Pages

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

TQ 'xuống nước' tại hội nghị Biển Đông?



Thuyền thúng trên đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi
Vấn đề khai thác dầu khí và nguồn lợi thủy sản trên Biển Đông gây căng thẳng giữa các bên tranh chấp
Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói các học giả Trung Quốc tỏ ra 'mềm mỏng hơn tại Hội nghị Biển Đông vừa kết thúc tại TP Hồ Chí Minh. 
Hội nghị Biển Đông lần thứ tư này có sự tham gia của học giả có uy tín từ Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật, Nga, Trung Quốc, Singapore, Việt Nam và nhiều nước khác với số tham luận lên tới trên 30.
Hàng trăm học giả, công chức và nhân viên ngoại giao của các nước đã tới dự 10 phiên họp trong ba ngày 19, 20 và 21/11.
Hai học giả Trung Quốc Tô Hạo và Nguyễn Tông Trạch, phó giám đốc Học viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc, đã có tham luận về 'lợi ích quốc gia căn bản' và 'Trung Quốc, Asean, Mỹ nên hướng đến điều tốt nhất mặc cho tranh chấp'.
Bình luận về hai học giả này, Tiến sĩ Nhã nói:
"Các học giả Trung Quốc có nói rằng là đối với các nước Asean, Trung Quốc càng ngày càng phát triển hợp tác kinh tế.

"Họ cũng nói luôn là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc không phải là Biển Đông.
"Theo tôi thì thái độ của các học giả Trung Quốc kỳ này không có như trước.
"Họ đã rất là mềm mỏng.
"Cái phát biểu của tôi lúc kết luận tôi có nói rằng tôi rất quan tâm tới suy nghĩ của ông Tô Hạo.
"Ông Tô Hạo có nói rằng cần có những suy nghĩ khoa học và khách quan để tạo ra quyết sách của nhà nước thì tôi thấy cái đó là cái rất hay."

'Tranh luận thẳng thắn'

Học giả Tô Hạo từ Đại học Ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh có vẻ cho rằng quan hệ kinh tế giữa các nước Asean với Trung Quốc quan trọng hơn so với những gì Asean thu được từ Biển Đông.
Vì lý do này ông Tô nói các nước Asean đã để 'lợi ích quốc gia thứ yếu' lên trên 'lợi ích quốc gia căn bản'.
Tại hội nghị vừa kết thúc ngày hôm nay, các diễn giả cũng khẳng định sự quay lại Châu Á Thái Bình Dương của Hoa Kỳ trong khi học giả Nga nói Moscow cũng đang trở lại khu vực và Đông Nam Á sau khi thất vọng với Châu Âu.
Các tham luận được trình bày tại hội nghị cho thấy một bức tranh quốc tế phức tạp với sự tham gia và tái tham gia của các nước khác nhau với những mức độ quan tâm và quyết liệt khác nhau.
Ngoài các yếu tố quốc tế, một số học giả cũng nói các vấn đề chính trị nội bộ trong đó có lợi ích của chính quyền trung ương, địa phương và chủ nghĩa dân tộc tại các quốc gia liên quan càng làm cho vấn đề Biển Đông thêm phức tạp.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói quy mô của Bấmhội nghị lần này, cả về số lượng và sự đa dạng của các diễn giả cũng như của quan khách, lớn hơn hẳn so với ba hội nghị trước đó.
Ông nói các học giả đã tranh luận hết sức thẳng thắn và 'phân tích kỹ và khoa học' các vấn đề nhằm đóng góp cho sự 'chuyển biến ở Biển Đông'.

Không có nhận xét nào: