Pages

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Hộ chiếu có bản đồ: hành động “rất có hệ thống” của Trung Quốc



Trung Quốc vừa mới tiến thêm một bước đáng ngại nữa trong tham vọng bành trướng bá quyền Đại Hán qua việc cho in hình bản đồ “lưỡi bò” vào hộ chiếu cấp cho hàng chục triệu công dân Trung Quốc.
AFP
Nhà lập pháp Walden Bello của Philippines xịt sơn lên hình hộ chiếu mới có in hình vùng lưỡi bò của TQ
Dấu hiệu đó chứng tỏ Bắc Kinh bằng mọi giá, mọi cách hay nói cách khác không từ thủ đoạn nào nhằm tạo điều kiện cho tham vọng “lưỡi bò” ấy “liếm” gần trọn biển Đông, dù bị hầu như toàn thế giới chứ không riêng những nước có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Hoa Lục phản đối.

Phản ứng của Việt Nam chưa đủ hiệu quả
Giữa lúc nhiều nước, từ Philippines, Đài Loan tới cả Ấn Độ phản đối “hộ chiếu lưỡi bò”, thì tại cuộc họp báo chính phủ hôm 29 tháng 11 vừa rồi, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Việt Nam Vũ Đức Đam lưu ý tới chuyện phương Bắc vẽ thêm “đường lưỡi bò phi pháp” không được quốc tế công nhận, và phía Việt Nam không đóng dấu lên “hộ chiếu lưỡi bò” mà chỉ cấp thị thực trên “tờ giấy rời” cho du khách Trung Quốc mang hộ chiếu này. Việt Nam cũng đã phát đi công hàm phản đối, trong khi phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng hành động ấy vi phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam, đồng thời lại khẳng định về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại biển Đông.
Nhưng, theo GS Nguyễn Thế Hùng thuộc Đại học Bách khoa Đà Nẵng, thì phản ứng như vậy của Việt Nam là chưa thích hợp.
Tôi thấy vấn đề phản đối là chưa đủ mà cần phải làm nhiều hơn nữa. Nhà nước, thí dụ như, phải cho dân chúng biểu tình bất bạo động để người ta bày tỏ thái độ đối với chuyện in bản đồ “lưỡi bò” lên hộ chiếu của Trung Quốc
GS Nguyễn Thế Hùng
Tôi thấy vấn đề phản đối là chưa đủ mà cần phải làm nhiều hơn nữa. Nhà nước, thí dụ như, phải cho dân chúng biểu tình bất bạo động để người ta bày tỏ thái độ đối với chuyện in bản đồ “lưỡi bò” lên hộ chiếu của Trung Quốc một cách phi pháp như thế. Trong khi vấn đề (biển Đông) mà quốc tế chưa ngã ngũ là bên nào thì
Một nữ công an Trung Quốc ở Giang Tô so sánh hộ chiếu Trung Quốc cũ (bên trái) và hộ chiếu điện tử mới (bên phải) hôm 14-05-2012.
Một nữ công an Trung Quốc ở Giang Tô so sánh hộ chiếu Trung Quốc cũ (bên trái) và hộ chiếu điện tử mới (bên phải) hôm 14-05-2012.AFP
tự nhiên Trung Quốc lại in cái “lưỡi bò” với đường chấm, chấm đỏ cũng như là nó thuộc về Trung Quốc thì thật là phi lý. Nó không có tí gì dựa trên cơ sở pháp lý nào hết.
Từ Đà Lạt, nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh có nhận xét như sau:
Về vấn đề hộ chiếu có đường lưỡi bò của Trung Quốc, phản ứng của nhà cầm quyền như vậy cũng chưa đủ hiệu quả. Vì việc giới hữu trách không đóng dấu vào hộ chiếu, nhưng lại cấp tờ rời gần như visa tạm thời, theo tôi nghĩ, nó chỉ giải quyết được chuyện trước mắt thôi, chưa có hiệu quả. Tôi nghĩ nhà nước phải có biện pháp cứng rắn hơn nữa. Ví dụ như mình tuyên bố là trong thời hạn bao lâu đó sẽ không công nhận hộ chiếu “lưỡi bò” ấy, và buộc những người Trung Quốc muốn sang Việt Nam phải đổi hộ chiếu khác. Đó là tôi chỉ thí dụ về một biện pháp thôi.
Vẫn theo học giả Mai Thái Lĩnh thì phía Trung Quốc lâu nay luôn làm những việc coi như sự đã rồi, tức họ lấn từng bước, một cách có hệ thống, mà Việt Nam lại đối phó theo kiểu tạm thời, không có biện pháp nhanh chóng, hiệu quả, khiến phía Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục những thủ đoạn khác nữa.
Học giả Mai Thái Lĩnh viện dẫn những hành động “rất có hệ thống” của Trung Quốc từ trước tới nay, thí dụ trong thời gian gần đây, cho thành lập TP Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa
Nhà nghiên cứu này viện dẫn những hành động “rất có hệ thống” của Trung Quốc từ trước tới nay, thí dụ trong thời gian gần đây, cho thành lập TP Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa để quản lý gần trọn biển Đông, xúc tiến xây dựng hạ tầng cơ sở trên
Mẫu hộ chiếu mới của Trung Quốc có in đường lưỡi bò mà họ đòi hỏi trên Biển Đông. Source báo TQ/peopledaily
Mẫu hộ chiếu mới của Trung Quốc có in đường lưỡi bò mà họ đòi hỏi trên Biển Đông. Source báo TQ/peopledaily
đó, thành lập một bộ chỉ huy lực lượng đồn trú ở Tam Sa, tiếp tục tung tàu bè uy hiếp biển đảo, ngư dân của Việt Nam cùng các nước láng giềng.v.v…, tức Bắc Kinh, theo học giả Mai Thái Lĩnh, tiến hành từng bước để biến sự việc thành “tình trạng đã rồi” trong khi phía “Việt Nam lại không có những biện pháp ứng phó hiệu quả”.
Chấn hưng dân khí là việc cần làm
Trước nguy cơ đó, có lẽ câu hỏi cần được nêu lên là giới cầm quyền Việt Nam cư xử với người dân Việt yêu nước chống lại thảm hoạ ngoại xâm ấy ra sao ? GS Nguyễn Thế Hùng nhận xét:
Tôi thấy có những chuyện thuộc về chủ quyền của đất nước, dân tộc, nên người dân Việt Nam bày tỏ thái độ yêu nước bất bạo động, thì đối với một nhà nuớc chính danh, điều đó phải được trân trọng, ủng hộ. Trước kia, hồi thời Việt Nam còn là thuộc địa của Pháp, cụ Phan Chu Trinh cũng chủ trương muốn cứu nước thì phải nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí. Bây giờ, một đất nước mà không chấn hưng dân khí thì khi đất nước có hoạ ngoại xâm, ai là người bảo vệ tổ quốc ? Có phải những người lãnh đạo tự đứng ra đánh ngoại xâm không ?
Hay là họ phải dựa vào sức mạnh của toàn dân ? Cho nên vấn đề chấn hưng dân khí là một việc rất quan trọng. Nhưng bây giờ, những người yêu nước biểu tình bất bạo động, bày tỏ thái độ yêu nước như thế, mà nhà cầm quyền lại đàn áp, đánh đập rồi bắt nhốt, như vậy thì lòng yêu nước, sự ái quốc đó bị xúc phạm, bị đau đớn. Đó là điều nhà nước không nên làm.
Cho nên vấn đề chấn hưng dân khí là một việc rất quan trọng. Nhưng bây giờ, những người yêu nước biểu tình bất bạo động, bày tỏ thái độ yêu nước như thế, mà nhà cầm quyền lại đàn áp, đánh đập rồi bắt nhốt
GS Nguyễn Thế Hùng
Theo học giả Mai Thái Lĩnh thì người dân trong nước có ý muốn đấu tranh cho quê hương bây giờ cũng không biết cách gì để thể hiện chuyện phản đối những chính sách đối với Trung Quốc. Họ không được phép biểu tình, hội họp cũng không được…Cùng lắm thì một số trí thức ký kiến nghị mà thôi. Nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh nhận thấy cách làm của nhà nước như thế khiến ngày càng có nhiều người nghi ngờ, không biết đảng và nhà nước Việt Nam này có thực tâm muốn bảo vệ chủ quyền dân tộc, muốn đấu tranh chống lại hành động của Bắc Kinh hay không. Nhất là gần đây, rất nhiều người yêu nước lại bị nhà cầm quyền bắt bớ, xử án rất nặng – hành động mà ông Mai Thái Lĩnh cho là “cực kỳ vô lý”, như ông phân tích sau đây:
Hiện nay, chúng tôi thấy người dân trong nước, nhìn chung, họ rất bất mãn hành động về phía Trung Quốc. Nhưng về phía chính quyền trong nước, chúng tôi nhận thấy có những cách ứng phó nhiều khi mang tính chất nước đôi. Thí dụ như Việt Nam có hành động thì phản đối – mà phản đối cũng không hiệu quả bao nhiêu, nhưng mặt khác lại có những hành động tiếp tục hợp tác giữa 2 bên, làm cho người dân bây giờ hết sức hoang mang. Họ nghĩ rằng không biết nhà nước này có thực sự ra sức bảo vệ chủ quyền của dân tộc hay không !
Rồi học giả Mai Thái Lĩnh đi tìm nguyên nhân, nhận thấy vấn đề có thể bắt nguồn từ thời kỳ đầu thập niên 90, khi đảng cộng sản Việt Nam bắt đầu hoà hoãn với Trung Quốc, rồi gặp nhau tại hội nghị Thành Đô. Hai bên thoả thuận như thế nào đó mà cho đến nay, người ta thấy đường lối đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc rất là không rõ ràng.
Giữa lúc những người yêu nước tìm cách biểu tình, hay có biểu lộ lòng ái quốc dưới hình thức nào đó, thì họ bị đánh đập, bắt bớ, tù đày…Trong khi rất nhiều cơ quan, ban ngành lại tiếp tục hợp tác “nồng thắm” với phía phương Bắc. Rồi khi Bắc Kinh có hành động ngang ngược thì Việt Nam phản đối “một cách chiếu lệ” . Đường lối đối ngoại đó của Việt Nam, theo học giả Mai Thái Lĩnh, “rất là không rõ ràng; thậm chí có người coi đó là một sự đầu hàng Trung Quốc”.

Không có nhận xét nào: