Pages

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Hải quân Nhật lặng lẽ gia tăng sức mạnh



BienDong.Net: Trong khi sức mạnh hải quân ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc thu hút được sự quan tâm đặc biệt của thế giới, lực lượng hải quân tiên tiến của Nhật Bản được đánh giá là phần chìm "đáng gờm" của tảng băng.

Trong khi tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thu hút được sự quan tâm của quốc tế vì nhiều lý do, mà hầu hết là tiêu cực, thì một trong vài nhân tố tích cực là cả hai bên cho đến nay đều từ chối phái quân đội “vào cuộc”. 
Ít nhất là cho tới thời điểm này, các cuộc đối đầu vẫn chỉ giới hạn ở lực lượng bảo vệ bờ biển và các tổ chức bán quân sự.
Với giới chiến lược gia và các nhà báo theo dõi vấn đề quân sự, điều này có nghĩa là hải quân Trung Quốc và Nhật vẫn “tung hỏa mù” về cách thức đối phó với tình huống bất ngờ. Với sự phát triển cực thịnh, hải quân nước xanh Trung Quốc đang được lên kế hoạch trang bị tàu đổ bộ chở trực thăng (LPD) loại 071, tàu khu trục nhỏ mới loại 52D, tàu khu trục loại 51A hay Liêu Ninh, tàu sân bay lớp Kusnetsov. Còn phía Nhật thì sao?

alt
Tàu chở trực thăng lớp Hyuga có trang bị tổ hợp tên lửa tầm trung RIM-162 ESSM, tên lửa chống tàu ngầm RUM-139. Tàu có thể chở 11 trực thăng hạng trung, hạng nặng các loại ( ảnh Internet )
Trở lại vào tháng 10/2012, James Holmes, chuyên gia quân sự hàng đầu của Mỹ, đã dẫn chứng thuyết phục rằng Nhật có một đội “hải quân Chiến tranh Lạnh” được thiết kế nhằm đáp ứng những nhiệm vụ cụ thể, theo đối tác đôi bên cùng có lợi với Mỹ. “Theo phân công lao động được vạch ra giữa hải quân hai nước, Hải quân Mỹ cung cấp hỏa lực tấn công, như tàu sân bay và các phương tiện tiên tiến khác của cuộc chiến. Lực lượng phòng vệ biển Nhật (JMSDF) hành động với tư cách là người lấp chỗ trống, khiến họ thành thục trong những sứ mệnh “hậu trường” như dọn mìn, chống tàu ngầm và tấn công tàu ngầm”.
Chính vì vậy mà vấn đề đặt ra tiếp theo là liệu Nhật có làm gì để thay đổi tình hình hiện nay, và nếu có thì sẽ như thế nào.
Phát biểu với tạp chí quân sự IHS Jane’s hồi tháng 10, Đô đốc Katsutoshi Kawano, tổng tham mưu trưởng JMSDF, có vẻ như muốn củng cố thêm tàu hơn là mang cơ hội mới lên tàu. Ông nhấn mạnh đến vai trò của Nhật trong các cuộc tập trận rà phá mìn quốc tế gần đây và những hợp đồng mua mới như một tàu khu trục chống tàu ngầm (ASW) trọng tải 5.000 tấn, hai máy bay tuần tra biển Kawasaki P-1 (MPA) thay thế cho đội P-3C Orion già cỗi hiện nay và hiện đại hóa dịch vụ của các hệ thống chỉ huy, điều khiển, liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát và do thám (C4ISR).
“Việc phát triển C4ISR và ASW phù hợp với mục tiêu nâng cấp các khả năng cụ thể của JMSDF”, Đô đốc Kawano nhấn mạnh. Ông cũng đề cập đến việc nâng cấp hai tàu khu trục để chúng có thể tham gia vào hệ thống phòng vệ tên lửa đạn đạo SM-3 của Nhật, cùng với việc mở rộng hạm đội tàu ngầm từ 16 lên 22 chiếc.
Cho tới nay, có điều không ai để ý tới, đó là không ai có thể cáo buộc JMSDF theo đuổi chương trình nghị sự bành trướng, bởi đây chỉ là sự gia tăng đều đặn cho khả năng “phòng thủ” đã có. Nhưng nếu nhìn vào các bằng chứng về thái độ khá chủ động để phù hợp với chính sách “phòng thủ tích cực” mới của Nhật, và sau đó là một số vụ mua bán cùng các cuộc tập trận gần đây, thì có nhiều điều thú vị để bàn đến. 
Sự gia tăng đầu tiên là các tàu sân bay trực thăng mới 22DDH, mà chiếc đầu tiên hiện đang được IHI Marine đóng ở Yokohama và sẽ hoàn thành vào năm 2015. Với chiều dài 248m và trọng tải 27.000 tấn, nó sẽ vượt trội các “tàu khu trục trực thăng” lớp Hyuga, trọng tải 19.000 tấn hiện đang là tàu lớn nhất của JMSDF.
alt
Tàu Khu trục hạm lớp Akizuki của hải quân Nhật có lượng giãn nước 6.800 tấn, dài 150,5m. Tàu vũ trang tên lửa hành trình đối hạm Type 90 (tầm bắn 200km), tên lửa đối không tầm trung RIM-162, tên lửa chống tàu ngầm RUM-139 (chứa trong 32 ống phóng thẳng đứng), ngư lôi 324mm và pháo hạm ( ảnh Internet)
Không giống như tàu Hyuga và tàu “chị em” của nó, Ise, 22DDH sẽ không được trang bị hệ thống phóng ngư lôi trên boong. Thay vào đó, hỏa lực phụ thuộc vào 7 trực thăng ASW trên tàu. Có một điều đặc biệt với 22DDH là nó có thể dễ dàng ghép đôi, trở thành tàu sân bay hạng nhẹ, để lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ có thể dùng trong các hoạt động viễn chinh. Tuy nhiên boong không được đánh giá tốt.
Cùng với những tàu ASW trong hạm đội tàu ngầm trong Chiến tranh Lạnh, lực lượng tàu đổ bộ lưỡng cư, vốn bị giới hạn bởi Điều 9 của Hiến pháp, là một trong số ít các hoạt động được JMSDF triển khai. Nhưng điều thú vị là, đây không phải là khả năng mới. JMSDF đã có tàu lưỡng cư thực sự, đó là 3 tàu đổ bộ lớp Oosumi 14.000 tấn (chính thức là tàu đổ bộ xe tăng) từ cuối những năm 1990. Điều thay đổi chỉ là nhận thức về mối đe dọa. Cho đến gần đây JMSDF không huấn luyện đổ bộ lưỡng cư và cho đến nay vẫn cự tuyệt với lời kêu gọi thành lập lực lượng thủy đánh bộ.
Nhưng điều này đang thay đổi. Ở Guam vào cuối năm 2012, lính lục quân Lực lượng phòng vệ Nhật (JGSDF) đã tham gia huấn luyện đổ bộ cùng với lính thủy đánh bộ Mỹ trên “các đảo thật” – theo lời của một phát ngôn viện Bộ quốc phòng Nhật. Ngoài ra, Đô đốc Kawano cũng nhấn mạnh các đảo ngoài khơi Nhật vẫn rất dễ bị tấn công. JGSDF gần đây đã có một cuộc diễn tập đổ bộ lưỡng cư khác, mặc dù cuộc diễn tập được thực hiện từ trực thăng chứ không phải từ tàu.
Về trung hạn và dài hạn, Bộ quốc phòng Nhật cũng lo ngại tới những tình huống bất ngờ xung quanh Okinawa. Một bản kế hoạch của Bộ Quốc phòng Nhật bị rò rỉ năm 1997 cho thấy các đảo Miyako và Ishigaki đều được xem là những mục tiêu có khả năng bị Trung Quốc tấn công, để mở đường cho hải quân Trung Quốc phá vỡ vành đai đảo đầu tiên để tiến vào Thái Bình Dương.
alt
Tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện - diesel lớp Oyashio của Nhật có lượng giãn nước 4.000 tấn, dài 81,7m ( ảnh Internet)
Song cần phải nhấn mạnh rằng đây chỉ là tình huống bất ngờ: cần phải có sai lầm nghiêm trọng để Trung Quốc quyết định xâm chiếm lãnh thổ Nhật nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng giữa hai nước. Và dĩ nhiên, nếu cuộc xâm lược đó có liên quan đến Okinawa, thì lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ đóng ở trại Courtney trên đảo chính chắc chắn sẽ là thành phần chủ lực tham gia phản ứng.
Nhưng khi gạt qua những viễn cảnh tồi tệ đó và trở lại với thế giới thực, hải quân Nhật đã sẵn sàng đối mặt với một vài thực tế mới. Việc hai tàu khu trục của JMSDF tham gia vào sứ mệnh chống hải tặc quốc tế ở Vịnh Aden đã mang lại những kinh nghiệm quý báu. Trong khi đó các P-3C đóng ở Djibouti cũng là cơ hội tập huấn tuyệt vời cho các phi công. Giờ đây họ đang đợi các máy bay tuần tra biển mới Kawasaki P-1. Trong khi đó, quan tâm gần đây của Thủ tướng Abe đối với máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk có thể tăng thêm công cụ mới, đầy mạnh mẽ cho hệ thống do thám, giám sát quanh các đảo tây nam…Liệu JMSDF đã sẵn sàng có thái độ quyết liệt hơn hay chưa vẫn là một câu hỏi mở. Nhưng có vẻ như JMSDF cũng giống như toàn bộ Lực lượng phòng vệ Nhật, đang chuyển hướng, dù chậm chạp, từ “hậu trường” Chiến tranh Lạnh sang vai trò đa sứ mệnh, bao quát hơn.
BDN ( bài trên tạp chí Diplomat theo bản dịch của báo Dân Trí )

Không có nhận xét nào: