Ông Nguyễn Ngọc Thịnh, một người Mỹ gốc Việt về nước lập doanh nghiệp phần mềm từ năm 2002 cho biết có nhiều Việt kiều muốn về nước làm việc, làm ăn thế nhưng do còn nhiều hạn chế, còn nhiều điều ‘chính phủ Việt Nam nói mà chưa thực hiện được khiến họ còn e ngại, hay đã về rồi lại ra nước ngoài vì ở có nhiều điều phiền toái.
Tổng giám đốc doanh nghiệp Phát triển phần mềm Pyramid (PSD) cho biết, riêng trường hợp của ông hồi về nước có nhiều "khó khăn về kỹ thuật" như điện, internet, nhân lực yếu, nhưng lúc đó nhà nước có chính sách ưu đãi ngành công nghệ thông tin nên chuyện giấy tờ cũng dễ dàng hơn các ngành khác.
Chính sách này của Trung Quốc được cho là nhằm thu hút nhân tài từ nước ngoài về làm việc và đầu tư trong nước.Ông Thịnh về Việt Nam theo dạng nhà đầu tư nên được visa dài hạn 3 -5 năm, và chính sách này vẫn còn cho tới nay, trong khi Trung Quốc từ năm 2010 đã có chính sách ‘thẻ xanh’ khá gần với loại thẻ định cư ở Mỹ và một số nước châu Âu.
Theo trang BấmForbes, có ít nhất hơn 53% số người xin thị thực vô thời hạn là người Hoa kiều hoặc gốc Hoa, hay con cái của người gốc Hoa ở Mỹ, Canada, Úc, Đức và Nhật Bản.
Cũng theo tạp chí này, số hồ sơ xin thị thực vô thời hạn tăng nhanh theo từng năm, khi số người vào Trung Quốc theo dạng này thường là các chuyên gia, lao động có chuyên môn, và các nhà đầu tư.
Thế nhưng ở Việt Nam, để xin được loại thị thực dài hạn 3-5 năm như của ông Thịnh cũng không phải dễ.
Theo kinh nghiệm của ông Tổng giám đốc PSD, để xin thị thực cho một số nhân viên là người nước ngoài gốc Việt “rất nhiêu khê” và mất nhiều thời gian.
“Họ cũng không có chính sách ưu đãi về chuyện này nhiều đâu,” ông Thịnh nói.
'Chỉ cần công bằng'
Khi được hỏi có phải lý do chính khiến chính phủ khá chặt chẽ về visa với Việt kiều là do chính trị, ông Thịnh tỏ ra đồng tình.
“Tôi nghĩ cũng có một phần là do chính trị.
“Ở đây thì các cơ quan thông tin báo chí họ có cách kiểm soát riêng, thì một phần cũng có cái đó, họ chưa có chính sách rõ ràng, chỉ nói trên miệng thôi nhưng trên thực tế thì thất bại, còn rất khó khăn, rất phức tạp.”
Thế nhưng ông Nguyễn Ngọc Thịnh cho rằng đây chỉ là nguyên nhân nhỏ ngăn Việt kiều về nước làm ăn, mà còn có những rào cản khác, “có cái mình nhìn thấy rõ ràng, có cái mình không thấy.”
Nếu so sánh với người ngoại quốc, “những ưu đãi để chiêu dụ Việt kiều về đây là hầu như không có gì hết.
“Ở Việt Nam bây giờ cũng có nhiều nhóm Việt kiều khác nhau, những công ty lớn mà thành công như Vincom, Sun Group', thì họ có các quan hệ cá nhân rất tốt, rất thành công.”
“Còn một số Việt kiều khác thì họ đầu tư rất nhỏ, cũng dè dặt hơn,” và phần đông người ngoại quốc gốc Việt về nước là để thăm thân hay đi du lịch hoặc làm ăn nhỏ, theo ông Thịnh.
Nhu cầu của người Việt ở nước ngoài được về nước làm ăn có rất nhiều.
“Tôi biết ở ngoại quốc mà những người làm trong ngành công nghệ thông tin mà bây giờ họ quá tuổi 50, họ muốn đóng góp một cái gì đó, muốn về Việt Nam sống một thời gian nhưng cơ hội rất hiếm.”
Chuyên gia về công nghệ phần mềm cho rằng, với kinh nghiệm và kiến thức của những người như thế thì ít nhất ngành công nghệ thông tin cũng tiến rất nhanh.
Tuy nhiên, khi trả lời câu hỏi Việt kiều cần được ưu đãi gì để về nước thì ông nói không cần ưu đãi, mà chỉ cần được đối xử công bằng.
Bên cạnh đó, ông cũng nhắc nhở, nguồn ngoại tệ thu được từ Việt kiều là quan trọng nhưng nó chỉ giúp được vào lúc này, còn tính về lâu dài, Việt Nam vẫn cần đến những người có kiến thức và kinh nghiệm từ nước ngoài để phát triển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét