Ở Việt Nam, tất cả những thứ có thể định nghĩa là kẻ thù của nhà nước chính là nêu vấn đề nhân quyền hoặc nói chuyện về chính trị. Tán thành một giải pháp thay thế cho chính sách xã hội của Đảng Cộng sản là chống lại nhà nước. Những người bảo vệ tự do có nguy cơ mất tự do.
Trong một bài viết ngày 10 tháng 3 năm ngoái, blogger Paulus Lê Văn Sơn phân tích “tuyên truyền chống nhà nước” mà các cơ quan chức năng triển khai một cách có hệ thống nhằm chống lại các phê bình chỉ trích. Anh đã đăng bài viết dũng cảm này trên blog của mình, tố cáo việc sử dụng Điều 88 của bộ luật hình sự đối với công dân Việt Nam kêu gọi cải cách. Các gia đình của các nhà phê bình chỉ trích thường đã cống hiến cuộc đời của họ cho Đảng Cộng Sản. Anh kết luận rằng thay vì từ chối những lời chỉ trích, chính phủ nên ghi nó vào tim: “Xét cho cùng, những người mà bị chính quyền quy kết cho tội “chống chính quyền” chính là những người đang đắp lại những chất liệu vô cùng quý giá để xây dựng chính quyền vững vàng hơn”.
Bài viết đó, trong số những bài khác, đã dẫn đến bắt giữ và cầm tù Văn Sơn. Anh đã trải qua hơn một năm trong tù, mặc dù anh đã không bị kết án. Anh là mục tiêu của chính ngay cái tội danh mà anh tố cáo trong bài viết, mặc dù chính thức anh không bị kết tội theo điều 88. Theo lệnh tạm giam, văn bản pháp lý duy nhất chúng tôi thấy được vì luật sư của anh không có quyền tiếp cận hồ sơ của anh, anh bị buộc tội theo Điều 79, cụ thể là “thành viên trong tổ chức phản động, Đảng Việt Tân, nhằm mục đích lật đổ chính quyền nhân dân”.
Trong tất cả, 18 cư dân mạng hiện đang bị cầm tù vì đã cố gắng cung cấp thông tin cho công dân của mình, theo Phóng viên Không Biên giới. Chưa lên lịch ngày xét xử. Bài viết của Văn Sơn, đại diện cho một điểm nhìn chung cho nhiều blogger trong nước có khuynh hướng ôn hòa, bị chặn lại bởi một số nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam.
Một blogger Công giáo trẻ bị buộc tội thay cho người khác
Paulus Lê Văn Sơn, 27 tuổi, đưa tin về các vấn đề xã hội và chính trị trong nước, đặc biệt là những việc liên quan đến tôn giáo và nhân quyền. Anh tham gia với trang blog tập thể Baokhongle và góp phần vào bản tin Dòng Chúa Cứu Thế. Các bài viết của anh về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bạo lực của cảnh sát rõ ràng là đóng góp vào việc anh bị bắt giữ hôm 3/8/2011 tại Hà Nội, coi như một vụ bắt cóc của cảnh sát.
Trước đó, anh đã tham gia phiên tòa xử một cư dân mạng, luật sư Cù Huy Hà Vũ. Văn Sơn đã đưa tin phiên tòa sơ thẩm trước đó hôm tháng 4. Anh bị bắt một cách thô bạo trong dịp này. Trong bài viết dưới đây / đính kèm, anh viết về chuyến thăm của anh đến gia đình luật sư Vũ và những trả thù chống lại họ.
Gần đây, điều kiện giam cầm Văn Sơn đã trở nên tồi tệ. Bị giam ở nhà tù B14 tại Hà Nội nhưng kể từ đầu tháng 7 năm nay anh bị đưa về nhà tù Hỏa Lò ọp ẹp, trong trung tâm thành phố, nơi các tù nhân phải đối mặt với những khó khăn lớn hơn trong B14.
Phết bùn bôi nhọ
Trong khi đó, Văn Sơn là mục tiêu của một chiến dịch bôi xấu trên báo chí nhà nước một cách có hệ thống. Anh bị cáo buộc, cùng với các Công giáo trẻ khác, âm mưu chống lại chế độ.
Một bài báo ngày 13/10/2012 tờ “Công An”, tờ báo của an ninh thành phố Hồ Chí Minh, mô tả cái gọi là một âm mưu liên quan đến thanh niên Công giáo từ Nghệ An và tỉnh Thanh Hóa, những người đã bị bắt trong tháng 7 năm 2011. Theo bài báo, âm mưu quy mô lớn đã bị kích động với sự giúp đỡ từ nước ngoài. Nhiều chi tiết hư cấu liên quan đến các thành viên của nhóm đã được đưa ra.
Một đoạn văn tập trung vào Văn Sơn. Theo bản dịch, viết là:
“Lê Văn Sơn, quê Thanh Hóa là đối tượng có quan hệ mật thiết với nhóm đối tượng chống đối nhà nước như Lê Quốc Quân và một số tu sĩ cực đoan. Vì thế, Sơn thường xuyên thu thập tin tức về khiếu kiện, việc đấu tranh của cơ quan công an với các đối tượng chống đối, các vấn đề bức xúc, nhạy cảm để phục vụ hoạt động tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam. Trở thành thành viên nhóm “doanh nhân trí thức cộng hòa” do Quân phụ trách, Sơn đã tham gia 2 lớp huấn luyện về kỹ năng truyền thông công giáo. Từ ngày 12 đến 13-7-2011, Sơn sang Thái Lan tham gia khóa huấn luyện “Quang Trung 711”. Khi bị bắt, Sơn tỏ ra ngoan cố, liên tục quanh co, chối tội.”
Trong một bài viết đăng trên trang web Thanh Niên Công Giao, nhà báo-bloggerJean-Baptiste Nguyễn Hữu Vinh đăng lại đoạn văn trên, cùng với ý kiến của ông. Ông lưu ý đặc biệt rằng Văn Sơn là thành viên không phải của “doanh nhân trí thức Cộng hòa”, mà là “doanh nhân trí thức Công giáo”, một nhóm lập ra bởi Đức Hồng Y Tùng, Tổng Giám Mục Hà Nội, khuyến khích sự tiến bộ xã hội của người Công giáo, và đã hoạt động trong hai năm qua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét