri và nhân dân thực lạc vào đó mà không biết đầu cua tai nheo thế nào. Lại càng không thể chỉ nói đến chuyện “nộp” như thế là chưa nhiều, mà không quan tâm đến việc họ “có” bao nhiêu trong túi, và những đồng tiền kiếm bằng mồ hôi nước mắt đó có đủ đảm bảo cuộc sống tối thiểu hay không.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét