Công an sắc phục được đám “dân phòng” cầm gậy phụ lực đang ngăn trở nhà báo và dân đến tòa án ở Sài Gòn xem xử một vụ án chính trị hồi Tháng Tám 2011 dù được gọi là phiên tòa “công khai”. (Hình: IAN TIMBERLAKE/AFP/Getty Images) |
Đây là bài tường thuật cuộc họp báo giữa ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch Nhà nước Việt Nam và bà Helle Thorning-Schmidt, Thủ tướng Đan Mạch, tại thủ đô Đan Mạch và vừa được tờ Thanh Niên đưa lên Internet hôm 19 tháng 9.
Ông Trương Tấn Sang đã đến thăm Đan Mạch – một trong những quốc gia viện trợ cho Việt Nam, trong ba ngày. Hôm 19 tháng 9, ông Sang và bà Thorning-Schmidt đồng chủ trì một cuộc họp báo.
Tại cuộc họp báo đó, ông Sang, nhấn mạnh: “Nhân quyền là vấn đề mà cả dân tộc Việt Nam quan tâm”. Ông nói như vậy để trả lời cho qua chuyện các câu hỏi của báo chí cật vấn ông về tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam.
Cũng theo lời ông Sang, ngoài việc phát triển kinh tế, chính quyền Việt Nam còn cố gắng thiết lập cương lĩnh tốt nhất cho đời sống chính trị. Ông Sang phân trần rằng, không có hệ thống nào hoàn hảo. Hệ thống nào cũng cần được cải cách để phát triển và chính quyền Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.
Chưa rõ tình trạng nhân quyền tại Việt Nam “sẽ tiếp tục được cải thiện” theo hướng nào và sau “cố gắng thiết lập cương lĩnh tốt nhất cho đời sống chính trị” thì dân chủ, tự do tại Việt Nam sẽ ra sao, điểm đáng chú ý nhất là ngay sau đó, báo chí Việt Nam hoàn toàn câm lặng, không đề cập gì tới buổi họp báo. Bài tường thuật duy nhất về buổi họp báo, được tờ Thanh Niên thực hiện đã bị lột ra khỏi trang web của họ.
Bài “Nhân quyền là vấn đề cả dân tộc chúng tôi đang quan tâm” của tờ Thanh Niên có đoạn, giới thiệu ý kiến của bà Helle Thorning-Schmidt, Thủ tướng Đan Mạch.
Theo đó, bà Helle Thorning-Schmidt khẳng định, quyền con người luôn là vấn đề mà Đan Mạch và EU (Cộng đồng châu Âu) rất quan tâm. EU và Việt Nam hiện đang đối thoại thường xuyên về vấn đề nhân quyền và lần đối thoại gần đây nhất vừa diễn ra vào tuần trước. Đan Mạch nhận thấy đang có những bước phát triển tích cực và sẽ tiếp tục trao đổi các quan điểm nhằm phát triển vấn đề này sao cho tốt nhất.
Có lẽ cũng cần nhắc thêm rằng, trong lần đối thoại thường niên về nhân quyền giữa EU và Việt Nam, mới diễn ra ở Hà Nội. EU khẳng định, nhân quyền là yếu tố quan trọng trong quan hệ giữa EU và Việt Nam, nên EU sẽ “cương quyết và thường xuyên nêu lên vấn đề này”.
Tại cuộc đối thoại thường niên lần thứ ba về nhân quyền giữa EU và Việt Nam, đại diện EU đã thảo luận với đại diện phía Việt Nam về nhiều vấn đề như: tự do ngôn luận, tự do báo chí, trong đó có việc thực hiện Nghị định 72.
Tuy cho rằng, Việt Nam có “một số tiến triển tích cực” về nhân quyền như các tiến bộ liên quan tới người đồng tính, dự định ký kết và phê chuẩn Công ước Quốc tế chống Tra tấn vào năm tới, mời đại diện đặc biệt về Tự do Tôn giáo của Liên hiệp Quốc tới thăm vào năm 2014, song EU khẳng định, họ vẫn còn những “lo ngại sâu xa”, chẳng hạn “việc áp dụng rộng rãi các điều khoản an ninh quốc gia trong bộ luật hình sự” hay việc thực thi tự do tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam.
Trở lại quan hệ giữa Việt Nam và Đan Mạch, hồi cuối tháng 5 vừa qua, Đan Mạch đã dừng việc cấp ODA (hỗ trợ phát triển chính thức) để thực hiện ba dự án tài trợ cho Việt Nam, sau khi phát giác có dấu hiệu gian lận và lãng phí từ phía Việt Nam.
Lúc đó, ông Christian Friis Bach, Bộ trưởng Phát triển của Đan Mạch tuyên bố rằng, cần phải tìm ra những tổ chức và cá nhân sử dụng sai mục đích nguồn vốn viện trợ của Đan Mạch để làm rõ hậu quả. Ông Bach nhấn mạnh: “Những hành vi gian dối đó phải bị chặn đứng và trừng phạt”.
Ở cuộc họp báo chung với ông Sang, Thủ tướng Đan Mạch cho biết, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch sẽ chuyển từ “hợp tác phát triển” sang “hợp tác về chính trị và thương mại”. Chương trình “hợp tác phát triển” giữa Việt Nam và Đan Mạch sẽ kết thúc vào năm 2015.
Sau thời điểm đó, chỉ có một số chương trình tại Việt Nam tiếp tục được nhận viện trợ từ Đan Mạch là: biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, hành chính công...
Ông Trương Tấn Sang đã đến thăm Đan Mạch – một trong những quốc gia viện trợ cho Việt Nam, trong ba ngày. Hôm 19 tháng 9, ông Sang và bà Thorning-Schmidt đồng chủ trì một cuộc họp báo.
Tại cuộc họp báo đó, ông Sang, nhấn mạnh: “Nhân quyền là vấn đề mà cả dân tộc Việt Nam quan tâm”. Ông nói như vậy để trả lời cho qua chuyện các câu hỏi của báo chí cật vấn ông về tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam.
Cũng theo lời ông Sang, ngoài việc phát triển kinh tế, chính quyền Việt Nam còn cố gắng thiết lập cương lĩnh tốt nhất cho đời sống chính trị. Ông Sang phân trần rằng, không có hệ thống nào hoàn hảo. Hệ thống nào cũng cần được cải cách để phát triển và chính quyền Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.
Chưa rõ tình trạng nhân quyền tại Việt Nam “sẽ tiếp tục được cải thiện” theo hướng nào và sau “cố gắng thiết lập cương lĩnh tốt nhất cho đời sống chính trị” thì dân chủ, tự do tại Việt Nam sẽ ra sao, điểm đáng chú ý nhất là ngay sau đó, báo chí Việt Nam hoàn toàn câm lặng, không đề cập gì tới buổi họp báo. Bài tường thuật duy nhất về buổi họp báo, được tờ Thanh Niên thực hiện đã bị lột ra khỏi trang web của họ.
Bài “Nhân quyền là vấn đề cả dân tộc chúng tôi đang quan tâm” của tờ Thanh Niên có đoạn, giới thiệu ý kiến của bà Helle Thorning-Schmidt, Thủ tướng Đan Mạch.
Theo đó, bà Helle Thorning-Schmidt khẳng định, quyền con người luôn là vấn đề mà Đan Mạch và EU (Cộng đồng châu Âu) rất quan tâm. EU và Việt Nam hiện đang đối thoại thường xuyên về vấn đề nhân quyền và lần đối thoại gần đây nhất vừa diễn ra vào tuần trước. Đan Mạch nhận thấy đang có những bước phát triển tích cực và sẽ tiếp tục trao đổi các quan điểm nhằm phát triển vấn đề này sao cho tốt nhất.
Có lẽ cũng cần nhắc thêm rằng, trong lần đối thoại thường niên về nhân quyền giữa EU và Việt Nam, mới diễn ra ở Hà Nội. EU khẳng định, nhân quyền là yếu tố quan trọng trong quan hệ giữa EU và Việt Nam, nên EU sẽ “cương quyết và thường xuyên nêu lên vấn đề này”.
Tại cuộc đối thoại thường niên lần thứ ba về nhân quyền giữa EU và Việt Nam, đại diện EU đã thảo luận với đại diện phía Việt Nam về nhiều vấn đề như: tự do ngôn luận, tự do báo chí, trong đó có việc thực hiện Nghị định 72.
Tuy cho rằng, Việt Nam có “một số tiến triển tích cực” về nhân quyền như các tiến bộ liên quan tới người đồng tính, dự định ký kết và phê chuẩn Công ước Quốc tế chống Tra tấn vào năm tới, mời đại diện đặc biệt về Tự do Tôn giáo của Liên hiệp Quốc tới thăm vào năm 2014, song EU khẳng định, họ vẫn còn những “lo ngại sâu xa”, chẳng hạn “việc áp dụng rộng rãi các điều khoản an ninh quốc gia trong bộ luật hình sự” hay việc thực thi tự do tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam.
Trở lại quan hệ giữa Việt Nam và Đan Mạch, hồi cuối tháng 5 vừa qua, Đan Mạch đã dừng việc cấp ODA (hỗ trợ phát triển chính thức) để thực hiện ba dự án tài trợ cho Việt Nam, sau khi phát giác có dấu hiệu gian lận và lãng phí từ phía Việt Nam.
Lúc đó, ông Christian Friis Bach, Bộ trưởng Phát triển của Đan Mạch tuyên bố rằng, cần phải tìm ra những tổ chức và cá nhân sử dụng sai mục đích nguồn vốn viện trợ của Đan Mạch để làm rõ hậu quả. Ông Bach nhấn mạnh: “Những hành vi gian dối đó phải bị chặn đứng và trừng phạt”.
Ở cuộc họp báo chung với ông Sang, Thủ tướng Đan Mạch cho biết, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch sẽ chuyển từ “hợp tác phát triển” sang “hợp tác về chính trị và thương mại”. Chương trình “hợp tác phát triển” giữa Việt Nam và Đan Mạch sẽ kết thúc vào năm 2015.
Sau thời điểm đó, chỉ có một số chương trình tại Việt Nam tiếp tục được nhận viện trợ từ Đan Mạch là: biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, hành chính công...
(Người Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét