Pages

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Làm sao giải bài toán giá xăng?


    Bài toán giá xăng luôn ám ảnh mọi người. Ảnh TL
(TBKTSG Online) – Có một “bài ca” thỉnh thoảng lại vang lên trên báo chí: một thời gian ngắn sau khi tăng giá xăng dầu, các doanh nghiệp kinh doanh lại kêu lỗ, đòi tăng giá và Nhà nước lại ra tay: cho phép tăng giá, giảm thuế nhập khẩu, có khi xuống 0%, tăng tiền bù lỗ trích từ quỹ bình ổn giá v.v…
Chỉ trong hơn một tháng qua, liên Bộ Tài chính – Công thương đã 3 lần cho phép doanh nghiệp tăng mức trích quỹ bình ổn giá để duy trì giá bán lẻ xăng dầu, nhằm ổn định thị trường và tâm lý người dân trong những ngày Tết Nguyên đán của dân tộc. Cụ thể, ngày 15-1 mức trích quỹ bình ổn giá là 300 đồng/lít xăng; tăng lên 500 đồng/lít xăng vào ngày 28-1, sau đó tăng gấp đôi, lên 1.000 đồng/lít xăng vào ngày 8-2-2013, tức là ngày 28 tháng Chạp âm lịch, ngay trước thời điểm Giao thừa năm Quý Tỵ.

Trong thời gian này, giá bán lẻ xăng A92 trên thị trường được duy trì ở mức 23.150 đồng/lít. Tuy mức giá này chưa thuộc loại cao “nhất thế giới” xét về con số tuyệt đối nhưng nếu so với thu nhập bình quân của người dân thì chắc chắn nước ta là nước có giá xăng đắt đỏ nhất thế giới.
Ấy vậy mà, những ngày Tết chưa qua hết, doanh nghiệp đã lập tức than “lỗ”. “Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, trưởng phòng kinh doanh một doanh nghiệp đầu mối tại phía Nam cho biết, tính theo giá bình quân 30 ngày, từ 18-1 đến 18-2, mỗi lít xăng bán ra, doanh nghiệp đang lỗ 1.800 đồng/lít. Trừ đi 1.000 đồng/lít đang được sử dụng từ Quỹ bình ổn giá, doanh nghiệp vẫn lỗ 800 đồng/lít.” (Xem bài: Doanh nghiệp xăng dầu lại kêu lỗ)
Có người ví von ngành kinh doanh xăng dầu giống như một cậu quý tử được nuông chiều, “được voi đòi tiên”, cứ nhăm nhe hút cạn bầu sữa ngân sách và túi tiền của người dân. Chưa kể rằng, việc tăng giá xăng dầu sẽ kéo theo đà tăng giá của hầu như mọi loại hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế, kích hoạt một làn sóng lạm phát mới giữa lúc người dân đang hết sức chật vật với những khó khăn trong đời sống.
Rõ ràng cơ chế điều hành thị trường xăng dầu hiện quá bất cập, nhất là từ khi thực hiện Nghị định số 84/2009/CP-NĐ của Chính phủ, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Công văn số 8412/BTC-QLG tháng 6-2012. Sự bất cập này cần phải thay đổi.
Nhưng xem ra, điều hành thị trường xăng dầu theo cách “Nhà nước ấn định giá” như trước kia đã không ổn, nhưng thay bằng cơ chế “các doanh nghiệp đầu mối được thực hiện quyền quyết định giá trong biên độ và tần suất điều chỉnh giá như đã quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu”  cũng không phải là giải pháp tối ưu.
Anh/Chị có ý kiến như thế nào, xin mời phát biểu trong box bên dưới.
Nhat Dinh :Trước hết Chính phủ hãy tách Petrolimex ra làm 2, 3 công ty, cổ phần hóa để tạo thị trường cạnh tranh. Sau đó thì Chính phủ bỏ luôn Nghị định 84, coi xăng dầu là mặt hàng tự do buôn bán theo giá thị trường, doanh nghiệp tự quyết định giá, thuế đánh cố định chứ không thay đổi liên tục như hiện nay.Tất nhiên là giá xăng dầu sẽ tăng giảm theo thế giới, không phụ thuộc vào mức thu nhập của người tiêu dùng. Với mức thuế và phí hiện nay, khi giá dầu 95 đô la Mỹ/thùng thì giá xăng A92 khó mà giảm hơn được.
- 21/02/2013
binh :D oanh nghiệp xăng dầu không cần biết người dân sống như thế nào, không cần biết đến an ninh của đất nước, chỉ nhìn vào giá bán xăng của các nước tiên tiến, rồi so sánh, kêu lỗ. Nếu lỗ thì nhường lại cho người khác kinh doanh, đừng làm khổ dân nữa. (Độc quyền kinh doanh xăng dầu mà còn kêu lỗ).

Không có nhận xét nào: