Pages

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Chủ nghĩa Tân Tự Do –le Néolibéralisme ? Hữu ích hay phá hoại ?


TS Phan Văn Song.

Trước năm 1989, phương trình « kinh tế trị trường = dân chủ » được các đấng trí thức  chánh trị gia và kinh tế gia rầm rộ nhồi sọ thiên hạ thần dân thế giới như một giáo điều bất di bất dịch: «chúng ta đã tìm ra phương thức rồi, không ai được quyền nghĩ khác » ! Chấm hết, stop, point !   Lịch sử đã kết thúc, cấm ngoại giới không ai bàn luận, suy nghĩ, triết lý chánh trị chánh em gì cả !»

The World Bank, Washington, DC
Kinh tế thi-trường bế tắc ?
Thế nhưng không cần phải là một nhà thông thái, không cần phải là một nhà thần học đầy kinh điển chữ nghĩa cũng thấy rõ một suy nghĩ giáo điểu thiển cận, cũng như mọi suy nghĩ giáo điều thiển cận khác đều trước sau gì cũng đâm vào ngõ cụt. Ngày hôm nay, chúng ta đang đứng trước hai kết quả rất thực tế của tất cả hai vế của phương trình :
  1. Dân chủ đang bị  phá vỡ từng mảng một, trên đà thụt lùi hay đang bị cưỡng đoạt.   
  2. Sức mạnh không kiểm soát của Kinh tế thị trường đang tung hoành và đang đem đến những thiệt hại cho các xã hội của loài người.
Vì thế ngày nay, một cách tự nhiên chúng ta buộc phải đặt lại những câu hỏi, đi tìm một suy nghĩ mới, một cái nhìn mới. Phải tìm lại một ý nghĩa, một triết lý mới trong nền chánh trị ngày nay.  Hãy ôn cố, thử ôn lại, hãy thử rà lại, thử đọc lại  những lý thuyết chánh trị từ Hannah Arendt* đến Michel Foucault*, để  tri tân, đi tìm một cái lý thuyết mới. 
  
Sau khi Bức tường Bá linh bị sụp đổ, những hệ thống kinh tế và kỹ thuật đã hoàn toàn bị xáo trộn, thay đổi trầm trọng, những quan niệm chánh trị thực tiển chánh yếu không còn thực dụng nữa. Thí dụ  từ «thù địch» nay không còn được dùng nữa mà chỉ  «tình nghi» thôi! Cặp bài trùng «chiến tranh/hòa bình » biến thành « can thiệp/ an ninh » vân .. ;vân … Nhà nước một quốc gia không còn bổn phận phải « bảo đảm an toàn » cho người công dân nữa, mà bổn phận từ nay chỉ phải làm sao « kiểm soát an toàn » để những hệ thống của những hiện tượng xã hội phải được hoạt động trôi chảy:  kinh tế, lương thực, y tế, năng lượng và cả văn hóa và di chuyển, hay di trú…
 
Triết lý chánh trị là gì ? Nếu không, là những vấn đề xã hội / con người được những nhà chánh trị  gia nghĩ đến, lý thuyết hóa và triết lý hóa để thành một hệ thống tư tưởng. Thực sự,  những vấn đế suy nghĩ nầy  cũng đã xưa lắm rồi, xưa từ thời các các hiền triết hy lạp, Aristote và Platon…Tóm tắt là tất cả chỉ để giải quyết đến thân phận của người công dân trong một xã hôi, tương quan đối xử công bằng hay bất công bằng trong tổ chức một cuộc sống chung giữa những con người, tức là  cùng trong một xã hôi.
 
Sự thức dậy của Dân chủ  hay:
Cái thay đổi ngày nay ? Một số đông các người dân trên thế giới, kể cả những quốc gia kém phát triển, chậm tiến của thế giới, đã ý thức,  đã thức tỉnh và nhận được sự thức dậy  «  một hiện hữu của dân chủ »  , và vì có quan niệm hiện hữu dân chủ ấy, người dân trong nhiều quốc gia,  đang cảm thấy một cách rõ ràng là quyền dân chủ của họ đang bị tước đoạthay không được hưởng đầy đủ, và hơn thế nữa, những quyền bảo đảm xã hôi cá nhơn cũng đang thụt lùiNền chánh trị một quốc gia không đủ khả năng bênh vực hay quản trị một xã hôi quốc gia, điều hòa cuộc sống chung giữa những đối tác cá nhơn hay công đồng trong một quốc gia, mà tất cả các nguồn quản trị lại ở trong tay của những quyền lực kinh tế ngoại lai phi tổ quốc hay siêu quốc gia thường thường phitrách nhiệm. « Tài chánh hoá Kinh tế » hay « Truyền thông đại chúng hóa Chánh trị »  chỉ tạo những  loại chánh trị vô trách nhiệm, thiếu những « ưu tư chánh yếu ».  Các nền chánh trị ngày nay, từ ngay đường lối chánh trị quốc nôi của một quốc gia cho đến những phương pháp chánh trị liên quốc, hay quốc tế đều đặt chỉ trọng tâm vào cái « an toàn dư luận »  « an toàn cho cho hình ảnh chánh trị của các yếu nhơn chánh trị » hơn là đặt trọng tâm vào việc điều hành « tình hình  chung, an toàn cho thế giới ».
Bên bờ Vực thẳm?
Hôm nay, đặc biệt năm nay 2013, chúng ta có cảm tướng đang  sống, sanh hoạt  cạnh một lô bờ vực :
 Kinh tế : bờ vực tài chánh thuế khóa Huê kỳ có thực sự đã được giải quyết ở cuối năm 2012  không? Bờ vực nạn thất nghiệp ở Pháp, ở Âu châu, bờ vực nạn khủng hoảng kinh tế âu châu, đồng euro, Anh quốc hù dọa bỏ Liên Âu.
Chánh trị quốc tế :  bờ vực các  nạn chiến tranh, tuy còn là  cục bộ, nhưng tản mác toàn thế giới. Cục bộ ở Châu Phi, vùng Sahel chống khủng bố ?  Cục bộ ở Trung Đông với  nội chiến ở Syrie, bạo động ở Ai Cập ? Chưa kể A phú Hản, Irak chưa giải quyết xong. Mối tình thương/ghét  chiến tranh/hòa bình giữa Palestine và Israël  giây dưa từ 50 năm nay  vẫn chưa giải quyết xong.
Trên những chiến trường không tên tuổi ấy vẫn còn tiếng pháo kích, tiếng đạn bay, vẫn còn người chết, vẫn còn người tỵ nạn…
Và nguy hiểm hơn, Biển Đông của Việt Nam ta, đang nổi sóng, Đông Nam Á gần mười năm tranh chấp ranh giới lãnh hải  chưa ngã ngũ
Đông Bắc Á với đảo Điếu  Ngư – Sensaku có thể là một ngòi nổ cho một cuộc chiến cục bộ giữa Nhựt bổn và Trung Cộng và biết đâu cũng là một cuộc bắt đầu của một cuộc Thế chiến thứ Ba ? Thêm anh Bắc Hàn đang đổ thêm dầu bằng vung vít tuyên bố chống Mỹ diệt Hàn. … Các bờ vực của năm 2013 có thể đơn thuần làm một đề tài  cho một câu chuyện đầu năm của chúng tôi cho Năm con Rắn Việt Nam.
Vi cảm tưởng đứng bên các bờ vực, tâm trạng chúng ta co cụm lại, Không phải một cái ngẩu nhiên mà trong giới cộng đồng người Việt hải ngoại chúng ta ngày nay nổi lên những phong trào  kháu nhau, trao truyền nhau những bài thuốc chống đủ bệnh, thậm chí đến bá bệnh và cả cãi lão hoàn đồng, trường thiên bất tử !  Và cũng như những con đà điểu trốn đầu xuống để không thấy cái nguy hiểm, chúng ta lao vào những cuộc đấu tranh khác : như phải bảo vệ Thiên Nhiên, phải bảo vệ Quả địa cầu, phải bảo vệ Biên giới, lãnh thổ, để chống, ngược lại với bành trướng dân tộc (Văn minh Khổng tử – Đại Hán có giấc mộng chinh phục thuần hóa Tây tạng nhơn danh chống mê tín, cổ hủ, thuần hóa Tân Cương man di, (mặc dù đã xâm chìém Tây Tạng và Tân Cương rồi), chinh phục, tạo sân sau  công nghiệp hóa Việt Nam chậm tiến…chinh phục và kỹ thuật hóa Phi Châu để phục vụ Tàu.). Phải phát triển Văn hóa : Pháp với Hội Pháp thoại và các Trung Tâm Văn hóa-Centres Culturels français, Anh với các British Councils, Đức với các Goeth Institutes và Trung Cộng với các Viện Khổng tử… Và phong trào triết lý chánh trị cũng theo hướng phát triển ấy : với phong trào « CARE » – « săn sóc »  hay phong trào gây dựng những nổ  lực « tạo các năng lực » ( theo thuyết của Amartya Sen*) để chống lại các « thiên tai môi trường do con người tạo thành », quan niệm rằng một xã hội công bằng phải cố gắng bảo quản đời sống thực tế của cá nhơn con người trong cộng đồng xã hôi hơn là chú ý đến tương lai nhơn loại.  Quan niệm rằng giải qiuyết tình trạng đời sống thường nhựt của từng công dân là một chương trình chánh trị thực tiển, vì dân, cho dân vi Nhà nước là do dân.
 
Đúng ! nhưng với một cái giá xã hội phải trả, tương đối khá đắt !. Khi ta tóm gọn cuộc sống của cả nhơn loại trong chỉ một cái chăm sóc của cuộc sống cá nhơn con người : từ kinh tế,  đến tâm linh qua đến những thỏa mãn của  thể xác – rất thú vật – biologique là  ăn no, mặc ấm, ngủ giường, có trường để học, có bệnh xá khi đau ốm có hưu trí khi về già ….nghĩa là ta đưa ĐẠO ĐỨC, ta đưa LUÂN LÝ vào Chánh trị. Chánh trị là  quan tâm, là lo lắng phục vụ cho cái công bằng xã hội trong phạm vi công cộng, cộng đồng, ấy là lo cho cái chung. Đạo đức là đi tìm cái phẩm trong phạm vi tư nhơn, phục vụ cho cái riêng tư. Khổ là khi Chánh trị bắt đầu bước vào Đạo đức, Dân chủ sẽ bị tước đoạt. Quá khứ đã chứng mình nhiều lần như vậy : các nhà độc tài, độc đảng, có tôn giáo hay phi tôn giáo, độc tôn  đều bước đầu có cái « quyết tâm », có cái « quyết chí » ( thoạt tiên lương thiện, và sau đó mánh mung vì quyền lực và tư hữu) và đều có cả «  lý thuyết lẫn với phát biểu – le discours»  hướng về thương dân và giúp dân cả ! Nhưng khi ấy sẽ không còn đối thoại, thương lượng, bàn cãi, đối chiếu, nữa mà chỉ có những cái « hiển nhiên » những « điều tất yếu » rất giáo điều PHẢI theo và vâng lệnh mà thôi 
Vậy thì ai là tác giả những hiển nhiên – giáo điều ấy?
Lúc xưa là Nhà Vua, đại diện Thế quyền, được sự hổ trợ Thần quyền của các hệ thống Tôn giáo ( Giáo hôi). Gần đây, các  tổ chức theo phương thức  Đảng phái gom lại cả hai hệ thống Thế và Thần. Và cuối cùng ngày nay, giới hồi giáo đang muốn trở lại Thần quyền. Đó là các chế độ độc tài.
Còn các chế độ dân chủ tiên tiến? Các tác giả những «hiển nhiên giáo điều» ấy là những NHÀ KHOA HỌC, NHÀ CHUYÊN MÔN. Nhà chuyên môn là ai? là những nhà nghiên cứu, khoa học gia, khoa học nầy, khoa học nọ thậm chí có cả những khoa học phản biện chống khoa học ! 
Một đặc diểm cho sự « truyền thông đại chúng hóa chánh trị » là « bình dân hóa chánh trị » qua các cơ quan ngôn luận. Bàn luận hằng ngày, người ta (người bình luận hay thính giả đều không « đánh giá cái hành động chánh trị » – đây là cái nhìn  chánh trị đơn thuần – nữa, mà người ta  phân tích xem  vào cái « mục đích của hành động chánh trị ấy và  hệ quả tức thì với phản ứng dư luận » (cái  nhìn đạo đức )
Vì An Toàn?
Nhà Nước phải đặt cái nhiệm vụ cao cả nhứt là tạo An Ninh An Toàn cho quốc dân mình. Sự An Toàn ấy gồm có: bảo vệ toàn thể nhơn quyền, quyền công dân (pháp luật), bảo vệ tài sản, và nhơn mạng (nội an) bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ (quốc phòng). Nhưng ngày hôm nay, các nhà cầm quyền không còn « bảo đảm » nữa mà chỉ « kiểm soát, điều hòa, đo lường, lượng giá ». Nhà cầm quyền vừa giữ một an ninh chung cũng như cũng vừa tạo một tâm trạng bất an ninh cho người công dân. Kiềm soát để bảo vệ, bảo vệ để kiểm soát. Người dân từ một đối tác chánh trị biến thành đối tác an ninh để phục vụ cơ chế chánh trị. An ninh là « từ « ngữ đầu môi » của nền kinh tế Tân Tự do : kiểm soát cá nhơn, điều hòa các giòng kinh tế trao đổi, và  phi chánh trị hóa… Ai bảo vệ ? một chế độ dân chủ chế do tập thể quản trị, cá nhơn phụ trách ? Hay một chế độ lãnh tụ chế ?  cũng như thuyết của Heidegger, một lãnh tụ anh minh, một  vị minh quấn ra đời, cứu vãn tình thế ?
Lãnh tụ?
Cái nhìn «dân chủ chế», cái nhìn được Jean- Claude Monod, nhà triết lý chánh trị trẻ, trong tác phẩm «Thế nào là một lãnh tụ trong nền dân chủ? – Qu’est-ce qu’un chef en démocratie ?» Nhà xuất bản Le Seuil –Paris)  gọi là «cái ảo tưởng của những thành quả tự nhiên  trong (những quyết định)  tập thể – L’illusion des bienfaits automatiques de l’impersonnel», là cái nhìn chung cho  cả chủ thuyết Mác-xít và chủ thuyết Tân Tự do! Mác –Xít cho rắng Lịch sử do quấn chúng vô danh làm nên. Chủ thuyết  Tân Tự do nói rằng chính Thị trường Tự do, tự điều khiển tạo nên của cải và cuộc sống an lành chung. Quyết tâm con người càng ít, tác dụng càng cao. Vì vậy, các chủ thuyết chánh trị ngày nay không mặn mà chú ý đến vai trò của một vị lãnh đạo. Vai trò nầy bị nghi kỵ vứt bỏ do những lãnh tụ phát xít, quân phiệt hay nazi giữa thế kỷ 20 tạo thành. Và dỉ nhiên, về quan điểm thuần túy, lãnh tụ và dấn chủ không thể sống chung được.  
Một nhà chánh trị học, như chúng tôi, về mặt lý luận thuần túy, khó có thể chấp nhận, một giai đoạn lịch sử, một trang sử một quốc gia bị ảnh hưởng bởi một con người. Nhưng, chúng tôi, người viết cũng phải nhìn  nhận là cá nhơn một con người cũng có một vai trò nào đó ít nhiều ảnh hưởng đến lịch sử. Vì vậy, theo thiển ý, chúng tôi ít nhiều gì đề nghị một ít tiêu chuẩn đánh giá để định nghĩa thế nào là một vị « lãnh tụ dân chủ ».
 
Thử đề nghị: một lãnh tụ có một chủ thuyết, một cái nhìn, một tầm vóc đấu tranh cho những quyền tự do cá nhơn cho người với những chủ tâm tạo sự công bằng xã hôi trong một chế độ pháp trị; không vượt quyền hạn của mình, không xem mình là chủ nhơn của quyền lực; và vai trò hay nhiệm vụ do xã hôi và dân bầu cho và đặc biệt không xâm tiếm những quyền lực khác (nắm rõ tam quyền phân lập) như một Mandela, một Lula, một Walesa).
Nói như vậy khi chúng ta đả phá thuyết Tân Tự do – Néolibéralisme , chúng ta có hoàn toàn phải vứt bỏ chủ thuyết Tư bản Tự do – Libéralisme không ?
Thật sự là không hẳn. Chúng ta đã chứng mình rằng chủ thuyết Tân Tự do đã đi ngược lại nền Tư bản Tự do. Tân Tự do chỉ nghĩ đến lợi nhuận, nó không có gì là Tự do cả. Nó chỉ nghĩ đến hiệu năng  qua những kiểm soát những định nghĩa, những quy tắc. Tự do chỉ hạn chế nơi tự do kinh doanh, tự do sản xuất, những quyền tự do khác bị bóp nghẹt, hay kềm chế, Trung Quốc, Nga là những thí dụ cụ thể. Tân Tự do được xây dựng trên nền tảng của sự hiểu biết, của nền khoa học của một nhóm nhà CHUYÊN MÔN. Vì là những nhà Chuyên Môn, nên không ai có thể sửa đổi được. Tân Tự do là một chủ thuyết «phản dân chủ», vì nếu ta không phải là một nhà Chuyên môn ta không thể phản biện được. Nhớ ngày nào,  Bà cựu Thủ Tướng Anh Magaret Thatchet đã tuyên bố một câu xanh dờn «there is no alternative»!
 
Trái lại Tư bản Tự do – Libéralisme là bản chất của nền dân chủ, tạo thăng bằng cho ba quyền lực, mỗi quyền lực được hạn chế trong vai trò của mình và được kiểm soát bởi những quyền lực khác (tam quyền phân lập).  Hãy thử nhìn Âu châu, Âu châu là đất nướxc của Tự do, của Tư bản Tự do, các quyền tự do con người đều được quan tâm chú trọng. Thế nhưng dân chủ có phải chỉ lo tôn trọng các Nhơn quyền không ? Dân chủ cũng cho người dân có cái quyền tự quyết, cái quyền tự quản lý vận mạng người dân  nữa chứ !
 
Nhưng ngày nay cái quyền tự quyết nầy càng ngày càng bị tước đoạt. Và vì chủ nghĩa Tân Tự do được xây dựng để chống chủ nghĩa Cộng sản, nên được sử dụng như những lá chắn,  lý luận ngược hẳn với chủ nghĩa Cộng sản, vì vậy chủ trương tịch thu chánh trị học và chống hẳn vai trò chỉ đạo của Nhà nước. Đó là một cái nhìn sai của Tân Tự do mà chúng tôi đả phá.
Chúng tôi cũng đả phá vì từ trên hai mươi năm nay, nhơn danh chủ thuyết Tân Tự do, thiên hạ tự do khai thác, thiên hạ tự do xây dựng, tự do kinh doanh, bất kể sự công bằng xã hôi, luật lệ lao động;  khai thác sức lao động, rẻ, kém vệ sanh, kém an toàn, không tôn trọng môi trường , không bảo quản ngày mai, không có quan niệm bền vững … hữu hiệu, rẻ, bán nhiều, lời nhiều..là được. Và để che lấp những hố bất công ấy, những đấy, những nhà những vườn bị tước đoạt, những nông dân biến thành những công nhơn không nhà , không đất không tương lai, không nghề nghiệp, những «mingong» trung quốc, những SDF của Pháp, những người bị «đuổi nhà» ở Mỹ, những « dân oan khiếu kiện» ở Việt Nam, toàn là những người bất mãn sẳn sàng nổi loạn, xuống đường biểu tình … Và để chống lại các quốc gia Tân tự do Chủ nghĩa bắt buộc phải sử dụng Công An trị, để đàn áp, khóa miệng, cả vú lấp miệng em.
 
Cái khó của ngày nay là thiên hạ vẫn hiểu lầm, vẫn cho rằng hai chủ nghĩa Cộng sản va Tân Tự do là hai chủ nghĩa chống nhau. Nói đến Tân Tự do là nói đến hiệu năng, là hữu hiệu, là lợi nhuận là phát triển là giàu trái với Cộng sản, là ù lì, là cửa quan, là vô năng, là vô hiệu, là lổ lã, là Staline, là Goulag.
 
Phải tìm một con đường thứ ba, Trung Dung với những suy nghĩ mới. Tự do Tư bản, với Đạo đức với Con người là trọng tâm.  Bắt đầu suy nghĩ từ bây giờ đi, liên đới xã hội sẽ cân bằng, sẽ là gạch nối  giữa những cộng đồng những giai cấp trong một tổ chức xã hôi.
Mong lắm !
 
Hồi nhơn Sơn cuối năm Nhâm Thìn
TS Phan Văn Song
 
Ghi chú
*Hannah Arendt, tên thật là Johanna Arendt, ( 1906 – 1975), là một nhà triết học Huê kỳ, gốc Do thái Đức, nổi tiếng với những tác phẩm nghiên cứu chánh trị chuyên về những chế độ độc tài. Bà không nhận bà là một nhà triết học, mà tự giới thiệu mình là một nhà lý thuyết gia chánh trị học – political theorist – Những tác phẩm nổi tiếng là Nguồn gốc của Độc tài chủ nghĩa – les Origines du Totalitarisme (1951) Thân phận con người tân thời – Condition de l’homme moderne (1958) và Khủng hoảng của nền Văn Hóa – La crise de la Culture (1961).
*Paul-Michel Foucault, tự Michel Foucault (1926 – 1984). Nhà triết học Pháp được  Tờ báo The Times Higher Education Guide  thống kê là nhà Văn, Triết học, Bác học được thế giới nhắc nhiều nhứt vào năm 2007. Giáo sư thực thụ từ 1970 đến 1984 tại Collège de France là Trường Cao đẳng số một  của Pháp, với một môn học do Ông đặt tên là Sử ký các hệ thống tư tưởng – Histoire des systèmes de pensée..
Ông thường dùng Nietzsche và Heidegger, hai nhà triết học của thế kỷ thứ 19 để đả phá và chỉ trích những quy luật, những cơ chế mù quáng của các quyền lực qua các thể chế thoạt nhìn phi chánh trị (Y tế, thị trường, Nghệ thuật ..)
 
PHỤ BẢN [Việt Thúc phụ chú]
Néolibéralisme
 
Définition du néolibéralisme
Etymologie : du latin neo, nouveau et liberalis, généreux, noble, digne d’une personne libre.
Le sens originel de “néolibéralisme” désigne, en matière économique, différentes écoles libérales du XXe siècle, comme l’école autrichienne ou celle de Chicago. Ce courant est aussi appelé néoclassique.
Utilisé depuis quelques années en Europe, le “néolibéralisme”, voire l’”ultralibéralisme“, est un terme plutôt vague, ayant une connotation péjorative, pour désigner tout à la fois une idéologie, une vision du monde, des modes de gouvernement, des théories marquant un renouveau et une radicalisation du libéralisme, forme actuelle du capitalisme.
Le terme de néolibéralisme est utilisé, essentiellement par ses détracteurs, pour désigner les politiques :
  • de Margaret Thatcher (Royaume-Uni) et de Ronald Reagan (Etats-Unis) dans les années 1980,
  • des instances internationales comme le Fonds Monétaire International (FMI), l’Organisation Mondiale du Commerce, la Banque Mondiale,
  • de l’Union européenne aujourd’hui.
Le néolibéralisme se caractérise par :
  • une limitation du rôle de l’Etat en matière économique, sociale et juridique ;
  • l’ouverture de nouveaux domaines d’activité à la loi du marché 
  • une vision de l’individu en tant qu’”entrepreneur de lui-même” ou “capital humain” que celui-ci parviendra à développer et à faire fructifier s’il sait s’adapter, innover…
Les partisans du néolibéralisme le présentent comme faisant l’objet d’un consensus et comme étant sans alternative. Ses conséquences doivent être perçues comme des phénomènes inévitables qu’il faut accepter. Les idées opposées au néolibéralisme sont qualifiées d’archaïques.
Les reproches faits au néolibéralisme :

Không có nhận xét nào: