Pages

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

Hội-Luận 27/1/2013 ở Westminster Gắn Liền Hiệp-Định Paris 1973 Với Biển Đông


Tâm Việt.



Từ trái qua phải: Lý Kiến Trúc, Nguyễn Ngọc Bích, Vũ Hữu San, Phạm Thị Diệu Chi
Cuối tuần qua, ông Nguyễn Ngọc Bích đã có mặt ở Quận Cam để dự một số sinh-hoạt liên-quan đến kỷ-niệm 40 năm ngày ký Hiệp-định Hòa-bình Paris 1973.  Vào ngày thứ Sáu, 25/1, ở Câu Lạc Bộ Báo Chí và Văn Hóa Nghệ Thuật đã có một buổi gặp gỡ với báo chí do nhà báo Lý Kiến Trúc đứng tên mời. 
Đến dự có một số đại diện cộng-đồng bên cạnh mấy cơ-sở truyền thông lớn ở miền Nam Cali: hai đài truyền hình (FreeVietnam.net của ông Bùi Bỉnh Bân và phóng-viên Phan ĐạiNamcủa Đài SBTN) và đầy đủ bốn tờ nhật-báo lớn trong vùng: Người Việt, Viễn Đông, Sài Gòn Nhỏ và Việt Báo. 
Sớm nhất đưa tin về cuộc họp báo này là bài của Linh Nguyễn trên trang nhất Người Việt số ra ngày hôm sau (“Kỷ niệm 40 năm Hiệp ĐịnhParis, Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời VNCH họp báo,” thứ Bảy, 26/1).  Cùng ngày, Vietbaoonline cũng đã cho đi bài của Bình Sa (“Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí họp báo về Hòa Ước Paris ’73″) và bài này cũng được đưa vào báo in ngày hôm sau (Chủ-nhật, 27/1/2013). 
 
Người hải-ngoại cần lên tiếng
 
Sau phần giới-thiệu của ông Lý Kiến Trúc, ông Bích cho biết là ngày 25/1, Hà-nội đã đánh dấu kỷ-niệm 40 năm Hiệp-định Paris này bằng một lễ lớn ở Hà-nội và một sinh-hoạt tương-tự ở Paris nhằm gáy lên sự thành công của họ trong việc đánh lừa toàn-thế-giới, dọn đường cho việc họ đánh chiếm miền Nam vào hai năm sau.  Nhưng theo ông Bích, đó là một sự dối trá bởi chính Hà-nội và Hoa-thịnh-đốn đã cùng thảo ra Hiệp-định Paris 1973 (do đó mà hai ông Kissinger và Lê Đức Thọ đã được trao “Giải Nobel Hòa Bình” năm đó, một điều mà cho đến nay Ủy-ban Na-uy trao giải đó đã phải ngượng ngùng vì bị mắc lỡm), rồi cũng chính Hà-nội đã vi-phạm hầu như mọi điều khoản trong đó liên-hệ đến việc “lập lại hòa bình” ở Việt-nam.
Đặc-biệt nhấn mạnh vào các điều khoản như “Lời mở đầu” (“Preamble”) nhắc đi nhắc lại mục-đích “lập lại hòa bình” ở VN, Điều 1 nói đến việc “Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất [và] toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp Định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Việt Nam đã công nhận,” Điều 9a nhấn mạnh đến “Quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và phải được các nước tôn trọng,” và Điều 9b khẳng-định là “Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của miền Nam Việt Nam thông qua tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế,” ông Bích cho rằng Hà-nội đã vi-phạm tất cả những điều khoản nêu trên mà do chính Lê Đức Thọ thảo ra, cam-kết tôn trọng và ký kết sau đó.
 
Chưa kể là Điều 11 cấm ngặt “mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử” sau khi đã ngưng bắn và bảo đảm 12 quyền tự do để người dân miền Nam VN có thể có được “tổng tuyển cử thực sự tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế,” tương-tự như cuộc tổng-tuyển-cử đã được Liên-hiệp-quốc tổ-chức ở Căm-pu-chia năm 1991 đem lại hòa-bình vĩnh cửu cho xứ này.
Chương V của Hiệp-định Hòa-bìnhParis(ông Bích nhấn mạnh vào chữ “Hòa Bình” trong tên của Hiệp-địnhParis1973) còn chủ-trương “thống nhất đất nước hai miền, không bên nào được thôn tính bên nào.”
 
Tóm lại, ông Bích cho rằng Hà-nội đã vi-phạm hầu như toàn-bộ Hiệp-địnhParis, nhất là những điều khoản liên-quan đến việc “lập lại hòa bình, hòa hợp và hòa giải” ở miềnNam.  Vậy thì ta phải mạnh dạn lên án Hà-nội trong dư-luận quốc-tế và trước mặt lịch-sử, bởi ngay chính chúng ta cũng sẽ không biết giải thích làm sao sự hiện diện của chính chúng ta nơi đất khách, trên khắp năm châu với con cháu chúng ta nếu chúng ta không trở về Hiệp-định Paris và những sự gian trá, vi-phạm của Hà-nội.
Quan-trọng hơn nữa, liên-hệ với chủ-quyền trên Hoàng-sa Trường-sa
Sau phần trình bầy của ông Nguyễn Ngọc Bích là phần trình bầy của ông Hồ Văn Sinh, phó-chủ-tịch Ủy-ban nói trên.  Ông Sinh cho biết là trước khi mất, cựu-Thủ-tướng Nguyễn Bá Cẩn đã làm được một việc vô cùng ý nghĩa.  Ông đã nhân danh Việt-nam Cộng-hòa nộp được hồ-sơ thềm lục-địa của VNCH lên Liên-hiệp-quốc (Ủy-hội LHQ về Luật Biển, tức UNCLOS) vào ngày 13/5/2009.  Và LHQ đã ghi nhận hồ-sơ này như một hồ-sơ quốc gia về vấn-đề này. 
 
Như vậy, dưới con mắt LHQ Việt-nam Cộng-hòa vẫn còn tồn tại, chiếu theo Điều 76 của Hiến-chương LHQ công-nhận những chính-phủ lưu vong ở ngoài lãnh-thổ.  Đó là lý-do tại sao ta cần gắn liền VNCH với việc đòi chủ-quyền trên hai quần-đảo Hoàng-sa và Trường-sa (bởi Hiệp-định Genève, tiền-thân của Hiệp-định Hòa-bình Paris, định nghĩa rõ ràng HS-TS là ở dưới vĩ-tuyến 17 và như vậy thuộc chủ-quyền của miền Nam, tức VNCH, chứ không thuộc chủ-quyền của miền Bắc xã-hội-chủ-nghĩa). 
 
Công-hàm ngày 14/9/1958 của Phạm Văn Đồng công-nhận Trung-Cộng có chủ-quyền trên hai quần-đảo HS và TS là một sự đi “bán da gấu,” bán những phần đất và lãnh-hải không thuộc về Hà-nội.  Chính Thủ-tướng CSVN, ông Nguyễn Tấn Dũng, ngày 25/11/2011 đã phải ra trước Quốc-hội CS ở Ba-đình và ba lần công-nhận “chủ-quyền” của VNCH (nêu đích-danh) trên hai quần-đảo HS và TS.
 
Với những cơ-sở pháp-lý (có quốc-tế chứng-nhận) vững chắc như vậy, ông Bích kết-luận, chúng ta chờ gì mà không dựa vào đó tranh đấu cho chủ-quyền của chúng ta (VNCH) trong cuộc tranh chấp Biển Đông với Trung-Cộng, nhất là khi chính Trung-Cộng cũng lại vi-phạm Định-ước Quốc-tế bảo đảm việc thực-thi HĐ Paris, ký vào ngày 1/3/1973 do 12 quốc gia trên thế-giới với sự chứng-kiến của ông Tổng-thư-ký Liên-hiệp-quốc thời bấy giờ.  Trung-quốc là một trong ngũ cường ký vào đó, cam-kết tôn trọng sự toàn vẹn lãnh-thổ của miền Nam, rồi cũng chính Trung-Cộng cưỡng-chiếm Hoàng-sa vào tháng 1/1974, xé bỏ hết mọi cam-kết của họ. 
 
Đòi phục-hoạt Hòa-đàmParis1973, do đó, là một lập-luận vững như bàn thạch trên căn-bản pháp-lý và quốc-tế công-pháp.
 
Sau phần trình bầy của hai ông Bích và ông Sinh, các nhà báo có mặt đã đặt ra một số câu hỏi đôi khi hắc búa song những câu hỏi này đã được trả đáp thỏa đáng.  Ông Phát Lưu, một chuyên-gia IT, cũng đã hỏi ông Bích về chuyến đi vận-động mới đây của ông ở Ba-lan, nhân dịp này ông cũng đã có gặp cựu-Tổng-thống đầu tiên của nước này thời hậu-CS, ông Lech Walesa (đọc “Va-oeng-xa”).
Sang ngày hôm sau, chương-trình Youtube của Vanhoanblc (Văn-hóa Nhân-bản Lạc Việt) cũng phỏng vấn Ông Bích về vấn-đề Hiệp-định Paris, Định-ước Quốc-tế và liên-hệ của hai văn-kiện này với vấn-đề Hoàng-sa Trường-sa của VN.  Sang Chủ-nhật, 17/1, nhà báo Phan Tấn Hải còn đưa bài phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Bích về Hiệp-địnhParis vào một bài xã-luận trên tờ Việt Báo (“Tây Tạng, ViệtNam”).
 
Hội-luận ngày 27/1 ở Đài Truyền hình VHN
  
Sang ngày Chủ-nhật 27/1, đúng ngày kỷ-niệm 40 năm ký kết Hiệp-định Hòa-bình Paris 1973, cuộc vận-động của ông Bích và UBLĐLTVNCH đã chuyển sang một cuộc hội-luận kéo dài hơn 2 tiếng đồng-hồ trong phòng hội rất khang-trang của Đài Truyền hình VHN (trên đường Brookhurst).  Buổi hội-luận đã được mở đầu bằng nghi-lễ chào quốc-kỳ và đồng-ca bài “Bạch Đằng Giang” do Hội Bà Triệu trình bầy.
 
Ngoài ông Nguyễn Ngọc Bích ra, cuộc hội-luận đã có sự tham-gia của Trung-tá Hạm-trưởng Vũ Hữu San (khu-trục-hạm Trần Khánh Dư), một chứng-nhân hàng đầu của cuộc hải-chiến Hoàng-sa vào tháng 1/1974 và cũng là tác-giả hồ-sơ thềm lục-địa do cựu-TT Nguyễn Bá Cẩn nộp cho LHQ; nhà báo Lý Kiến Trúc trình bầy về các bằng-chứng chủ-quyền của VN và VNCH trên hai quần-đảo HS-TS; nữ-quân-nhân Phạm Thị Diệu Chi, nói lên tấm lòng của một người chưa bao giờ được giải ngũ; và cô Hồng Quyên tuyên-đọc Nghị-quyết của Hội-nghị Diên Hồng Hải-ngoại ngày 27/10/2012.  Được mời lên phát biểu là bà Đặng Kim Trang, phó-chủ-tịch Cộng-đồng Người Việt San Diego, trong một bài thật hùng-hồn và cảm-động, “Giặc đến nhà, đàn bà phải đánh.”
 
Bài của nhà báo Lý Kiến Trúc sau đó đã được đăng lên Việt Báo ngày thứ Ba, 29/1, trong phần Xã-luận và cuộc hội-luận đã được chiếu “live” trên Đài VHN và cùng lúc trên hệ-thống Paltalk toàn-cầu của VNCH Foundation (nghĩa là tận bên Úc hay Âu-châu cũng vào nghe và xem được).  Như vậy, ngoài số đồng-bào đồng-hương đến nghe trực-tiếp trong đại-sảnh hôm đó, rất nhiều người trên khắp năm châu cũng được tham-dự trực-tuyến.
 
Riêng bài trình bầy của Hạm-trưởng Vũ Hữu San, dù như có chỗ hơi chuyên-môn quá đối với cử-tọa, song vẫn được theo dõi một cách đam mê bởi tiếng nói hùng-hồn tha thiết của ông, dựa trên những bản-đồ do chính ông và nhà báo Lý Kiến Trúc đem tới.  Ông San đã kể là việc xác-lập bản-đồ thềm lục-địa của VNCH không phải là dễ song cuối cùng, nhở những tài-liệu rất chi-tiết của Trung-tâm Đông-Tây (East-West Center) của Viện Đại-học Hawaii, ông đã kịp thời lập hồ-sơ để nộp LHQ.
 
Tâm Việt

Không có nhận xét nào: