WASHINGTON (Stars & Stripes) – Từ nhiều năm nay, một người đàn ông sống ở Việt Nam, có tên là Đặng Tấn Ngọc, luôn nói rằng ông ta chính là Thượng Sĩ John Hartley Robertson, một quân nhân lực lượng đặc biệt Mỹ, bị mất tích năm 1968 và bị chính phủ Mỹ coi là đã chết.
Câu chuyện của ông Ngọc được kể lại trong một cuộn phim tài liệu gây nhiều tranh cãi, mang tên “Unclaimed,” được trình chiếu lần đầu ở Mỹ hồi Tháng Năm, trong đại hội phim GI Film Festival. Người làm cuốn phim này nói rằng đã tìm ra Thượng Sĩ Robertson trong một ngôi làng hẻo lánh ở Việt Nam, gây ra phản ứng chống đối gay gắt của nhiều cựu chiến binh Mỹ.
Câu chuyện của ông Ngọc được kể lại trong một cuộn phim tài liệu gây nhiều tranh cãi, mang tên “Unclaimed,” được trình chiếu lần đầu ở Mỹ hồi Tháng Năm, trong đại hội phim GI Film Festival. Người làm cuốn phim này nói rằng đã tìm ra Thượng Sĩ Robertson trong một ngôi làng hẻo lánh ở Việt Nam, gây ra phản ứng chống đối gay gắt của nhiều cựu chiến binh Mỹ.
Chính phủ Mỹ coi ông Ngọc là kẻ mạo danh, nhưng gia đình của ông Robertson lại đòi là phải có thêm điều tra về việc này.
Họ đòi phải khai quật xác của mẹ ông Robertson, bà Mildred Robertson, từ một nghĩa trang ở Birmingham, tiểu bang Alabama, để lấy mẫu DNA rồi thử nghiệm so sánh với mẫu của ông Ngọc.
Câu chuyện này khởi sự năm 2008 khi một cựu chiến binh Mỹ, từng tham chiến ở Việt Nam, ông Tom Faunce, nghe kể về một người tự xưng là Robertson. Ông Faunce tự đứng ra điều tra việc này và cùng một số người khác trở lại Việt Nam tìm ông Ngọc.
Lần sau cùng người ta thấy ông Robertson là vào ngày 20 Tháng Năm 1968, khi đó ông ở trên một trực thăng H-34 của không quân Việt Nam Cộng Hòa đang gặp hỏa lực mạnh của địch ở Lào. Chiếc phi cơ đâm vào rừng cây, phát nổ. Các quân nhân Mỹ chứng kiến việc này cho hay không ai sống sót, nhưng người ta không hề tìm thấy xác ông Robertson.
Người đàn ông hiện ở Việt Nam có tên là Đặng Tấn Ngọc. (Hình: Movie Unclaimed) |
Trong mấy lần gặp ông Faunce, ông Ngọc, người với trí nhớ không còn tốt và cũng không nói được tiếng Anh, nói qua thông dịch viên rằng ông nhớ mình nhảy khỏi chiếc trực thăng bốc cháy và bị bắt làm tù binh. Ông chỉ cho ông Faunce thấy các vết sẹo khắp mình là bằng chứng cho thấy ông có trong vụ rớt máy bay. Ông nói rằng sau bốn hay năm năm giam cầm, ông được thả ra đi làm ngoài đồng và sau đó một nữ y tá giúp ông trốn thoát. Hai ngừơi sau đó lập gia đình với nhau và có con.
Cuốn phim của đạo diễn Michael Jorgensen và Myth Merchant Films gặp sự phản đối kịch liệt của nhiều cựu chiến binh Mỹ và họ đòi không được chiếu cuốn phim này trong đại hội GI Film Festival.
Chính phủ Mỹ nói rằng đã từng phỏng vấn ông Ngọc và đi tới kết luận rằng ông này chỉ là kẻ mạo danh, dù rằng có hình dạng giống ông Robertson.
Có lần ông Faunce đưa ông Ngọc đi nhổ răng. Chiếc răng này sau đó được phòng thí nghiệm Ehleringer Lab thuộc trường đại học University of Utah cũng như IsoForensic Inc. ở Mỹ phân tích. Kết quả phân tích Isotope oxygen cho thấy trong men răng có các dữ kiện hóa học ghi lại môi trường sống của người chủ cái răng hồi còn nhỏ, cho thấy “nhiều phần chắc chắn” rằng ông Ngọc lớn lên ở Bắc Mỹ.
Hiện nay, trong số anh chị em với ông Robertson chỉ còn một người em gái sống ở Canada. Bà Jean Robertson-Holley cho hay bà không nghi ngờ gì ông Ngọc chính là anh của bà. (V.Giang)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét