Jonathan London
Trong vài tuần qua, đã có hai việc thu hút sự chú ý của nhiều người ở Việt Nam. Một là đã đến lúc Quốc Hội phải quyết định làm gì đối với Hiến Pháp sửa đổi vào ngày 28 tháng 11 sắp tới. Hai là việc Việt Nam được bầu làm thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền (HĐNQ), một hội đồng có trách nhiệm để đẩy mạnh những giá trị trong tuyên ngôn về quyền con người của LHQ. Hai sự kiện này khác nhau và có những sự phức tạp riêng của nó, nhưng cả hai là rất quan trọng không thể tranh cãi được, dù đứng ở khía cạnh nào.
Ở Việt Nam, từ lâu không khí xã hội chính trị đều ‘có thể đoán trước được’ đến mức gần như không cần phải mất công quan sát về nó. Hiện nay thì khác, dù ĐCSVN đã luôn luôn có đường lối ‘thống nhất’, trên thực tế là không phải như vậy. Khẳng định như thế chẳng có gì liên quan đến ‘chống Đảng’ và đây chỉ là nhận xết khách quan mà thôi. Chúng ta không cần đồng tình về quan điểm để thấy điều đó.
Ấn tượng mạnh nhất đối với tôi, là một người quan sát, thay vì có những thái độ và hành vi đầu hàng (v.d: thái độ thuyết định mệnh, thuyết khuyến nho, và bi quan nói chung), nhiều người ở Việt Nam đang hướng tới một cái nhìn về tương lai, một sự tự tin về chuyện Hiến Pháp lẫn chuyện HĐNQ, cuối cùng rồi sẽ cho Việt Nam tiến tới một tương lai tươi sáng hơn. Họ thấy, thay vì thêm hai cơ hội mất trong lịch sử của Việt Nam, thì hai chủ đề hiến pháp và nhân quyền sẽ là hai điểm tựa trên đường cải cách.
Thái độ đó có thể được xem là đương nhiên, vì không có một lựa chọn nào khác cả. Nhưng, những gì tôi đang quan sát là khác. Thay vì khẳng định một cách quen thuộc, những người đấu tranh ở Việt Nam đang kêu gọi cùng nhau “tiến lên!” một cách mạnh mẽ hơn so với trước đây.
Họ rất tự tin vì ít nhất có hai lý do quan trọng. Một, họ thấy rõ hơn so với trước không chỉ về một hiến pháp là rất quan trọng mà là một hiến pháp chỉ có giá trị nếu văn bản đó thực sự có sự ưng thuận của toàn dân. Bản hiến pháp sửa đổi mà Quốc Hội phải quyết định thông qua trong tuần, hay quyết định phải bàn tiếp là một văn bản vẫn đang gây ra tranh cãi, không chỉ ngoài mà ngay trong bộ máy nhà nước. Những vấn đề, như hệ thống chính trị hay đất đai, dù nhạy cảm nhưng vẫn chưa được thống nhất. Kể cả những người muốn giữ được hệ thống một đảng cũng chưa thống nhất về nhiều điều. Chẳng hạn, Điều 93 trong dự thảo sửa đổi hiến pháp có bày tỏ rõ ràng định hướng mới đối với cơ cấu lãnh đạo và cụ thể là vai trò của chủ tịch nước tương lai. Một lần nữa, khẳng định như vậy chẳng có tính chống đảng vì vấn đề này chưa thực sự được giải quyết. Nói có là nói dối rồi, có đúng không?
Lý do thứ hai là việc Nhà Nước Việt Nam đã ký vào, cam kết, và có trách nhiệm có ứng xử thích hợp và nay có trách nhiệm mới để bảo vệ và đẩy mạnh các quyền con người ở nước mình thậm chí ở các nước khác, và cũng để giúp dân Việt Nam hiểu rõ hơn quyền của mình là như thế nào. Thay vì chấp nhận “luật rừng”, người Việt Nam ngày càng có nhiều hiểu biết về những quyền của họ và trách nhiệm của nhà nước trước pháp luật quốc tế.
Cách đây hai tuần trong một bài có tiêu đề ‘Dũng cảm chính trị’ chúng ta đã thấy trong bối cảnh xã hội nào, luôn luôn có ba phương án đối với hành vi, cư xử của mình: sự thoát khỏi (exit), sự trung thành, và sự tiếng nói. (Dù cũng có bạn đọc phản đối rằng ở Việt Nam có phương án phổ biển nhất là… cứ chờ xem sau!). Vì thế, hiện nay rất khó đoán hành vi của những người trong và xoay quanh chính trường sẽ làm gì, chính vì luật chơi trong nền chính trị của Việt Nam đã thay đổi một cách nhất định. Như một bạn đọc dấu tên có nhận xét:
Hiện nay “có một sự mò mẫm, không rõ ràng trong hướng đi. Nó cho thấy một sự giằng co, tranh giành phe phái mà chưa có phe nào giành ưu thế. Các phe cứ dền dứ nhau, lừa miếng nhau từng tí một. Khi phe này tung ra một chiêu để chiếm lợi thế, thì một thời gian sau phe kia lại có chiêu đối đáp để giành lại thế cân bằng.
Ngoài ra, chưa bao giờ nhóm lợi ích thao túng chính trường như bây giờ. Đồng thời, chưa bao giờ lực lượng xã hội, có tiếng nói, dù là chút ít, có ảnh hưởng đến chính trường như bây giờ. Vì vậy tính chất đấu đá phe phái trên chính trường đã có sự thay đổi so với trước đây. Bây giờ, trên võ đài vẫn là các phe phái truyền thống, nay lại có thêm hai lực lượng làm chất xúc tác. Các phe phái đang trình diễn tài nghệ ảo thuật với hai chất xúc tác: nhóm lợi ích và lực lượng xã hội. Nó cho thấy một sự mù mờ về tương lai của [nền chính trị Việt Nam].
Trong khi nội bộ ĐCSVN dù có rất nhiều phe, nhưng tất cả họ đều cố gắng duy trì sự tồn tại của ĐCS, thực chất là sự tồn tại địa vị của họ. Có nhiều ý kiến cho rằng sự đấu đá trong đảng sẽ làm cho đảng bị suy yếu và tan rã, đó chỉ là ngộ nhận. Nhìn lại lịch sử đảng, đã bao giờ họ không đấu đá? … Và đến giờ ĐCS đã không còn là một đảng ra hồn nữa.…
Thực vậy. Hiện nay, rất nhiều người ở Việt Nam (từ mọi phía) thấy là từ trước đến nay đã chưa bao giờ có một giai đoạn nào như thế cả. Điều đó cũng không có nghĩa là Việt Nam sẽ có những thay đổi to lớn. Vẫn còn những người muốn giữ nguyên trạng (status quo) hay gần nguyên trạng những thể chế chính trị của đất nước và chờ đến thế kỷ 22 để chờ đợi một trật tự “hoàn thiện”. Như cách so với trước, Việt Nam hiện nay đã phát triển một diễn luận chính trị công khai và đa chiều, điều đó cũng là một dấu hiệu đáng hứa hẹn.
Ở Việt Nam, muốn có tiến bộ về mặt thể chế phải xóa bỏ những yếu tố trong hiến pháp và hành vi của nhà nước làm trái với quyền con người. Điều đó là chắc chắn và không tránh được. Như vậy, bất chấp kết quả trong vài ngày tới, hai vấn đề hiến pháp và nhân quyền sẽ là trung tâm của những đấu tranh chính trị ở Việt Nam. Càng sớm giải quyết hai vấn đề này thì sự phát triển của Việt Nam sẽ sớm cất cánh.
Jonathan London
(Blog Xin lỗi ông )
Jonathan London
(Blog Xin lỗi ông )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét