Như để gỡ gạc thể diện trước những lời chỉ trích là đã quá thụ động trước các hành động thách thức - đặc biệt là của không quân Mỹ-Nhật – đối với vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông, truyền thông Nhà nước Trung Quốc vào hôm qua đã nhất loạt loan tin là quân đội nước này đã tung chiến đấu cơ vào vùng phòng không này để giám sát các phi cơ Mỹ và Nhật bay vào khu vực.
Tân Hoa Xã đã trích lời một nhân vật lãnh đạo Không quân Trung Quốc cho biết : « Nhiều chiến đấu cơ đã được khẩn cấp phái đến nơi để kiểm tra tính danh » của các phi cơ Mỹ và Nhật. Theo nguồn tin này, phi đội Trung Quốc bao gồm ít nhất là hai máy bay tiêm kích, đã nhận dạng được 2 phi cơ trinh sát của Mỹ và 10 máy bay Nhật Bản trong đó có một chiến đấu cơ phản lực F-15.
Bản tin của Tân Hoa Xã xác nhận rằng Washington và Tokyo đang tiếp tục phớt lờ đòi hỏi của Bắc Kinh theo đó phi cơ tiến vào vùng phòng không của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông phải đệ trình kế hoạch nếu không muốn đối mặt với « các biện pháp phòng vệ khẩn cấp ». Phia Trung Quốc không nói rõ đó là những biện pháp nào.
Lời lẽ đe dọa gián tiếp trên đây không làm cho quân đội Mỹ nao núng. Đại tá Steve Warren, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Mỹ vào hôm qua đã tái khẳng định quyền tự do lưu thông trên không của phi cơ Mỹ khi xác nhận : « Chúng tôi luôn có các phi vụ, thường xuyên đi ngang qua không phận quốc tế trên khắp Thái Bình Dương, bao gồm cả khu vực vừa được Trung Quốc lồng vào vùng phòng không của họ (trên Biển Hoa Đông) ».
Thông điệp của phía Mỹ rất rõ : « Những phi vụ đó phù hợp với chính sách tự do lưu thông của Mỹ, đã có từ lâu và được mọi người biết đến, vẫn được áp dụng ở nhiều vùng hoạt động (của Quân đội Mỹ) trên thế giới. Tôi có thể xác nhận rằng Hoa Kỳ đã và sẽ tiếp tục hoạt động trong khu vực (Biển Hoa Đông) như bình thường. »
Trong số các phản ứng chính thức của Hoa Kỳ trước vùng nhận dạng phòng không đơn phương của Trung Quốc, rõ ràng là giới quân sự đã có thái độ cứng rắn. Về phía giới dân sự, phản ứng có phần chừng mực hơn.
Vào hôm qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã cho rằng các hãng hàng không dân sự Mỹ nên tuân thủ yêu cầu của Trung Quốc muốn được thông báo về các chuyến bay đi vào vùng nhận dạng phòng không của họ. Tuy nhiên, bộ Ngoại giao Mỹ cũng khẳng định rằng lời khuyên đối với ngành hàng không dân dụng Mỹ không hề có nghĩa là chính phủ Mỹ công nhận các yêu cầu của Trung Quốc về vùng phòng không mới thành lập này.
Quan điểm của Washington đối với các chuyến bay dân sự Mỹ tuy nhiên chưa được phía Nhật Bản chấp nhận. Các hãng hàng không Nhật Bản, dưới áp lực của chính quyền, đã quyết định không tôn trọng quy định mới của Trung Quốc từ hôm thứ Tư 27/11, sau khi đã tuân thủ lúc ban đầu.
Trong ấn bản buổi chiều hôm nay, nhật báo Yomiuri Shimbun cho biết hai hãng hàng không lớn nhất của Nhật Bản vẫn không thay đổi lập trường, kể cả sau khi chính quyền Mỹ khuyên các hãng hàng không thương mại Hoa Kỳ nên tuân thủ các yêu cầu của Trung Quốc.
Cũng theo tờ Yomiuri Shimbun, Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ đưa ra một tuyên bố chung yêu cầu Trung Quốc bãi bỏ vùng phông không trên Biển Hoa Đông nhân chuyến thăm Tokyo của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden. Theo kế hoạch dự kiến, ông Biden sẽ gặp Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vào thứ Ba tuần tới.
Tân Hoa Xã đã trích lời một nhân vật lãnh đạo Không quân Trung Quốc cho biết : « Nhiều chiến đấu cơ đã được khẩn cấp phái đến nơi để kiểm tra tính danh » của các phi cơ Mỹ và Nhật. Theo nguồn tin này, phi đội Trung Quốc bao gồm ít nhất là hai máy bay tiêm kích, đã nhận dạng được 2 phi cơ trinh sát của Mỹ và 10 máy bay Nhật Bản trong đó có một chiến đấu cơ phản lực F-15.
Bản tin của Tân Hoa Xã xác nhận rằng Washington và Tokyo đang tiếp tục phớt lờ đòi hỏi của Bắc Kinh theo đó phi cơ tiến vào vùng phòng không của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông phải đệ trình kế hoạch nếu không muốn đối mặt với « các biện pháp phòng vệ khẩn cấp ». Phia Trung Quốc không nói rõ đó là những biện pháp nào.
Lời lẽ đe dọa gián tiếp trên đây không làm cho quân đội Mỹ nao núng. Đại tá Steve Warren, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Mỹ vào hôm qua đã tái khẳng định quyền tự do lưu thông trên không của phi cơ Mỹ khi xác nhận : « Chúng tôi luôn có các phi vụ, thường xuyên đi ngang qua không phận quốc tế trên khắp Thái Bình Dương, bao gồm cả khu vực vừa được Trung Quốc lồng vào vùng phòng không của họ (trên Biển Hoa Đông) ».
Thông điệp của phía Mỹ rất rõ : « Những phi vụ đó phù hợp với chính sách tự do lưu thông của Mỹ, đã có từ lâu và được mọi người biết đến, vẫn được áp dụng ở nhiều vùng hoạt động (của Quân đội Mỹ) trên thế giới. Tôi có thể xác nhận rằng Hoa Kỳ đã và sẽ tiếp tục hoạt động trong khu vực (Biển Hoa Đông) như bình thường. »
Trong số các phản ứng chính thức của Hoa Kỳ trước vùng nhận dạng phòng không đơn phương của Trung Quốc, rõ ràng là giới quân sự đã có thái độ cứng rắn. Về phía giới dân sự, phản ứng có phần chừng mực hơn.
Vào hôm qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã cho rằng các hãng hàng không dân sự Mỹ nên tuân thủ yêu cầu của Trung Quốc muốn được thông báo về các chuyến bay đi vào vùng nhận dạng phòng không của họ. Tuy nhiên, bộ Ngoại giao Mỹ cũng khẳng định rằng lời khuyên đối với ngành hàng không dân dụng Mỹ không hề có nghĩa là chính phủ Mỹ công nhận các yêu cầu của Trung Quốc về vùng phòng không mới thành lập này.
Quan điểm của Washington đối với các chuyến bay dân sự Mỹ tuy nhiên chưa được phía Nhật Bản chấp nhận. Các hãng hàng không Nhật Bản, dưới áp lực của chính quyền, đã quyết định không tôn trọng quy định mới của Trung Quốc từ hôm thứ Tư 27/11, sau khi đã tuân thủ lúc ban đầu.
Trong ấn bản buổi chiều hôm nay, nhật báo Yomiuri Shimbun cho biết hai hãng hàng không lớn nhất của Nhật Bản vẫn không thay đổi lập trường, kể cả sau khi chính quyền Mỹ khuyên các hãng hàng không thương mại Hoa Kỳ nên tuân thủ các yêu cầu của Trung Quốc.
Cũng theo tờ Yomiuri Shimbun, Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ đưa ra một tuyên bố chung yêu cầu Trung Quốc bãi bỏ vùng phông không trên Biển Hoa Đông nhân chuyến thăm Tokyo của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden. Theo kế hoạch dự kiến, ông Biden sẽ gặp Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vào thứ Ba tuần tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét