Phương Thảo dịch (VNTB) - Chúng ta đã trao cho những nhà cải tổ trong hệ thống chính trị Việt nam đòn bẩy để tiến về phía trước.
Trợ lý ngoại trưởng về dân chủ, nhân quyền vào lao động Mỹ Tom Malinowski
Hai tháng trước đây công nhân một nhà máy giày ở Thành phố Hồ Chí Minh Viêt nam đã đình công để yêu cầu chính phủ phải thay đổi luật bảo hiểm xã hội. Cuộc đình công trải rộng ra khắp các khu công nghiệp cho đến khi có đến 90 nghìn công nhân tham gia. Những gì xảy ra tiếp theo không phải là những gì mà bạn có thể trông mong ở một quốc gia cộng sản thiếu sự tôn trọng quyền tự do hội đoàn và quyền được tổ chức các cuộc đình công của công nhân nhằm theo đuổi sự thay đổi chính sách của quốc gia mà không phải chỉ là việc cải thiện điều kiện làm việc ở một nhà máy địa phương. Cảnh sát đã không động đến các công nhân đình công và chính phủ đã đồng ý điều chỉnh luật.
Nhiều nghị viên đã chất vấn liệu nên để Việt nam tham gia vào hiệp định thương mại TPP nếu dựa vào hồ sơ về nhân quyền của Việt nam. Tôi hiểu sự lo lắng của họ. Nhưng sau khi trải qua một năm thúc giục Việt nam phải trả tự do cho những tù nhân lương tâm và cả cách luật lệ, tôi tin tưởng rằng giờ đây chúng ta đã có được cơ hội hiếm có để đạt được các mục đích này và viễn cảnh Việt nam tham gia vào TPP hoàn chỉnh để thông qua việc xúc tiến thương mại. Những người có thẩm quyền sẽ đem đến niềm hi vọng được theo đuổi quyền lợi của nhân dân Việt nam, dù là công nhân ở thành phố Hồ Chí Mính, các bloggers độc lập hay là các nhà hoạt động Cơ đốc ở vùng cao nguyên Đông Bắc.
Tôi tiếp cận câu hỏi này mà không có một ảo vọng nào. Việt nam vẫn là một quốc gia độc đảng với luật lệ làm tội phạm hóa các nhà bất đồng chính kiến. Tháng trước tôi có chuyến ghé thăm Linh mục Thiên Chúa giáo, cha Nguyễn Văn Lý ở trại giam nơi ông đang bị giam giữ vì tội danh không gì khác hơn là cổ súy dân chủ. Ba ngày sau, công an đã đánh đập một nhà hoạt động dân chủ ở Hà nội, Anh Chí. Tôi không tranh luận rằng việc giao thương với Việt nam sẽ tự làm thay đổi bất cứ điều nào ở đây; Nghị Viện đã có nghe nhắc đến những tranh luận như vậy trước đây ví dụ là về Trung quốc và được hiểu là chủ nghĩa hoài nghi.
Cùng lúc đó, cuộc tranh luận rủi ro diễn ra ở Việt nam về việc có thể nào và như thế nào để có thể xây dựng một xã hội dân chủ hơn theo luật định. Cuộc tranh luận đó đã được xã hội dân sự tham gia, bao gồm cả hàng chục triệu người Việt nam sử dụng Facebook đang tự do lên tiếng trên mạng về các chủ đề chính trị hàng ngày. Cũng có những người trong chính quyền không muốn sự biến đổi trong xã hội sẽ vượt qua họ cũng vào cuộc.
Những người đề xướng thay đổi trong chính quyền Việt nam biết rằng đất nước của họ sẽ được ổn định và thịnh vượng hơn nếu như Việt nam tiếp tục cởi mở hơn. Nhưng những tranh luận thuộc về nguyên tắc cũng không phải luôn thành công. Tranh luận thực dụng mạnh nhất là sự cải tổ cũng cần thiết để đảm bảo điều gì đó cho mỗi người dân Việt nam, từ những người kiên định trong đảng cho đến các nhà hoạt động dân chủ, cho rằng Việt nam cần và muốn có mối quan hệ kinh tế và an ninh với Mỹ.
Chính quyền Obama đã tuyên bố với phía Việt nam rằng mối quan hệ như thế, bao gồm cả TPP, phụ thuộc vào tiến trình nhân quyền liên tục. Chúng ta không đòi hỏi những điều không thể tưởng, vì khi đó chúng ta sẽ không thể đạt được cả TPP lẫn sự tôn trọng có tiến bộ đối với nhân quyền. Chúng ta yêu cầu những cải thiện hợp lý và cũng đầy ý nghĩa, phù hợp với nguyện vọng của chính người dân Việt nam. Theo cách này chúng ta đã trao cho những nhà cải tổ trong hệ thống chính trị Việt nam đòn bẩy để tiến về phía trước.
Do sự quan tâm từ các cuộc đàm phán TPP, Việt nam đã trả tự do cho một số tù nhân lương tâm, giảm số người bị giam giữ từ 160 hai năm về trước xuống còn khoảng 110 người. Vào năm 2013, Việt nam đã kết án 61 người vì đã đấu tranh chính trị ôn hòa; tuy nhiên đến năm 2015, thì chỉ có một trường hợp các nhà hoạt động bị kết án do phạm tội đấu tranh ôn hòa. Việt nam gần đây đã phê chuẩn Công Ước Chống Tra tấn và Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền lợi của Người Khuyết Tật, và hứa hẹn sẽ áp dụng vào luật trong nước – bao gồm cả Luật tố tụng hình sự và dân sự – cho phù hợp với các ràng buộc nhân quyền quốc tế. Đây sẽ là một tiến trình lâu dài và khó khăn mà chính quyền Việt nam sẽ phản đối một số điều khoản trong đó. Nhưng chính quyền đã cho công bố bản dự thảo luật mới cho công chúng và cho phía Mỹ kêu gọi sự góp ý của chúng ta, điều mà một vài năm trước đây là điều không thể nào nghĩ tới.
Theo trang cá nhân của Tom Malinowski
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét