Khi tường thuật về cuộc họp báo của đại sứ Hoa Kỳ hôm đó, các báo Việt Nam, như Tiền Phong Online đã viết: "Một trong những điều kiện để dẫn tới việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí là vấn đề nhân quyền.
Trao đổi với báo chí ngày 07/08/2013, Đại sứ David B. Shear cho rằng xung quanh vấn đề này từ đầu năm 2013 đến nay Việt Nam « đã có những bước cải thiện đáng kể »". Theo đại sứ quán Mỹ, nói đại sứ David Shear phát biểu nhân quyền Việt Nam "đã có những bước cải thiện đáng kể" là « sai sự thật ».
Ngay sau khi phát hiện thông tin sai sự thật nói trên, đại sứ quán Mỹ đã yêu cầu các báo Việt Nam đính chính và đề nghị xin lỗi. Hôm qua, Tiền Phong Online đã đính chính lại thông tin về cuộc họp báo của đại sứ Mỹ, khẳng định, trong lĩnh vực nhân quyền, ông David Shear cho rằng Việt Nam gần đây đã có "những bước đi tích cực".
Tờ Tiền Phong cũng nhắc lại rằng đại sứ Mỹ đã tuyên bố Hoa Kỳ « nghiêm túc xem xét » việc bỏ cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam và một trong những điều kiện là cải thiện vấn đề nhân quyền.
Không biết là đại sứ quán Mỹ có sẽ hài lòng với cách đính chính thông tin của tờ Tiền Phong hay không, nhưng đúng là đại sứ David Shear đã nhiều lần tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không bán vũ khí sát thương cho Việt Nam chừng nào Hà Nội chưa cải thiện nhân quyền. Thế mà, qua những phản ứng gần đây của Mỹ, Washington rõ ràng là không hài lòng chút nào về tình trạng nhân quyền của Việt Nam.
Gần đây nhất, đại sứ quán Hoa Kỳ đã bày tỏ « quan ngại sâu sắc » về nghị định mới được ban hành và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/09/2013, cấm các blogger và những người sử dụng các mạng xã hội « tổng hợp thông tin từ các báo và các cơ quan Nhà nước », nói cách khác là không được đăng lại và bình luận các bài báo trên mạng.
Đối với đại sứ quán Mỹ nghị định nói trên « trái với nghĩa vụ của Việt Nam trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như những cam kết của Việt Nam trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền. »
Như vậy, vấn đề nhân quyền cho tới nay vẫn cản trở việc bán vũ khí sát thương của Mỹ cho Việt Nam và không những thế, nó còn cản trở việc nâng quan hệ Mỹ-Việt lên mức cao hơn.
Như nhận xét của chuyên gia về Việt Nam Carl Thayer, đăng trên The Wall Street Journal ngày 08/08/2013, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các thành viên thường trực khác của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, như Trung Quốc, Nga và Anh Quốc, nhưng trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vừa qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã không thể nâng quan hệ Mỹ-Việt lên hàng đối tác chiến lược.
Ấy là chưa kể, theo nhận định của The Wall Street Journal, nghị định mới về quản lý Internet có thể sẽ làm phức tạp hơn quan hệ thương mại trong tương lai giữa Hà Nội và Washington, trong đó có việc Việt Nam tham gia hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP ).
Trao đổi với báo chí ngày 07/08/2013, Đại sứ David B. Shear cho rằng xung quanh vấn đề này từ đầu năm 2013 đến nay Việt Nam « đã có những bước cải thiện đáng kể »". Theo đại sứ quán Mỹ, nói đại sứ David Shear phát biểu nhân quyền Việt Nam "đã có những bước cải thiện đáng kể" là « sai sự thật ».
Ngay sau khi phát hiện thông tin sai sự thật nói trên, đại sứ quán Mỹ đã yêu cầu các báo Việt Nam đính chính và đề nghị xin lỗi. Hôm qua, Tiền Phong Online đã đính chính lại thông tin về cuộc họp báo của đại sứ Mỹ, khẳng định, trong lĩnh vực nhân quyền, ông David Shear cho rằng Việt Nam gần đây đã có "những bước đi tích cực".
Tờ Tiền Phong cũng nhắc lại rằng đại sứ Mỹ đã tuyên bố Hoa Kỳ « nghiêm túc xem xét » việc bỏ cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam và một trong những điều kiện là cải thiện vấn đề nhân quyền.
Không biết là đại sứ quán Mỹ có sẽ hài lòng với cách đính chính thông tin của tờ Tiền Phong hay không, nhưng đúng là đại sứ David Shear đã nhiều lần tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không bán vũ khí sát thương cho Việt Nam chừng nào Hà Nội chưa cải thiện nhân quyền. Thế mà, qua những phản ứng gần đây của Mỹ, Washington rõ ràng là không hài lòng chút nào về tình trạng nhân quyền của Việt Nam.
Gần đây nhất, đại sứ quán Hoa Kỳ đã bày tỏ « quan ngại sâu sắc » về nghị định mới được ban hành và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/09/2013, cấm các blogger và những người sử dụng các mạng xã hội « tổng hợp thông tin từ các báo và các cơ quan Nhà nước », nói cách khác là không được đăng lại và bình luận các bài báo trên mạng.
Đối với đại sứ quán Mỹ nghị định nói trên « trái với nghĩa vụ của Việt Nam trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như những cam kết của Việt Nam trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền. »
Như vậy, vấn đề nhân quyền cho tới nay vẫn cản trở việc bán vũ khí sát thương của Mỹ cho Việt Nam và không những thế, nó còn cản trở việc nâng quan hệ Mỹ-Việt lên mức cao hơn.
Như nhận xét của chuyên gia về Việt Nam Carl Thayer, đăng trên The Wall Street Journal ngày 08/08/2013, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các thành viên thường trực khác của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, như Trung Quốc, Nga và Anh Quốc, nhưng trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vừa qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã không thể nâng quan hệ Mỹ-Việt lên hàng đối tác chiến lược.
Ấy là chưa kể, theo nhận định của The Wall Street Journal, nghị định mới về quản lý Internet có thể sẽ làm phức tạp hơn quan hệ thương mại trong tương lai giữa Hà Nội và Washington, trong đó có việc Việt Nam tham gia hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP ).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét