Pages

Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

LIÊN HIỆP QUỐC SẼ CHUYỂN HỒ SƠ ĐỖ THỊ MINH HẠNH CHO VIỆT NAM

-Son Tran
Photo: ỦNG HỘ VÀ TÍCH CỰC BÊNH VỰC TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC   Tôi đang nằm trên giường bịnh, gia đình Dương Thị Tròn đến thăm. Họ vừa thăm Dương Thị Tròn ở khám đường Xuân Lộc (Đồng Nai) về và họ tường thuật lại cho tôi nghe một số nhỏ nữ tù nhân lương tâm (tôn giáo) được dồn về giam chung một căn trại gồm: Dương Thị Tròn, Mai Thị Dung, Đổ Thị Minh Hạnh, Trần Thị Thúy (4 người này là tín đồ PGHH) , bà Phương và Đổ Thị Hồng (tù nhân chính trị) và 2 tù nhân thường phạm, tất cả là 8 người. Hai thường phạm có lẽ là để làm nội tuyến theo dõi 6 người kia và thực hiện những chỉ thị ngầm của Ban Quản Giáo. Trong 6 tù nhân lương tâm , thương hại nhất là Mai Thị Dung và Đổ Thị Minh Hạnh đang bị mang bịnh hiểm nghèo mà không được Ban Quản Giáo nhà tù cho đi chữa trị đúng mức.   Nghe kể lại mọi chuyện trên tôi vô cùng xúc động, phải ngồi dậy viết mấy dòng chữ này chia sẽ nỗi niềm thống khổ với người bất hạnh.   Nói đến chế độ lao tù của đảng cộng sản thì có thể nói là địa ngục trần gian. Bản thân tôi cũng đã bị 5 năm tù và 5 năm quản chế. Năm năm tù thì ở trong một nhà tù nhỏ với muôn ngàn phân biệt đối xử vô nhân đạo. Năm năm quản chế thì ở một nhà tù lớn đầy dẫy hình thức trói buộc , không còn biết tự do của quyền làm người là gì ?   Trong 6 người kể trên, theo như thân nhân của Dương Thị Tròn thuật lại thì có lẽ Đổ Thị Minh Hạnh là khốn khổ nhất vì đau nữa bên ngực, có khi một buổi, có khi một ngày, bên ngực đau đó “lói” lên là ngất xỉu vài phút mới tỉnh lại, điếc 1 lỗ tai, tay chân lỡ loét mà xin khám bịnh , dù là rất nhiều lần, vẫn bị quản giáo nhà tù từ chối. Thật là vô nhân đạo. Lý do ngược đãi này là vì Đổ Thị Minh Hạnh thường hay phản kháng hành động bất công , cưỡng chế của nhà tù nên bị ban quản giáo căm hờn nên âm thầm tổ chức các tù nhân hình sự kiếm chuyện gây gổ đánh đập Minh Hạnh ngất xỉa nhiều lần thành mang bịnh nội thương hiểm nghèo, nhưng cũng không được nhà tù cho đi chữa trị.   Vậy Đổ thị Minh Hạnh là ai?   Là một cô gái lứa tuổi đôi mươi , sinh viên đại học, chỉ còn vài năm nữa là ra trường, nhẹ nhàng bước lên nấc thang vàng son của tuổi trẻ , đặt chân lện đài lợi danh danh lợi như bao nhiêu thanh niên nam nữ hằng mơ ước . . .   Nhưng Đổ Thị Minh Hạnh thì không ! Vì thấy tiền đồ Tổ quốc mù mịt, dân tộc nhất là giới nông dân bị cướp đất vườn, giới công nhân lao động bị bóc lột đến tận xương tủy . . . nên đành rởi bỏ ghế nhà trường để dấn thân vào con đường đấu tranh vì chánh nghĩa đầy dẫy gian truân và nguy hiểm  . . . và dưới đây là hình ảnh trong một quá trình “vì Nước vì Dân” của cô gái trẻ: Đổ Thị Minh Hạnh.   -Năm 18 tuổi cô đã giúp đỡ cho những người dân oan Lâm Đồnglàm đơn khiếu kiện đất đai. -Năm 2005 cô đến Hà Nội giúp đỡ dân oan khiếu kiện đất đai, bị công an bắt giam và tra tấn nhiều ngày tại Hà Nội. Sau đó được gia đình vận động bảo lãnh về và bị nhà cầm quyền cộng sản địa phương giam lõng để theo dõi ở tại Di Linh, Lâm đồng.     -Khi hay tin nhà cầm quyền cộng sản VN cho tàu cộng khai thác beauxite tây Nguyên, Hạnh đã bí mật cùng với bạn trai là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đến tận nơi chụp ảnh các nông trường của Tàu cộng tại đây và chuyển hình ảnh đi toàn cầu qua mạng internet. -Năm 2007, Minh Hạnh đã tổ chức cho công nhân người Việt bị áp bức tại các công ty nước ngoài để biểu tình  và đình công để được tăng lương và an toàn lao động. Tháng 12 năm 2009, Minh Hạnh đã bí mật sang Campuchia , Thái Lan để đến Malaysia tham dự Đại Hội (kỳ 2) của ỦY BAN VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG VN. -Tết 2010, Hạnh cùng với 2 người bạn trai là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương  và 1 số bạn bè rải truyền đơn NGÀN NĂM THĂNG LONG , lấy bí danh là Hải Yến, Hạnh đã trả lời những cuộc phỏng vấn của các đài: VOA, RFI, RFA, BBC . . . tố cáo nhà cầm quyền csVN và nguy cơ mất nước do hiểm họa xâm lăng của Tàu cộng. -Tháng 2 năm 2010, Minh Hạnh bị bắt và bị cáo buộc “xúi giục” công nhân của 1 công ty giày da  tỉnh Trà Vinh tổ chức đình công. -Ngày 27/10/2010 Đổ Thị Minh Hạnh bị xử 7 năm tù giam với tội danh : “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chánh quyền nhân dân (điều 89 Bộ Luật Hình Sự) và tội rải truyền đơn kích động công nhân đình công , biểu tình, phá hoại tài sản doanh nghiệp  theo chỉ đạo của Trần Ngọc Thành, người đứng đầu tổ chức “Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động” . . . - Ngày 12/12 năm 2011, giải Quốc Tế Nhân Quyền VN được tổ chức tại Úc, đã trao trao tặng giải này cho TS Cù Huy Hà Vũ và Đổ Thị minh Hạnh.   Vào đầu tháng 7 năm 2013, qua một cuộc trao đổi với Ngoại Trưởng VN Phạm Bình Minh tại Hội nghị Asean ở Brunli, Ngoại Trưởng Úc Bob Carr yêu cầu trả tự do cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đổ Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương  với lời lẽ rằng: “Chúng tôi đặt nặng tầm quan trọng cho việc bảo vệ quyền tự do lập hội và tự do thành lập công đoàn” Tôi đã yêu cầu VN thả những người này.   Sơ lược một ít thành tích đáng khâm phục của Đổ Thị Minh Hạnh có thể ai cũng nghĩ rằng số bạn gái trẻ như vậy kể ra rất hiếm. Nay Hạnh đang lâm vào cảnh khốn cùng, làm sao ta yên tâm ngồi ngó.   Tôi nghĩ chúng ta những bậc đã lão thành hay sắp lão thành có bổn phận phải vun trồng mấm non có` tâm hồn yêu nước để có thể thay thế chúng ta.  “Nghiêng hai vai gánh nặng non sông, Vớt trăm họ lầm than bể khổ.                              Lời Đức Huỳnh Giáo Chủ Chúng ta phải tích cực ủng hộ và bênh vực giới trẻ trong mọi tình huống, để cho giới trẻ thấy rằng sau lưng họ còn vô số bậc lão thành tiếp trợ để họ mạnh dạn xuất hiện ngày càng nhiều để lật đổ một chế độ cộng sản độc tài toàn trị và ngăn chận hiểm họa Tàu cộng luôn luôn muốn thôn tính đất nước ta.   Với tư cách một chiến sĩ lão thành, 94 tuổi, tôi đã từng đương đầu với đảng csVN suốt gần 70 năm, tôi xin thành khẩn kêu gọi:   -Toản thể đồng bào VN trong và ngoài nước thuộc các tầng lớp thức giả , Hội đồng Liên Tôn Vn,các tổ chức chính trị, các Hội đoàn, sinh viên học sinh , nông dân, lao động nhất tề lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản VN phải trả tự do hay ít nhất phải cho Đổ Thị Minh Hạnh, Mai Thị Dung được người nhà bảo lãnh ra chữa bịnh ở ngoài nhà tù. - Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. -Các tổ chức Nhân quyền khắp thế giới. -Chánh phú các quốc gia tự do và Quốc Hội, nhất là Chánh Phủ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Chánh Phủ Hoa Kỳ và Quốc hội. -Liên Hiệp Châu Âu. -Các cCơ quan truyền thông quốc tế. -Báo chí không biên giới. Vui lòng vì lòng nhân đạo dùng uy tín và khả năng của mình can thiệp với nhà cầm quyền csVN về vụ Đổ Thị Minh Hạnh, Mai Thị Dung Dương Thị Tròn, Trần Thị thúy . . . là những người “vô tội” chỉ có đòi quyền “Tự Do Tôn Giáo’.                                                                 Ngày 26 tháng 8 năm 2013                                                           TM Giáo Hội PGHH Thuần Túy                                                                 Hội Trưởng Trung ương                                                                   LÊ QUANG LIÊM
Mạch Sống

Hôm nay, Uỷ Hội LHQ về Tình Trạng của Nữ Giới xác nhận với BPSOS sẽ chuyển cho chính quyền Việt Nam các hồ sơ được nộp bởi BPSOS và những hội đoàn bạn hồi cuối tháng 7. Đỗ Thị Minh Hạnh là một trong số 23 hồ sơ đã cung cấp cho uỷ hội này.
Theo thể thức của LHQ, Việt Nam sẽ phải trả lời trong thời hạn 3 tháng.
Cũng ngày hôm nay Liên Đoàn Nghiệp Đoàn Quốc Tế (International Trade Union Confederation, hay ITUC) cho biết là đã nhận hồ sơ của BPSOS nộp về vấn đề quyền lao động để chuyển cho Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (International Labor Organization, hay ILO). Hồ sơ này nêu trường hợp của Đỗ Thị Minh Hạnh làm điểm hình.

ITUC là khối liên kết gồm các nghiệp đoàn lao động ở 156 quốc gia trên thế giới.
ILO là cơ quan Liên Hiệp Quốc đặc trách quyền lao động.
Sắp tới đây Việt Nam sẽ phải báo cáo với ILO về việc thực thi các công ước liên quan đến cưỡng bức lao động, lao động trẻ em, kiểm tra lao động và ngày nghỉ hang tuần.
“Trường hợp của Đỗ Thị Minh Hạnh liên quan đến cưỡng bức lao động nên đã được chúng tôi nêu ra làm điển hình”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, giải thích.
Theo Ông, vì đang muốn ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, chính quyền Việt Nam khó có thể lờ đi mà không trả lời một cách thoả đáng cho các tổ chức LHQ kể trên.
Các hồ sơ này còn được dùng để vận động chính phủ Hoa Kỳ. Hiện nay nhiều tổ chức bảo vệ quyền lao động và các công đoàn lao động ở Hoa Kỳ đang ráo riết vận động đưa Việt Nam ra khỏi thương ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Các tài liệu kể trên cũng đã được chuyển cho những tổ chức và công đoàn này để họ sử dụng trong vận động.
“Chúng tôi tập trung vào TPP vì Việt Nam đang rất cần thương ước này để cứu nguy nền kinh tế tuột dốc thảm hại”, Ts. Thắng giải thích. “Kế sách của chúng tôi là kéo dài thời gian để cài Việt Nam vào thế phải nhượng bộ, trong đó có việc trả tự do cho các tù nhân lương tâm, đặc biệt là những người bị tù tội vì tranh đấu cho quyền của người lao động.”
Từ đầu năm 2010 BPSOS đã bắt đầu dùng TPP làm đòn bẩy cho một số vấn đề nhân quyền. Trong bản góp ý ngày 23 tháng 1, 2010 gởi Phòng Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, BPSOS nêu 6 lãnh vực quan tâm: buôn lao động, quyền tổ chức nghiệp đoàn độc lập, bồi thường nạn nhân theo lệnh của toà án Hoa Kỳ, chấp nhận văn hoá phẩm từ hải ngoại, bảo vệ sản phẩm trí tuệ và tác quyền, và bài trừ tham nhũng.
“Đây là bản đồ chúng tôi dùng để phối hợp với các nhóm lợi ích khác nhau ở Hoa Kỳ để cùng áp lực chính phủ Hoa Kỳ bắt Việt Nam phải thay đổi trong một số lĩnh vực nếu muốn tham gia TPP”, Ts. Thắng nói.
Theo Ông, trọng tâm của giai đoạn tới đây là đẩy mạnh quyền lao động và đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm.

Không có nhận xét nào: