B. Mỹ giúp Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.
Để hình thành Hiệp định Thương mại song phương Mỹ-Việt, ngay từ ngày 11.03.1998, Tổng thống Bill Clinton đã tuyên bố miễn áp dụng tu chính án (amendment) Jackson-Vanik đối với Việt Nam. Tu chính án này, do Quốc hội Mỹ biểu quyết năm 1974, cấm dành quy chế tối huệ quốc (MFN, most favoured nation) trong buôn bán với các nước cộng sản và không cho phép các quốc gia này tiếp cận những chương trình hỗ trợ của Chính phủ Mỹ... Nhưng quyết định này chỉ có giá trị trong vòng một năm, nên hàng năm Chính phủ và Quốc hội Mỹ phải bày tỏ thái độ về việc áp dụng tu chính án đối với Việt Nam. Do đó, ngày 14.07.2000, tại Washington D.C., đại diện hai nước mới có thể ký BTA sau nhiều vòng đàm phán. Sau khi lưỡng viện Quốc hội thông qua, ngày 17.10.2001, Tổng thống George W. Bush ký ban hành Hiệp định này. Hoa kỳ cũng giúp đỡ không ít để Việt Nam được thu nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO, World Trade Organization, tiếng Anh và OMC, Organisation mondiale du commerce, tiếng Pháp) từ ngày 11.01.2007, sau khi nộp đơn xin gia nhập từ tháng 01.1995. Một lý do khác không được loan báo, nhưng không thể thiếu, là Việt Nam chỉ được phép gia nhập WTO sau khi Trung cộng đã vào tổ chức này vào ngày 11.12.2001.
Một vấn đề thật quan trọng khác mà Chính phủ và giới Lập pháp Mỹ vẫn lớn tiếng ‘hứa lèo’ với người dân Việt đau khổ, nạn nhân của họ, là các Thương ước ký giữa Hoa kỳ và Việt cộng sẽ được hình thành dựa trên căn bản : Nhân quyền có được Chính phủ Việt cộng tôn trọng như đã hứa hay không. Tin tưởng chính giới Mỹ, ngay từ năm 1999, người Mỹ gốc Việt đã có những cuộc vận động với Chính phủ cũng như các vị dân cử Quốc hội Hoa kỳ hầu có những cải thiện về tình trạng tự do tôn giáo tâi Việt Nam. Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa kỳ (USCIRF – United States Commission on International Religious Freedom), một cơ quan độc lập, hoạt động với ngân quỹ trực tiếp từ Quốc hội, đã yêu cầu Bộ Ngoại giao ghi tên Việt Nam vào danh sách các ‘Quốc Gia Đáng Quan Tâm Đặc Biệt’ (Country of Particular Concern, CPC) nhiều lần và, đến lúc, phải thành công… Năm 2004 là năm có Bầu cử Tổng thống. Ngày 15.09.2004, Ngoại trưởng Colin Powell chính thức chỉ định Việt Nam vào danh sách này bên cạnh các nước khác : Miến điện, Trung cộng, Iran, Bắc hàn, Sudan, Eritrea và Ả Rập Saudi. Ngày 02.11.2004, kết quả Tổng thống George Bush thắng nhiệm kỳ 2 với 50,73% số phiếu hợp lệ so với 48,27% cho Jonh Kerry rõ rệt hơn năm 2000, chỉ thu được 47,87% so với 48,38% cho Al Gore (hơn nhau về số đại cử tri : Bush 271 và Gore 266).
Đến năm 2006, ông Bush (con) cần một quà tặng cho nhà nước Việt Nam khi ông đến Hà nội để dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác (APEC - Asia-Pacific Economic Cooperation) ngày 18 và 19.11.2006. Lúc đầu, ông ta tin chắc là Thượng viện lẫn Viện Dân biểu thông qua dễ dàng Quy chế Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (Permanent normal trade relations - PNTR) cho Việt Nam cần thiết để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Nhưng cuộc bầu cử bán kỳ ngày 07.11.2006, đảng Dân chủ chiếm đa số tại Viện Dân biểu đã không thông qua dự luật HR. 5602 thiết lập quy chế này. Thất bại vụ PNTR, ông Bush, theo đề nghị của cô Condoleezza Rice, Ngoại trưởng, đã gạch bỏ tên Việt Nam khỏi danh sách các Quốc gia đáng Quan tâm Đặc biệt (CPC) để làm quà biếu cho Việt cộng.
C. Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương.
(TPP, Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement hay Trans-Pacific, tiếng Anh và Accord de partenariat transpacifique, tiếng Pháp) là một thỏa thuận thương mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực Á châu - Thái Bình Dương. Hiệp định, thoạt tiên, được sự đồng thuận giữa các quốc gia : Brunei, Chí lợi (Chile), Tân tây lan (New Zealand) và Tân gia ba (Singapore) ngày 03.06.2005, có hiệu lực từ ngày 28.05.2006. Hiện nay, 8 nước đang đàm phán để gia nhập : Uùc đại lợi (Australia), Mã lai (Malaysia), Mễ tây cơ (Mexico), Peru, Hoa kỳ, Việt Nam, Gia nã đại (Canada) và Nhật bản (Japan). Ngày 14.11.2010, cuối Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế (APEC, Asia-Pacific Economic Cooperation, tiếng Anh và Coopération économique pour l’Asie-Pacifique, tiếng Pháp) tại Nhật bản, lãnh đạo 9 quốc gia (trong đó có Nhật bản) đã tán thành lời đề nghị của Tổng thống Obama về việc thiết lập mục tiêu các cuộc đàm phán tại kỳ Thượng đỉnh APEC năm 2011 tại Hoa kỳ. Từ đó đến nay, đã có 20 vòng đàm phán mà việc hình thành vẫn chưa xong. TPP nhằm mục tiêu giảm bớt các loại thuế xuất nhập cảng giữa các nước thành viên và thỏa thuận toàn diện các khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do, bao gồm trao đổi hàng hóa, các quy định về xuất xứ, can thiệp, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, các chính sách của chính quyền... Đây là những điều khoản mang tính chuyên môn, đang thương lượng giữa 11 quốc gia áp dụng nền kinh tế thị trường và theo nền dân chủ tam quyền phân lập, trừ Việt Nam khơng cĩ những đặc tính này, Do đĩ, 10 nước khác, hình như, để mặc Hành và Lập pháp Hoa kỳ thảo luận với Nhà nước đảng trị Việt Nam những điều kiện được cho là bảo vệ nhân quyền và quyền lập công đoàn khác với tổ chức lao động tùy thuộc Đảng cho người dân Quê hương này.
Ngày 26.10.2014, ông Tom Malinowski, Trợ lý ngoại trưởng Hoa kỳ phụ trách về vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Mỹ, trong một hội nghị bàn tròn với các giới chức Việt Nam tại Hà nội. Ngày 20.05.2015, sau cuộc gặp gỡ với người Việt ở Washington, đã trả lời phóng viên Hải Ninh (RFA) (xin tóm):
- có nhiều cơ hội tốt trong năm nay về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam vì là năm rất quan trọng giữa Mỹ và Việt Nam, kỷ niệm 20 năm bình thường hoá quan hệ và cần có những quyết định quan trọng đưa ra về TPP, liệu hai bên có thể tiến tới quan hệ đối tác chiến lược hay không. Chúng tôi đã tỏ rõ quan điểm với chính phủ Việt Nam rằng tất cả điều đó phụ thuộc vào những tiến bộ của Việt Nam trong vấn đề nhân quyền. Nếu cả hai đều muốn thu lợi được từ mối quan hệ này thì cả hai phải xích lại gần nhau hơn.
- những thay đổi gì từ Việt Nam khi TPP kết thúc? Tiến trình dài và khó khăn. Đầu tiên, Quốc hội cần thông qua Dự luật TPA (xin xem bên dưới) và thông qua hiệp ước cuối cùng. Điều quan trọng là xuyên suốt tiến trình này chính phủ Việt Nam có những thay đổi về những vấn đề như cải cách luật pháp, thả tù nhân lương tâm, cho phép tự do tôn giáo, v.v... Cuối cùng, nếu được như vậy, tôi nghĩ nó sẽ tốt cho Việt Nam, được giàu có hơn, sẽ có quan hệ gần gũi hơn với Mỹ, và các tổ chức dân sự ở Việt Nam sẽ mạnh mẽ hơn. Những thay đổi trong luật lao động, Việt Nam phải có một công đoàn tự do và độc lập.
- đúng, Việt Nam cần phải thay đổi nhiều, nhưng ngay khi ông đang ở Việt Nam, một nhà hoạt động bị đánh. Sau khi ông về lại Mỹ thì vài người khác bị tấn công, bị tra hỏi và bị cấm xuất cảnh ? Tôi nghĩ họ đang gửi nhiều thông điệp tới chính người dân nước họ : có những người hiểu rằng đất nước sẽ hùng mạnh, thịnh vượng hơn nếu người dân được tự do lên tiếng nói và sống cuộc theo ý. ; những người khác lo bị đe doạ bởi viễn cảnh thay đổi. Vì thế, có những căng thẳng và đấu tranh trong đó. Họ thả tù nhân và cũng có những nhà hoạt động bị đe doạ hay bị đánh. Tôi tin khi hai nước gần gũi nhau càng khiến những người muốn cởi mở, muốn tôn trọng luật và nhân quyền trở nên mạnh mẽ hơn và chúng tôi đang cố gắng giúp nhóm này nhiều hơn.
- Việt Nam luôn nói họ không có tù nhân lương tâm. Không sao, chúng ta cần đạt một kết quả tốt cho hai nước và quan tâm hai bên được giải quyết. Khi ai được thả, tôi vui mừng, không cần biết chính phủ Việt Nam gọi họ là gì. Tất nhiên, về lâu dài, điều quan trọng nhất là cải tổ luật pháp để thay đổi những định nghĩa về các loại tội mà chúng tôi đã ký. Đó là điều chính phủ Việt Nam hứa sẽ làm và khuyến khích họ thực hiện lời hứa đó.
- tù nhân này khi được được đưa sang Mỹ tị nạn. Mỹ là chỗ chứa những người làm trái pháp luật ở VN sao? giúp họ ở lại Việt Nam hoạt động tiếp không?
Điều đó không hay. Chúng tôi nói rõ với họ rằng để thúc đẩy phát triển về nhân quyền, họ cần thả người và cho phép những người đó được tiếp tục sống ở trong nước. Thực ra cũng có một số người được thả và tiếp tục sống ở Việt Nam rồi. Tất nhiên, chúng tôi muốn thấy nhiều sự việc như thế này hơn.
- Việt Nam mang tiếng là nuốt lời hứa. Để TPP được hoàn tất thì họ cần phải có những thay đổi đã. Khi thoả thuận hoàn tất, hai bên sẽ bị ràng buộc về pháp lý, sẽ có nghĩa vụ với nhau về kinh tế, về luật lao động, …Khi có tranh cãi, sẽ có cơ chế để xác định bên nào đúng, bên nào sai.
Mỹ làm gì để giúp các xã hội dân sự ở Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn? So với 10 năm trước thì các tổ chức này đã có nhiều ‘đất’ hơn. Họ không chỉ vận động cho dân chủ mà còn nhiều mặt phát triển nữa cho Việt Nam, như bảo vệ môi trường, bảo vệ cây xanh ở Hà Nội, làm rất nhiều điều tốt cho đất nước và tôi nghĩ nhiều người trong chính phủ bắt đầu nhận ra rằng họ nên hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự để đạt được mục tiêu của nhà nước.
Ngày 08.05.2015, khi nói chuyện về TPP tại trụ sở công ty Nike, sản xuất đồ thể thao, ở Portland, tiểu bang Oregon, Tổng thống B. Obama có đưa Việt nam như một ví dụ để chứng minh cho người Mỹ thấy rằng nếu có TPP thì điều kiện làm việc của công nhân ở Việt nam sẽ được cải thiện, và đây là lần đầu tiên một quốc gia như Việt nam sẽ có được tổ chức công đoàn độc lập.
Ngày 21.05.2015, Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa kỳ David Saperstein đã gặp và trao đổi với Hội đồng Liên tôn Việt Nam (phi quốc doanh) tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài gòn. Vì các Linh mục Dòng này đang tĩnh tâm nên phái đoàn Công Giáo không tham gia được. Thầy Thích Không Tánh trình bày : ề Sự thật mà nói, không có cái gọi là ‘tự do tôn giáo ở Việt Nam’. Chỉ có các tôn giáo quốc doanh mới được chính quyền tạo điều kiện, các tôn giáo độc lập nói chung và Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất nói riêng, từ sau 30.04.1975 đến nay đều bị nhà cầm quyền cộng sản đàn áp tịch thu tài sản, đất đai, các cơ sở thờ tự Ừ. (Giáo Hội Công Giáo không quốc danh, nhưng giáo sĩ được nhà nước chấp thuận trước khi được phong chức…). Trưởng phòng chính trị Tổng Lãnh sự Mỹ tại Sài gòn Charles Sellers cho biết rất ngạc nhiên khi nghe các trình bày vì hoàn toàn trái ngược với các văn bản mà chính quyền Việt Nam cung cấp. Những trao đổi hôm nay được ghi nhận. Oâng Saperstein nói : ề Cám ơn quý chức sắc đã dành thời gian cung cấp cho đoàn những thông tin rất quý giá và sẽ đưa vào nội dung cuộc đàm phán TPP với Việt Nam. Hoa kỳ mong muốn Việt Nam sẽ trả tự do cho một số tù nhân lương tâm trong nay mai. TPP có thể đem lại cơ hội phát triển kinh tế cho Việt Nam. Nhưng quyền lợi luôn đi đôi với trách nhiệm, chúng tôi muốn thúc đẩy Hà nội phải cải tiến các điều kiện nhân quyền, tự do tôn giáo trong nước Ừ. Gần đây, Dự thảo 4 đã được gởi đến lãnh đạo các tôn giáo toàn văn Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo để góp ý. Ngày 04.05.2015, Hội đồng Giám mục Việt Nam không đồng ý Dự thảo này. Hội đồng Liên tôn Việt Nam cũng có kháng thư về Dự luật ngày ngày 10.05.2015.
Ngày 06.05.2015, Cố vấn Ngoại trưởng Mỹ Tom Malinowski gặp và đề nghị các đại diện 14 tổ chức dân sự tại Hà nội đặt mình trong vai trò của 535 dân biểu Mỹ đầu phiếu cho Việt Nam gia nhập TPP. Kết quả có 5/14 phiếu ủng hộ, 1 trắng và 8 chống. Luật sư Nguyễn Văn Đài đã bỏ phiếu ủng hộ và đã giải thích trên Facebook : ề Tôi hoàn toàn tin tưởng vào Bộ ngoại giao và chính phủ Hoa kỳ sẽ đạt những thỏa thuận tốt nhất về nhân quyền cho Nhân dân Việt Nam Ừ.
Về nội bộ Hoa kỳ, ngày 12.05.2015, dự luật ‘Thẩm quyền xúc tiến Mậu dịch’ (TPA, Trade Promotion Authority) đã không được đưa ra tranh luận tại Thượng nghị viện vì không đủ túc số 60 phiếu (52 thuận) đồng ý của các Nghị sĩ. Luật này, nếu được Quốc hội thông qua, sẽ cho phép Tổng thống thương lượng các hiệp định tự do mậu dịch, kể cả TPP. Sau đó, Quốc hội chỉ có quyền chấp thuận hay bác bỏ, chứ không được sửa đổi. Các Nghị sĩ Dân chủ, phe ông Obama, đã chống đối mạnh nhất, trong khi phe Cộng hòa, đa số tại hai Viện, ủng hộ luật này. Nhưng hôm 22.05.2015, các nghị sĩ Mỹ, với 62 phiếu thuận và 37 chống đã thông qua luật cho Tổng thống Obama quyền đàm phán nhanh các hiệp định tự do mậu dịch. Tại Hạ nghị viện, Dân biểu Nancy Pelosi, Trưởng khối Dân chủ thiểu số đã lên tiếng đe dọa sẽ chặn dự luật TPA tại Viện này để có thời gian tu chính. Bà không đồng ý cho Tổng thống quá rộng quyền trong thời gian hiệu lực 6 năm, để có thể dẫn đến lạm quyền.
Ngày 11.06.2015, bà Pelosi và các đồng viện Dân chủ đã biến lời đe dọa đó thành sự thật, dù sáng hôm đó, Tổng thống Obama đã đến Điện Capitol để mời gọi lần cuối các vị này vì họ lo ngại TPP sẽ giúp đem thêm nhiều công việc làm ở Mỹ ra nước ngoài và gây ô nhiễm môi trường. Viện Dân biểu (Hạ viện), bằng 302 phiếu chống và 126 thuận, đã bác dự luật Điều chỉnh Trợ giúp Thương mại (TAA, Trade Adjustment Assistance) do Thượng viện đã thông qua buộc đi kèm với dự luật TPA. TAA ấn định chính sách trợ giúp cho các công nhân Mỹ bị mất việc làm do ảnh hưởng của thương ước. Sự từ chối này làm chính quyền Obama thêm khó khăn trong việc thỏa thuận với 11 nước khác về TPP.
Ngày 13.06.2015, ứng cử viên Tổng thống trong đảng Dân chủ Hillary Clinton, cựu Ngoại trưởng nhiệm kỳ 1 của Tổng thống Obama, khi tiếp xúc với cử tri đang vận động tranh cử ở bang Iowa, đã kêu gọi ông Obama hãy lắng nghe tiếng nói từ các dân cử cùng đảng, để bảo đảm TPP khi thành hình sẽ có lợi cho kinh tế quốc gia và cho công nhân Hoa Kỳ. Nếu những đòi hỏi đó không được đáp ứng, thì cách tốt nhất là đừng ký kết hiệp định.
Kết luận : Có hai câu hỏi :
1.- Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama có kịp thấy TPP thành hình trước khi chấm dứt nhiệm kỷ ngày 20.01.2017 không ?
2.- Trước sức ép của Hoa kỳ về Dân chủ và Nhân quyền (trong quá khứ, chỉ là ‘chiêu bài bài’), đảng Cộng sản Việt Nam có đồng ý cải thiện thật sự không ? Nên nhớ, Đại hội Đảng đã gần kề 2016 và thời điểm 2020 không còn xa đâu. Việt Nam thật sự nếu có TPP thì họ tuyên truyền là Việt Nam có dân chủ và nhân quyền và các nhóm lợi ích thu thêm quyền và tiền. Nếu không có TPP, thì họ được Tàu gia tăng buôn bán không những hàng hóa, dịch dụ mà còn đất biển nữa.
Hà Minh Thảo
(Vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét