Danlambao - Hôm thứ Tư, 17.06.2015 Bắc Kinh đã công bố danh sách những công trình xây dựng trên vùng biển Đông vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam. Những công trình này, theo Bắc Kinh, gồm có các toà hải đăng, trạm thông tin, và những cơ sở phục vụ cho những nhu cầu về dân sự và tình trạng khẩn cấp.
Đây là kết quả của âm mưu và nỗ lực xây dựng những đảo nhân tạo biến những vùng tranh chấp thành sở hữu của mình của Tàu cộng, khởi động từ năm ngoái, 2014.
Tiếp theo sự "hoàn tất" các đề án xây dựng này, Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia (NDRC) - cơ quan lập kế hoạch hàng đầu của Tàu cộng - tuyên bố là đã hoạch định xong kế hoạch cho việc sử dụng các cơ sở dân sự vừa mới xây dựng trên quần đảo Trường Sa. Cơ quan này cũng cho biết các công trình xây dựng này sẽ giúp cải thiện điều kiện sống cho người dân Tàu ở đó, hỗ trợ ngư dân Tàu đánh cá trong vùng - bao gồm những bến cảng để trú ẩn và sửa chữa tàu bè.
Trên trang nhà của Bộ ngoại giao Tàu cộng, phát ngôn viên Lu Kang (Lục Khảng) cũng tuyên bố rằng những cơ sở ở Trường Sa (mà Tàu cộng gọi là Nam Sa) sẽ được sử dụng cho mục tiêu "phòng thủ quân sự" cũng như những "nhu cầu dân sự".
Điều này cho thấy Bắc Kinh đã từ giai đoạn xây dựng hạ tầng bước sang giai đoạn cho người định cư và nghiễm nhiên biến vùng tranh chấp / chiếm đóng thành vùng chủ quyền của họ.
Trong việc công bố những công trình xây dựng, Bắc Kinh đã lờ đi, không đề cập đến những công trình quân sự, như đường bay dài 3000m cũng như những trạm kiểm không dự trù sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2015.
Cờ của Tàu cộng trên cơ sở nhân tạo cho Tàu cộng
xây dựng tại rạn san hô Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa
Theo Danlambao, có 3 lý do Bắc Kinh công bố việc hoàn tất và đưa ra danh sách các công trình xây dựng.
- Thứ nhất, đối với quốc tế - cụ thể là Hoa Kỳ: Bắc Kinh gián tiếp chuyển thông điệp là sẽ dừng, không tiếp tục xây dựng như đòi hỏi của Hoa Kỳ. Đúng ra, Bắc Kinh dự trù sẽ hoàn tất xây dựng những công trình quân sự trên quần đảo Trường Sa trước cuộc bầu cử tổng thống 2016 của Hoa Kỳ để vấn đề Trung cộng bành trướng ở biển Đông không trở thành vấn đề lớn trong cuộc tranh cử của các ứng cử viên tổng thống. Tuy nhiên, phản ứng mạnh mẽ của Bộ quốc phòng Hoa Kỳ trong thời gian qua đã làm Bắc Kinh phải ngừng kế hoạch xây dựng qua tuyên bố "hoàn tất các công trình".
- Thứ hai, đối với quần chúng Hoa lục: nhà cầm quyền lại tạo cảm nhận cho người dân là chính phủ vẫn không khuất phục trước những áp lực của Hoa Kỳ và đã hoàn tất việc xây dựng những cơ sở "chính đáng" trên vùng biển "thuộc chủ quyền của Trung quốc". Luận điệu tuyên truyền từ phía nhà nước Bắc Kinh là" "Trung Quốc buộc phải xây dựng những đảo nhân tạo ở Trường Sa là để bảo vệ tổ quốc". Luận điệu này đã được đa số dân Tàu ủng hộ.
- Thứ ba, đối với Việt Nam, là quốc gia thực sự có chủ quyền tại vùng biển và quần đảo mà Trung cộng chiếm đóng và xây dựng trái phép: Bắc Kinh biết rõ trong giai đoạn tranh chấp, đấu đá nhân sự trước đại hội đảng 2016, mọi phe phái trong đảng CSVN đều không muốn làm mất lòng Bắc Kinh nên sẽ im lặng. Im lặng tức là đồng thuận, là gián tiếp chấp nhận sự có mặt, xây dựng, định cư, phát triển của Trung cộng trên vùng biển đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ngày 17.06.2015 Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh (phải)
sang khấu đầu Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì (trái) -
người đã gọi các lãnh đạo CSVN là những đứa con hoang đàng hãy trở về...
Danlambao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét