Pages

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

SỰ CHUYỂN BIẾN TƯ TƯỞNG CỦA MARX-ENGELS TỪ CỘNG SẢN SANG XÃ HỘI DÂN CHỦ


 NGUYỄN CAO QUYỀN
                                                                                                      Tháng 1 năm  2013
                                                                
 
 
Trong khoảng thời gian từ  1836  đến  1852, tại Đức, người ta thấy xuất hiện một tổ chức có tên là “Khối Liên Minh Của Những Người Cộng Sản” (League Of The Communists).  Đây là một tổ chức công nhân bí mật chuẩn bị nổi dậy và là đốm lữa đầu tiên của Chủ Nghĩa Cộng Sản trên bàn cờ chính trị thế giới.. 
 
            Lãnh tụ tư tưởng của Liên Minh có sẵn cẩm nang để xây dựng “thiên đường cộng sản cho nhân loại”, nhưng do lý luận không hoàn chỉnh, nên đã yêu cầu Marx và Engels giúp đỡ.  Thế là Tuyên Ngôn Đảng Cộng  Sản ra đời (1848). 
 
            Sau khi được công bố năm 1848 Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản tuy có làm chấn động các nước Âu Châu nhưng không được quần chúng đón nhận nồng nhiệt và rộng rãi.  Từ năm 1852, sau khi nhà hoạt động cộng sản Doren bị bị kết án thì giai đoạn đầu của phong trào công nhân Đức dưới ngọn cờ chủ nghĩa cộng sản bị coi như chấm dứt.
 
            Phải đợi tới năm 1862, tức 10 năm sau, ngọn cờ “chủ nghĩa xã hội” mới được học trò của Marx là Ferdinand Lassalle (1825-1864) dựng lại.  Chủ nghĩa xã hội của Lassalle rất ôn hòa và là sự khởi đầu phát triển của chủ nghĩa xã hội Đức giai đọan 2.
 
            Để thay đổi tình trạng lý luận cao siêu ít người theo kịp, ngày 17/11/1952        Marx và Engels giải tán Khối Liên Minh Của Những Người Cộng Sản và chuyển sang ủng hộ phong trào xã hội chủ ngĩa ôn hòa của Lassalle.  Đây là chuyển biến lớn của Marx và Engels về chính trị, từ những người cộng sản sang những nhà xã hội dân chủ. 
 
Dưới sự chỉ đạo của hai ông, tháng 8/1869 Đảng Xã hội Dân Chủ Đức, một chính đảng xã hội chủ nghĩa đích thực trên thế giới ra đời.  Đây là giai đoạn 2 của phong trào công nhân Đức, giai đoạn Chủ Nghĩa Xã Hội Dân Chủ.
 
Chủ Nghĩa Xã Hội Dân Chủ
 
Người sáng lập Đảng Xã Hội Dân Chủ Đức Karl Liebknecht (1871-1919)        định nghĩa: “Chủ nghĩa xã hội không có dân chủ là chủ nghĩa xã hội không tưởng chủ quan, cũng như dân chủ không có chủ nghĩa xã hội là dân chủ giả dối.  Nhà nước dân chủ là hình thức xã hội duy nhất có thể tổ chức theo nguyên tắc chủ nghĩa xã hội”.
 
Kể từ thời gian này (1869) các chính đảng công nhân thành lập ở Âu Châu được gọi là Đảng Xã hội Dân Chủ hoặc Công Đảng chứ không còn gọi là Đảng Cộng Sản.Engels đã sửa đổi những câu chữ trong bản Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản và đã thay thế thuật ngữ “cộng sản” bằng thuật ngữ “xã hội chủ nghĩa”.  Marx cũng vậy, trong những văn kiện do chính ông khởi thảo, những từ “chủ nghĩa cộng sản” đã không được dùng nữa và được thay thế bằng những từ “chủ nghĩa xã hội”.   Marx cũng không còn cố chấp về cách mạng bạo lực như thái độ của ông trong những năm về trước.
 
Công ty cổ phần và con đường quá độ hòa bình
 
Năm 1866  bùng nổ khủng hoảng kinh tế thế giới.  Sau  khi khủng hoảng qua đi, tập trung tư bản tăng vọt.   Các công ty cổ phần và ngân hàng đầu tư quy mô lớn ra đời.  Hiện tượng này đã làm thay đổi chủ nghĩa tư bản.
 
Với thể chế ngân hàng mới, việc tích lũy tư bản không còn dựa vào sự tập hợp vốn tiết kiệm của các chủ xí nghiệp tư nhân mà dựa vào dự trữ của toàn xã hội.  Công ty cổ phần xuất hiện.  Trên lục địa Âu Châu, ngành này tiếp nối ngành kia biến thành các công ty cổ phần.  Trước hết là kỹ nghệ gang thép, tiếp theo là kỹ nghệ hóa chất, sau đó là ngành chế tạo máy móc và ngành dệt.
 
Marx cho rằng hiện tượng công ty cổ phần đã từ bỏ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và là một “điểm quá độ” để chuyển sang một hình thức sản xuất mới.  Nhà tư bản không cỏ xí nghiệp tư nhân nữa mà chỉ còn tài sản tư nhân.  Họ trở thành những cổ đông của xí nghiệp.  Công ty cổ phần tách quyền sở hữu khỏi quyền quản lý là một cuộc cách mạng quan trọng tạo khả năng “quá độ hòa bình”.
 
Công ty cổ phần ra đời khiến Marx chẳng những tìm được hình thức coi tư liệu sản xuất là tài sản chung của người sản xuất mà còn tìm được điểm quá độ trong đó tư bản chuyển hóa thành sở hữu của người sản xuất.  Như thế nghĩa là có thể trở lại với chế độ sở hữu cá nhân mà trước kia Marx đã bác bỏ.  Marx đã thấy xuất hiện nhân tố xã hội chủ nghĩa từ sự phát triển của kinh tế tư bản.  Nhận thức nay vô cùng quan trọng để phân biệt tư tưởng Marx-Engels thời tuổi trẻ với tư tưởng của hai ông lúc về già. 
 
Hai mươi năm sau khi bản Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản ra đời, Marx đã nhận thấy bước quá độ hòa bình này.  Trong Cuốn III Tư Bản Luận ông đã sửa chữa kết luận trong Cuốn I Tư Bản Luận và cho rằng: “không cần làm nổ tung cai vỏ ngoài của chủ nghĩa tư bản nữa”.  Với nhận định này, tư tưởng của Marx về thời tư bản Manchester đã hoàn toàn bị xóa bỏ. 
 
Chủ nghĩa tư bản xuất hiện từ đầu thế kỷ thứ 17 tại Âu Châu.  Từ thời gian đó cho đến thế kỷ thứ 19, trên lục địa này liên tục xảy ra những làn sóng bạo động của công nhân bị máy móc cạnh tranh.  Năm 1844 sau khi khảo sát khu công nghiệp Manchester ở Anh, Engels, lủc đó mới 24 tuổi, đã phản đối việc đưa máy móc vào sản xuất và viết nhận định này trong cuốn sách nhan đề “Tình trạng của giai cấp lao động Anh”(1845).  Nội dung pho sách đó đã ảnh hưởng sâu đậm đến tư tưởng của Marx khi ông viết Cuốn I Tư Bản Luận. Chủ nghĩa tư bản mà Marx trình bày trong cuốn sách này được gọi là Chủ Nghĩa Tư Bản Manchester. Hồi đó Marx cùng chỉ mới ngoài 30 tuổi. 
 
Con đường “quá độ hoà bình” và sự khác biệt trong hành động của Bernstein và Lenin.  
 
Marx mất năm 1883. Engels tiếp tục lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế và thành lập Quốc Tế II vào năm 1889.  Trong suốt thời gian này ông chỉ đạo cụ thể Đảng Xã Hội Dân Chủ Đức tiến hành cuộc đấu tranh hợp pháp.  Thành công của Đảng có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ phong trào công nhân quốc tế thời bấy giờ.
 
Ngày 6/3/1895 trong Lời nói Đầu của cuốn sách “Đấu Tranh Giai Cấp Ở Pháp” Engels đã sửa chữa lần chót toàn bộ hệ thống của Chủ Nghĩa Marx như sau: “ Lịch sử chứng tỏ chúng ta từng mắc sai lầm.  Quan điểm của chúng ta hồi đó chỉ là ảo tưởng.  Lịch sử còn làm được nhiều hơn…Phương pháp đấu tranh năm 1848 nay đã lỗi thời về mọi mặt…”. 
 
Không đầy 5 tháng sau khi đưa ra ý kiến trên, Engels qua đời (5/8/1895).  Đây là ý kiến cuối cùng của ông về sách lược cách mạng cho các nước Âu Châu.  Ông tin tưởng  là qua đấu tranh hợp pháp, giai cấp công nhân có thể giành được chính quyền để “quá độ” lên chủ nghĩa xã hội và đồng thời giữ được phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.  Đây cũng là di ngôn cuối cùng của Engels, là sự sửa đổi quan trọng đối với sách lược cũ trong Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản năm 1884.
                                                                                               ****                                                          
 
Như vậy trong tác phẩm của Marx và Engels có hai con đường xả hội chủ nghĩa:  Chủ Nghĩa Xã Hội Bạo Lực và Chủ Nghĩa Xã Hội Dân Chủ.  Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản năm 1884 và Quyển I-Tư Bản Luận là cơ sở lý luận của Chũ Nghĩa Xã Hội Bạo Lực.  Lời Nói Đầu cuốn Đấu Tranh Giai Cấp Tại Pháp và Quyển III-Tư Bản Luận là cơ sở lý luận của Chủ Nghĩa Xã Hội Dân Chủ. 
 
Marx và Engels  trong những năm cuối đời đã ngả sang con đường “quá độ hòa bình” và không còn coi  “cách mạng bạo lực” là con đường duy nhất để thực hiện chủ nghĩa xã hội nữa.
 
Eduard Bernstein (1850-1932) và Chủ Nghĩa “Xét  Lại” 
Trước khi qua đời, Engels chỉ định hai môn đệ là August Bebel (1840-1913) và Eduard Bernstein (1850-1932) là những người thực hiện di chúc  trong các tác phẩm của ông.  Để tuân hành di chúc này Bernstein đã viết hai cuốn sách: Các Vấn Đề Của Chủ Nghĩa Xã Hội (1898) và Tiền Đề Của Chủ Nghĩa Xã Hội Và Nhiệm Vụ Của Các Đảng Xã Hội Dân Chủ(1899).  Hai tác phẩm này đã được phổ biến trong Quốc Tế II và đã gây ảnh hưởng sâu rộng. 
 
Theo Bernstein, chủ nghĩa tư bản đã phát triển sang một giai đoạn mới với những đặc điểm vượt ra ngoài dự kiến của Marx và Engels như: hệ thống tư bản có khả năng tự điều chỉnh để tránh khủng hoảngchế độ dân chủ đại nghị tạo điều kiện cho công nhân đấu tranh hữu hiệu một cách hòa bình trong khuôn khổ nhà nước hiện hành, sự phát triển của hệ thống ngân hàng, của các phương tiện giao thông, của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, của các nhóm xã hội trung gian là những điểu mà Marx chưa bao giờ nhìn thấy.  Căn cứ vào những đặc điểm mới đó, ông trình bày một số luận điểm nhằm “xét lại” và “điều chỉnh” chủ nghĩa Marx. 
 
Đối với Bernstein chủ nghĩa xã hội không phải là một mục đích như những người Mác Xít chủ trương mà là một quá trình tiếp diễn không ngừng.  Ông tin vào phương pháp của chế độ dân chủ hơn là chuyên chính vô sản trong đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội.  Ông nhìn phong trào công đoàn và hợp tác xã như những phương tiện để đạt tiến bộ và coi quyền phổ thông đầu phiếu như sự thay thế cho cách mạng bạo lực. 
 
Bernstein đánh giá chuyên chính vô sản như một thuật ngữ lỗi thời, một thuật ngữ thuộc về một nền văn minh thấp hơn, một sự thụt lùi.  Đối với ông chế độ phong kiến với những tổ chức và hội đoàn cứng nhắc của nó, cần phải phá hủy bằng bạo lực.  Trái lại, những tổ chức tự do của xã hội hiện đại khác hẳn ở chỗ chúng mểm dẻo và có khả năng thay đổi dễ dàng cũng như phát triển mau lẹ.   Cho nên không cần phá hủy chúng mà chỉ cần bước thêm bước bữa.  Không cần đến một nền chuyên chính cách mạng, mà chỉ cần đấu tranh để đi đến những cải cách về dân chủ và kinh tế. 
 
Quan điểm “xét lại” của Bernstein đã gây một ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nhà xã hội lỗi lạc nhất thời đó.  Mặc dầu về mặt chính thức họ vẫn đặt lòng tin vào chủ nghĩaMarx nhưng trong hoạt động thực tiễn hàng ngày họ đã áp dụng những biện pháp cải cách xã hội mang tính hòa bình. 
 
Lenin (1870-1924) và cách mạng bạo lực
 
Lenin (Vladimir Ilitch Oulianov) coi “cách mạng bạo lực” là nền móng của toàn bộ  học thuyết Marx-Engels và coi chuyên chính vô sản như tiêu chuẩn cần thiết để phân biệt người Mác-Xít chân chính với người cơ hội chủ nghĩa.   Đối với Lenin chỉ người nào  nhìn nhận chuyên chính vô sản mới là người Mác Xít.
 
Sau khi cuộc đảo chính Bolshevik Nga thành công năm 1917, phe cách mạng bạo lực của Lenin đã trở thành những người cộng sản trong Quốc Tế III.  Cuộc xung đột giữa phe cộng sản và phe xã hội dân chủ đã được lịch sử phân thắng bại sau khi Liên Xô sụp đổ vào cuối thế kỷ 20.  Phe xã hội dân chủ đã hoàn toàn thắng thế trên cả hai phương diện lý luận và thực tế. 
 
Quan điểm ủng hộ cách mạng bạo lực của Lenin là do ảnh hưởng của Louis August Blanqui (1805-!881).  Blanqui là lý thuyết gia xã hội Pháp, lãnh đạo một tổ chức bí mật thuộc phe cách mạng bạo lực trong Quốc Tế I và chỉ huy quân sự của Công Xã Paris.  Ông đã bị trả giá 36 năm tù vì tội hoạt động chính trị. 
 
Nội dung của chủ thuyết Blanqui cho rằng cách mạng vô sản do công nhân tiến hành sẽ không thể thành công nếu không được lãnh đạo bởi một tổ chức có kỷ luật sắt. Tư tưởng này đã đươc Lenin dùng làm phương châm chỉ đạo trong việc tổ chức Đảng Bolshevik cũng như trong việc cướp chính quyền Nga năm 1917.
 
Chủ nghĩa Blanqui tin rằng bất kể sự phát triển lực lượng sản xuất ở vào trình độ nào, chỉ cần dựa vào cách mạng bạo lực là có thể kiến tạo một thế giới mới không có bạo lực và áp bức.  Lenin đã tiếp thụ giáo  huấn của Blanqui từ rất sớm.  
 
Người thứ hai mà Lenin chịu ảnh hưởng là Serge Genadievich Nechayev (1847-1882), một người Nga theo chủ nghĩa vô chính phủ, lãnh tụ của một nhóm nhỏ gồm vài trăm sinh viên tại ST Petersburg.  Ông này bị giam trong tù cho đến khi chết, lúc mới 35 tuổi, vì giết một người bạn. 
 
Lúc sinh thời, Nechayev, dưới danh nghĩa làm cách mạng, chỉ biết nói dối, lừa đảo và khủng bố.  Ông viết một cuốn sách với tựa đề “Giáo Lý Cách Mạng” bắt đầu bằng một đoạn văn nổi tiếng như sau: “Nhà cách mạng là người có sẵn án tử hình. Người đó không được quan tâm đến tư lợi, thương mại, không được có tình cảm yếu ớt, dễ xúc động và quyến luyến, không được có tài sản và tên tuổi.  Mọi thứ liên quan đến cá nhân nưgời đó phải hoàn toàn tan biến vào tư tưởng và đam mê tuyệt đối dành cho cách mạng”.
 
Kinh bổn cách mạng bạo lực của Nechayev là sách gối đầu giường cũa Lenin.  Chủ nghĩa Lenin được gợi ý và sao chép lại rất nhiều từ bản kinh bổn trộm cướp và khủng bố này.  Đó là nội dung và bản chất đích thực của chủ nghĩa Marx-Lenin. 
 
Qua Hồ Chí Minh cái “chủ nghĩa trộm cướp và khủng bố” này được du nhập vào Việt Nam.  Áp dụng chủ nghĩa này, Việt Minh thắng lợi trong vụ cướp chính quyền năm 1945 cũng như những người Bolsheviks đã thắng lợi trong vụ cướp chính quyền năm 1917. 
 
Cả hai vụ cướp chính quyền đều được những người cộng sản phong lên là cách mạng nhưng bản chất lừa gạt và khủng bố của loại cách mạng này đả bị nhân loại phát giác và chối bỏ.  Chính vì vậy mà đế quốc Liên Xô đã sụp đổ và hiện tượng sup đổ đó, chắc chắn không phải chỉ dành riêng cho số phận của Liên Xô.
                                                                                      ***                                                          
 
Hai con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã được loài người lựa chọn suốt một trăm năm.  Sau khi phong trào chủ nghĩa xã hội bạo lực tiêu tan, chủ nghĩa xã hội dân chủđã bước vào lịch sử với một bộ mặt mới, một phong cách mới, một thành tựu mới và một lý luận mới được cả loài người chấp nhận.  Giấc mơ “hàng nhóa chảy ra như suối” không bao giờ đạt được tại các xã hội cộng sản, hiện đang là thực tế hàng ngày trong các nước xã hội dân chủ như mọi người đều thấy.
 
Cuộc thử nghiệm cộng sản như vậy là đã chấm dứt.  Hệ thống chính trị độc tài, có lúc kiểm soát 1/3 nhân loại đã thực sự vĩnh viễn tan rã.  Không có lý do nào để tin rằng, trong tương lai, sẽ còn có những cuộc cách mạng vô sản nổ ra bất cứ tại đâu./.  
  
 
© Tác giả gửi bài đến Ban biên tập.

Không có nhận xét nào: