Pages

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Sự khác biệt ở “Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần 4”


Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 4 diễn ra tại TP. HCM trong 3 ngày từ 19 đến 21/11. Giáo sư Carlyle Thayer dành cho đài ACTD cuộc phỏng vấn sau khi tham dự hội thảo này.

Photo courtesy of sgtt
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ tư do Học Viện Ngoại giao phối hợp cùng Hội Luật Gia Việt Nam tổ chức trong hai ngày 19 và 20 tháng 11 tại TPHCM.

Lên án trực tiếp

Hòa Ái: Trước tiên, xin cảm ơn Giáo sư Carlyle Thayer dành cho đài ACTD buổi phỏng vấn này. Thưa Giáo sư, Giáo sư có nhận thấy sự khác biệt đặc biệt nào trong Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 4 so với 3 lần Hội thảo trước đây không?

GS Carlyle Thayer: Cuộc hội thảo lần này có 15 chủ đề thảo luận, tôi chỉ tham dự 1 chủ đề mà thôi. Trong buổi thảo luận tôi tham dự, chủ đề về mối quan hệ quốc tế có sự khác biệt rất lớn giữa đại diện của Trung Quốc với Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Đại học George Mason ở Virginia, Hoa Kỳ.

Các diễn giả tham dự đều lên tiếng phê phán Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở vùng biển Nam Trung Hoa, tức khu vực biển Đông.

GS Carlyle Thayer
Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng cuộc hội thảo lần này không phải là một hội thảo khoa học bởi vì các diễn giả tham dự đều lên tiếng phê phán Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở vùng biển Nam Trung Hoa (tức khu vực biển Đông). Đây là nét khác biệt trong hội thảo lần này. Bởi vì trước đó, vấn đề chính trị ở biển Đông không được đề cập đến một cách trực tiếp. Tuy nhiên, trong ngày cuối cùng, qua báo cáo của 15 chủ đề thảo luận khác nhau thì rõ ràng cho thấy Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa là đơn vị hành chính quản lý hầu hết biển đảo ở vùng biển Đông.
Hòa Ái: Trong 3 ngày hội thảo, có đề cập nào về yếu tố đường lưỡi bò gây ra tình trạng căng thẳng hơn ở Biển Đông không, thưa Giáo sư?
GS Carlyle Thayer: Dĩ nhiên vấn đề về đường lưỡi bò từ năm 2009 cho đến hội thảo lần này thì mọi người đều lên tiếng chỉ trích. Tuy nhiên, động thái Trung Quốc vừa phát hành hộ chiếu có in hình lưỡi bò là tiêu điểm bao trùm trong hội thảo lần này.

nguyenmanhhung250.jpg
GS Nguyễn Mạnh Hùng (phải) phát biểu tại Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 4 sáng ngày 27 tháng 11. Courtesy sgtt.
Hòa Ái: Và các chuyên gia Trung Quốc lên tiếng nói gì trước vấn đề này?
GS Carlyle Thayer:Họ không nói gì về vấn đề này. Có một đại diện Trung Quốc, giám đốc Viện Nghiên cứu Học thuyết Marxist. Đại diện cho Việt Nam lại theo trường phái Marxist cũ. Khi Việt Nam nêu lên vấn đề thì phía Trung Quốc không có sự chuẩn bị để tham gia tranh cãi về vấn đề này. Họ đã không có lời biện hộ nào về hộ chiếu mới của Trung Quốc.

Gậy ông đập lưng ông

Hòa Ái: Thưa Giáo sư, nhận định chung của Giáo sư qua Hội thảo lần này như thế nào?
GS Carlyle Thayer: Đây là lần thứ hai mà vấn đề quan hệ quốc tế được đề cập đến. Và bây giờ chủ đề về quan hệ hội nhập được thiết lập trong hội thảo. Việt Nam cần nghiên cứu những đặc điểm của lãnh vực này.

Việt Nam cần phải vận động các trường Đại học ở nước ngoài thành lập “Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam”.

GS Carlyle Thayer
Hãy nhìn mối quan hệ của Nga, Nhật Bản, Hoa Kỳ để có thêm thông tin mà trước đây họ chưa thảo luận qua. Việt Nam cần phải nỗ lực để hội thảo Việt Nam không chỉ dành cho những chuyên gia nước ngoài đến tham dự mà thôi. Việt Nam cần phải vận động các trường Đại học ở nước ngoài thành lập “Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam” để khuyến khích những ai quan tâm đến Việt Nam có thể nghiên cứu nhiều hơn nữa về quốc gia này. Có như vậy Việt Nam mới có sự hỗ trợ mạnh mẽ lớn từ cộng đồng quốc tế một khi có nhiều người tập trung nghiên cứu về Việt Nam.
Hòa Ái: Câu hỏi sau cùng, Giáo sư nhận định gì khi Hoa Kỳ, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á gồm Việt Nam, Philippines, Indonesia cùng lên tiếng và có hành động trước việc Trung Quốc ban hành hộ chiếu có in hình lưỡi bò?
GS Carlyle Thayer: Tôi đồng ý là “gậy ông đập lưng ông”. Trong khi Trung Quốc đang lên tiếng chỉ trích các quốc gia trong đó có Việt Nam và Philippines không tôn trọng tiêu chí của Tuyên bố về Ứng xử của Các bên ở biển Đông-DOC. Vì vậy Trung Quốc tự suy xét lại họ đang cáo buộc các quốc gia khác nhưng trên thực tiễn chính họ đang có hành động  khiêu khích không cần thiết, gây ảnh hưởng đến tinh thần ngoại giao.  Họ đang tạo ra sự ảo tưởng. Tôi cho rằng chính họ đang vi phạm DOC.
Hòa Ái: Xin cám ơn Giáo sư.

Không có nhận xét nào: