Cơ quan điều tra cần chủ động vào cuộc ngay mà không đợi UBND TP.HCM chuyển hồ sơ.
Ông Nguyễn Bá Thanh - Trưởng ban Nội chính Trung ương cho biết đã nhận được thông tin qua đọc báo Pháp Luật TP.HCM và sẽ khẩn trương chỉ đạo xác minh. Trong khi đó, một lãnh đạo UBND TP.HCM nói đây là thông tin “động trời”.
Ban Nội chính sẽ khẩn trương vào cuộc
Chiều tối 24-3,trao đổi với PV báo Pháp Luật TP.HCM qua điện thoại liên quan đến thông tin một công ty nói đã bôi trơn 2,8 triệu USD cho các cơ quan tại Hà Nội, ông Nguyễn Bá Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương cho biết: “Tôi đã đọc thông tin trên báo Pháp Luật TP.HCM về vụ việc “bôi trơn” trên. Hiện tôi đang đi công tác các tỉnh và sẽ khẩn trương về Hà Nội để yêu cầu các cơ quan liên quan làm rõ tính xác thực vụ việc được cho là có dấu hiệu “bôi trơn” nghiêm trọng này! Báo chí cứ bình tĩnh, Ban Nội chính Trung ương sẽ vào cuộc và đề nghị các cơ quan liên quan vào cuộc xác minh, giải trình”.
Khi PV đặt câu hỏi về việc Ban Nội chính Trung ương đã nhận được thông tin nào về vụ việc này từ trước đó chưa, “Tôi chưa nhận được, mới đọc trên Pháp Luật TP.HCM thôi nhưng đây là cơ sở và tôi sẽ yêu cầu các cơ quan liên quan vào cuộc khẩn trương vụ việc này. Tôi đã nói là nhà báo cứ bình tĩnh, Ban Nội chính Trung ương sẽ vào cuộc ngay” - ông Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Bá Thanh - Trưởng ban Nội chính Trung ương cho biết đã nhận được thông tin qua đọc báo Pháp Luật TP.HCM và sẽ khẩn trương chỉ đạo xác minh. Trong khi đó, một lãnh đạo UBND TP.HCM nói đây là thông tin “động trời”.
Ban Nội chính sẽ khẩn trương vào cuộc
Chiều tối 24-3,
Khi PV đặt câu hỏi về việc Ban Nội chính Trung ương đã nhận được thông tin nào về vụ việc này từ trước đó chưa, “Tôi chưa nhận được, mới đọc trên Pháp Luật TP.HCM thôi nhưng đây là cơ sở và tôi sẽ yêu cầu các cơ quan liên quan vào cuộc khẩn trương vụ việc này. Tôi đã nói là nhà báo cứ bình tĩnh, Ban Nội chính Trung ương sẽ vào cuộc ngay” - ông Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh.
Dự án Sing Việt mới chỉ là… mô hình nhưng đã kéo theo nó một vụ kiện hành chính và nghi án động trời “bôi trơn” 2,8 triệu USD. Ảnh: ÁI NHÂN
Đây là thông tin “động trời”
Ngày 24-3, liên quan đến việc UBND TP bị kiện và thông tin “bôi trơn” 2,8 triệu USD cho các cơ quan ở Hà Nội, khoản phí tư vấn 300.000 USD mà Công ty Cổ phần Xây dựng Bình Chánh nhận, một lãnh đạo UBND TP chia sẻ quan điểm cá nhân:
“Vụ việc “lùm xùm” này có thể nói phát sinh từ việc thay đổi người đại diện công ty. Khi tháng 12-2011, UBND TP.HCM cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần thứ hai thì người đại diện Công ty Sing-Việt bị đổi từ người Singapore sang người Malaysia. Công ty thành viên là St. Martin’s Properties (viết tắt SMP, công ty Singapore) khởi kiện Sở Kế hoạch và Đầu tư và UBND TP.HCM cho rằng sự điều chỉnh này là bất hợp pháp vì không được sự đồng ý từ các công ty thành viên.
Vị lãnh đạo này cho biết: “Việc điều chỉnh giấy phép thì trình tự không có gì khuất tất. Tuy nhiên, khi thay đổi người đại diện công ty thì quyền lợi của các cá nhân liên quan bị ảnh hưởng. Về thông tinchi phí gửi cho các cơ quan ở Hà Nội 2,8 triệu USD thực hư thế nào cần phải làm rõ. Có thể họ đã bỏ tiền ra để lo nhưng giờ thay đổi người đại diện nên họ thiệt hại rồi tố ngược. Việc này phải chờ cơ quan chức năng xác minh làm rõ thì mới kết luận cụ thể.
Trong những năm qua TP.HCM đã có rất nhiều chính sách và tạo điều kiện tối đa cho các DN đầu tư, không có gì cản trở hay làm khó DN kinh doanh đúng theo quy định pháp luật. Việc “bôi trơn” là một thông tin “động trời” cần phải làm rõ để đảm bảo môi trường kinh doanh minh bạch” - vị này chia sẻ.
NGUYỄN ĐỨC - TRUNG DUNG - ÁI NHÂN - THU HẰNG
Ngày 24-3, liên quan đến việc UBND TP bị kiện và thông tin “bôi trơn” 2,8 triệu USD cho các cơ quan ở Hà Nội, khoản phí tư vấn 300.000 USD mà Công ty Cổ phần Xây dựng Bình Chánh nhận, một lãnh đạo UBND TP chia sẻ quan điểm cá nhân:
“Vụ việc “lùm xùm” này có thể nói phát sinh từ việc thay đổi người đại diện công ty. Khi tháng 12-2011, UBND TP.HCM cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần thứ hai thì người đại diện Công ty Sing-Việt bị đổi từ người Singapore sang người Malaysia. Công ty thành viên là St. Martin’s Properties (viết tắt SMP, công ty Singapore) khởi kiện Sở Kế hoạch và Đầu tư và UBND TP.HCM cho rằng sự điều chỉnh này là bất hợp pháp vì không được sự đồng ý từ các công ty thành viên.
Vị lãnh đạo này cho biết: “Việc điều chỉnh giấy phép thì trình tự không có gì khuất tất. Tuy nhiên, khi thay đổi người đại diện công ty thì quyền lợi của các cá nhân liên quan bị ảnh hưởng. Về thông tin
Trong những năm qua TP.HCM đã có rất nhiều chính sách và tạo điều kiện tối đa cho các DN đầu tư, không có gì cản trở hay làm khó DN kinh doanh đúng theo quy định pháp luật. Việc “bôi trơn” là một thông tin “động trời” cần phải làm rõ để đảm bảo môi trường kinh doanh minh bạch” - vị này chia sẻ.
NGUYỄN ĐỨC - TRUNG DUNG - ÁI NHÂN - THU HẰNG
Chủ tịch UBND TP.HCM LÊ HOÀNG QUÂN: Sẽ chỉ đạo cơ quan chức năng vào cuộc
Liên quan đến phản ánh của báo Pháp Luật TP.HCM về việc xuất hiện tài liệu nghi vấn “2,8 triệu USD đã gửi các cơ quan ở Hà Nội” “bôi trơn” trong dự án đô thị Sing Việt, ông Lê Hoàng Quân cho biết vụ việc trên thuộc lĩnh vực phân công quản lý của hai phó chủ tịch UBND TP.HCM là ông Nguyễn Hữu Tín và ông Lê Mạnh Hà.
Pháp Luật TP.HCM đặt câu hỏi về trách nhiệm của UBND TP.HCM vừa là bị đơn trong vụ án hành chính, vừa phải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chống tham nhũng, thất thoát trong đầu tư, khi tòa án kiến nghị UBND phải làm rõ nghi vấn “bôi trơn” (liên quan đến một số cơ quan ở Hà Nội) thì UBND xử lý ra sao? Ông Lê Hoàng Quân cho biết hiện nghi vấn trên mới chỉ là tài liệu, lời khai một phía nhà đầu tư. Thành phố sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành làm rõ, nếu có chứng cứ, cơ sở thì vụ việc tiếp tục trải qua quy trình điều tra, tố tụng theo quy định.
|
(PLTP)PGS-TS ĐẶNG NGỌC DINH, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển cộng đồng (CECODES):Môi trường đấu thầu chưa lành mạnhTham nhũng vặt xuất hiện thường xuyên ở cấp cơ sở và thường do người dân phát hiện. Còn tiêu cực, tham nhũng xảy ra ở cấp cao hơn chủ yếu do từ bên trong phát hiện ra. Chẳng hạn như ở vụ việc này thông qua vụ khiếu kiện hành chính mới bị lộ nghi vấn “bôi trơn”. Hay như trường hợp công ty Nhật hối lộ quan chức Việt Nam thông tin lộ ra từ phía bên Nhật.Qua câu chuyện này cho thấy môi trường đầu tư, đấu thầu của chúng ta hiện không được lành mạnh, chưa sòng phẳng. Ở Nhật hay một số nước cũng có câu chuyện như vậy nhưng chỉ mang tính cá biệt còn ở ta đây không phải là lần đầu, chỗ này chỗ kia đều có câu chuyện “bôi trơn”, “hoa hồng”, “lại quả” nên không có gì ngạc nhiên.Câu chuyện này trở thành hệ thống cũng giống như ở một số trường hợp muốn học phải đưa phong bì cho cô giáo, muốn chữa bệnh phải có phong bì cho bác sĩ. Có điều người ta sửng sốt là vì giá trị “bôi trơn” ở tham nhũng vặt chỉ vài trăm, vài triệu đồng còn “bôi trơn” làm dự án lên đến tiền tỉ.Luật sư TRẦN HỮU HUỲNH, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam:Có “bôi trơn” do giám sát kémThực tế hiện nay để giành được một hợp đồng thầu trong các dự án không phải là không có những trường hợp tiêu cực kể cả đấu thầu trong nước và quốc tế. Vì vậy qua vụ kiện hành chính nhưng lại xuất hiện tài liệu và lời khai nghi vấn có hiện tượng “bôi trơn” như vậy cũng không có gì bất ngờ. Thông qua các khảo sát người dân và doanh nghiệp của các tổ chức quốc tế và trong nước gần đây cũng nổi lên câu chuyện tiêu cực trong quá trình đầu thầu, làm dự án.Để hạn chế tình trạng “bôi trơn” trong đấu thầu dự án, hiện chúng ta đã có Luật Đấu thầu sửa đổi với các tiêu chí minh bạch, công khai, bình đẳng. Vấn đề để thực thi đúng các nguyên tắc đó cần có sự giám sát chặt chẽ. Giám sát từ trong nội bộ cơ quan quản lý nhà nước đối với các dự án liên quan đến vốn ngân sách, ODA. Đồng thời phải có giám sát cộng đồng, trong đó bản thân các nhà thầu cần có kênh cho họ có ý kiến, các nhà thầu có thể giám sát lẫn nhau tránh thông thầu. Ngoài ra cũng cần sự giảm sát của báo chí, truyền thông.Luật sư BÙI QUANG NGHIÊM, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM:Đủ cơ sở để tiến hành điều traTừ vụ án hành chính, lời khai của đương sự và tài liệu trong vụ án thể hiện “khoản 2,8 triệu USD” để “bôi trơn” trong quá trình thực hiện dự án. Đây không phải lời khai của người dồn tới chân tường, khai để được giảm nhẹ tội, mà lời khai vì quyền lợi của các bên và ở trạng thái bình thường, không bị sức ép. Và không chỉ là lời khai mà là các văn bản tài liệu kèm theo do chính các đương sự cung cấp tại tòa. Rõ ràng có dấu hiệu hình sự nhưng do thẩm quyền của HĐXX trong vụ án hành chính và sự thận trọng nên HĐXX đã kiến nghị trong bản án. Theo tôi, với vai trò quản lý nhà nước, UBND TP.HCM buộc các bên liên quan giải trình “khoản 2,8 triệu USD” và đường đi của số tiền này.Việc báo Pháp Luật TP.HCM phản ánh nghi vấn trên, phải được xem là kênh thông tin tố giác tội phạm. Thay vì đợi UBND TP.HCM chuyển hồ sơ thì cơ quan điều tra chủ động thu thập chứng cứ, tài liệu để xem xét khởi tố vụ án. Đây là cơ hội để UBND TP.HCM, cơ quan điều tra vào cuộc để làm rõ và cũng là cách tốt nhất để bảo vệ môi trường đầu tư.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét