Sọ những nạn nhân của Khmer Đỏ.
Thiên Sầu
(Ngô Thanh Tú)
Tôi thường quấn một chiếc khăn rằn khi đi giang hồ đâu đó. Đây là món quà của cô bạn gái cũ của tôi mua tặng khi cô đi du lịch bên Cambodge. Đó là món quà mà tôi ưng ý nhất trong tất cả những món quà mà cô ấy đã mua tặng cho tôi. Có thể vì cô ấy đã tặng cho tôi khi chúng tôi đã chia tay nhau.
Tôi hồ nghi rằng, thói quen quấn khăn rằn quanh cổ của người Việt có thể bắt nguồn từ người Khmer hoặc xa hơn là từ người Chăm, một thói quen gắn liền với đời sống đồng ruộng, lúa nước.
Từ Maoist- Leninist đến tội ác diệt chủng
Một nữ tướng được nhiều người biết đến là bà Nguyễn thị Định, trang phục thường ngày của bà là bộ bà ba và chiếc khăn rằn. Tôi không rõ bà có đi dép râu hay không, nhưng trang phục thường thấy của một cô du kích, anh chiến sỹ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) là nón tai bèo, bộ bà ba đen, đôi dép râu và đương nhiên không thể thiếu chiếc khăn rằn.
Khmer Rouge – tên Quốc tế của Tổ chức Khmer Đỏ, một tổ chức bị Thế giới kết vào tội chống lại loài người, vì đã diệt chủng khoảng 1,7triệu người dân, bằng 1/4 dân số Cambodge thời đó. Trang phục mà người ta thường thấy ở Pol Pot hay những Angka Leu (Cán Bộ, Cấp trên) cũng là dép râu, bộ bà ba đen và chiếc khăn rằn. Song, màu sắc khăn rằn của 2 tổ chức vũ trang nói trên có sự khác nhau. Nếu với Việt Cộng thì màu chủ đạo là trắng – đen, thì đối với Khmer Đỏ là trắng – đỏ.
Trong một lần du ngoạn ở Cambodge tôi cũng đã cho phép mình sở hữu một chiếc khăn như vậy, chỉ có điều tôi không cho phép mình “thấm nhuần” những tư tưởng diệt chủng của Khmer Đỏ.
Có thể Khmer Đỏ sử dụng trang phục nói trên để đề cao tầm quan trọng của giai cấp nông dân. Nó đúng với chủ thuyết Maoist mà họ được truyền tải từ các đồng chí Phương Bắc (Trung Quốc). Trong một thời gian dài dưới thời lãnh đạo của tổ lực lượng này, những thành phần khác trong xã hội như: Trí thức, sư sãi, thương nhân, địa chủ bị xem thường. Họ phải chịu sự giết chóc, đày ải, tù tội, buộc phải hồi gia hoặc đầy về những vùng nông thôn để lao động. Có số đã chết trên nông trường, có số khác thì phải chết trong những nhà tù cải tạo.
Sau bao nhiêu biến cố lịch sử đã trôi qua, người Khmer không còn phải chịu sự cai trị xuẩn ngốc và dã man của Khmer Đỏ, những nổi ám ảnh về một thời “Quá độ tiến lên XHCN” có chăng chỉ còn lại trong những người trung niên và cao niên mà thôi. Giới trẻ nhìn vào tương lai để quên những đau thương lịch sử đã mang lại.
Dù muốn hay không, người Khmer vẫn phải hàm ơn người Việt, khi họ đã mang quân sang cứu dân tộc này thoát khỏi nạn diệt chủng. Mặc dù sau đó, chính người Việt lại gây ra những đau thương cho chính họ.
Trong cuốn “Hành trình qua cánh đồng chết” của nữ văn sỹ người Khmer Charithi Him có nói đến điều này như một sự biết ơn sâu sắc. Người lính Việt nam trong cuốn sách bà ta đẹp, nhân từ. Sở dĩ có điều này vì Charithi Him sau khi trốn chạy Khmer Đỏ trong đợt đánh nhau với quân đội Việt nam, bà đã tỵ nạn bên Thái Lan và sau này định cư bên nước Huê Kỳ. Bà đã không ở lại để tận kiến cả 10 năm khi quân đội Việt Nam đóng quân ở Cambodge sau đó.
Từ ngày 21/11/2011, trên truyền thông Quốc tế cũng như Việt Nam đưa nhiều tin về phiên tòa xử 3 nhân vật cao cấp của Khmer Đỏ. Ngoài Pol Pot, kẻ thủ ác chính, người được xem như là “anh Cả” đã chết vào năm 1998 tại một cánh rừng ở Anlong Veng, giáp biên giới với Thái Lan, thì những cấp dưới của ông trong bộ máy chính quyền thời Campuchia Dân Chủ đều bị điều ra trước tòa án Quốc tế do Liên Hiệp Quốc chỉ định chủ tọa phiên tòa.
Đó là, “anh Hai” Nuon Chea, cựu Chủ Tịch Nước Khieu Samphan (đọc là Samphon) và Ieng Sary – cựu ngoại trưởng. Ieng Thirith (vợ của Ieng Sary và là Bộ Trưởng các vấn đề về xã hội) trong một phiên tòa trước đó cũng bị triệu ra trước tòa nhưng được tòa tha bổng vì bệnh mất trí nhớ do tuổi già.
Những vấn đề liên quan đến phiên tòa xét xử Khmer Đỏ
Cách đây hơn 5 năm, chính quyền Cambodge đã chấp nhận kết hợp với Liên Hợp Quốc (LHQ) để cho ra đời tòa án xét xử tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ (ECCC – The extraordinary chambers of the courts of Cambodia). Cùng với thời gian đó là số tiền 150 triệu dollars đã đổ ra để công lý được thực thi. Song, kết quả mang lại chỉ là bản án 35 năm tù giam dành cho bị đơn Kaing Guek Eav bí danh Duch. Ông này là trưởng trại giam Toul Sleng nơi mà trước đây đã từng là trường học. Cũng nơi này, theo những con số không chính xác đã giam giữ hơn 17.000 tù nhân. Và, chỉ có 20 người trong số họ còn sống sót để nhìn thấy mặt trời.
Từ sau khi Khmer Đỏ thất thủ đến những năm 1990s, bất chấp sự khuyến dụ của thủ tướng Hun Sen, Pol Pot vẫn cương quyết từ chối và chiến đấu chống lại chính quyền mới. Thế nhưng, từ sau cái chết của Pol Pot năm 1998 thì lực lượng này đã tan rã, đánh dấu một kỷ nguyên mới cho người dân Khmer. Chính quyền mới Hun Sen với chiêu bài “hòa hợp, hòa giải dân tộc” đã mang lại nhiều thành công khi rất nhiều tay súng Khmer Đỏ chấp nhận quy hàng. Rất nhiều chủ chốt của Khmer Đỏ ngày trước hiện nay đang là quan chức trong bộ máy chính quyền Cambodge.
Người Khmer tại thủ đô Nam Vang (Phnom Penh) đã ghi nhận cuộc gặp mặt lịch sử của những lãnh đạo cấp cao của Khmer Đỏ là Nuon Chea, Khieu Samphan (đọc là Sam-phon) tại nhà của Hun Sen. 2 người này đã được đích thân thủ tướng Hun Sen mời đến tư gia của mình để cùng uống Champagne và tuyên bố “chôn vùi quá khứ” (bury the past).
Hun Sen trước khi là thủ tướng của Cambodge đã từng là chỉ huy trong lực lượng Khmer Đỏ chấp nhận sự sai khiến của Pol Pot. Sau đó, ông đã cùng một nhóm người chạy sang Việt Nam để cầu xin quân đội Nhân Dân Việt Nam sang giúp Cambodge thoát khỏi nạn diệt chủng. Từ đó, con đường hoạn lộ của ông lên như diều gặp gió. Cái chức thủ tướng là điều mà trước đây một viên chỉ huy bình thường như ông không hề nghĩ đến.
Có thể, chính việc gặp gỡ giữa Hun Sen và các thành viên cao cấp Khmer Đỏ tại tư gia của Hun Sen hôm đó đã đảm bảo các thủ lãnh Khmer Đỏ sẽ không phải chịu bất cứ hình tội nào dưới luật pháp Cambodge. Hun Sen với tư cách người đứng đầu đảng Nhân Dân Cambodge (Cambodian Peopleo’s Party-CPP) và đứng đầu chính phủ sẽ chắc chắn điều đó.
Chính trị ở Cambodge
Tôi đã từng có dịp đi đến những vùng thuộc căn cứ địa của Khmer Đỏ ngày trước như Anlong Veng, Preah Vihear, Battambong… và suýt chút nữa tôi đã đặt chân đến Pailinh, nơi có mỏ đá quý, chính quyền Khmer Đỏ ngày trước cho khai thác để phục vụ cho mục đích chiến tranh. “Suýt chút nữa” là do vào thời điểm tôi qua Cambodge (12/2009) con đường từ Battambang đi Pailinh quá xấu, toàn là ổ gà đã vậy lại còn bụi tung mù khắp chẳng thấy đường mà đi.
Trong những tỉnh thành trước đây thuộc quyền kiểm soát của Khmer Đỏ (trước 1998), hầu hết cơ sở hạ tầng, đời sống người dân rất nghèo khổ. Hãy thử tưởng tượng ngay tại thị tứ của Anlong Veng người dân lại phải sử dụng điện sạc từ bình ắc-quy. Trong một quán café kiêm luôn quán nhậu, nơi rửa xe trên con đường đất đến Preah Vihear tôi thấy có rất nhiều chiếc điện thoại đang trong tình trạng sạc pin mà người chủ là những khách hàng đến đây để uống café hoặc hàng xóm qua sạc nhờ, điều mà tôi chưa bao giờ thấy ở Việt Nam. Điện ở quốc gia này cực kỳ mắc, có nơi lên đến 1 dollar cho mỗi kilowatt điện.
Đảng CPP của Hun Sen không được lòng giới trí thức, sinh viên. Họ tìm kiếm người ủng hộ ở những đô thị nghèo, nông thôn. Họ đã thành công khi con số người nghèo, ít học ở Cambodge đông kinh khủng.
Đảng Sam Rainsy đánh mạnh vào giới trí thức, sinh viên vì ở họ có chút học thức. Song, vấn đề của Sam Rainsy chính là kích động chủ nghĩa dân tộc, khơi gợi lại mối căm thù Việt-Cam thông qua những cáo buộc chính phủ Hun Sen bán đất cho Việt Nam. Tôi e ngại rằng, một khi Sam Rainsy lên đứng đầu chính phủ, thì có khi nạn “cap yuon” (chặt đầu người Việt thả trôi sông) hồi những năm 1970s thời thủ tướng Lon Nol và Khmer Đỏ lại được tái diễn.
Trong một chuyến gặp gỡ người ủng hộ ở một huyện biên giới với Việt Nam, ông này đã kích động dân chúng nhổ cọc cắm mốc biên giới và tố cáo việc chính phủ Hun Sen để mất đất vào tay Việt Nam. Hành động này của Sam Rainsy đã bị tòa án xử phạt 2 năm tù bất chấp ông là nghị viên. Hiện nay, ông vẫn đang tỵ nạn bên Pháp.
Trên một chuyến taxi từ Pavet đến Nam Vang, tôi có hỏi chuyện anh tài xế thuộc đảng nào. Anh nhìn tôi với ánh mắt hơi e ngại nhưng cũng nói chuyện khi thấy tôi rất vui vẻ, anh là người ủng hộ CPP. Một vị khách ngồi phía sau tôi rất ra dáng trí thức, sau đó tôi được biết anh ta làm cho một cty du lịch, anh là người của đảng Sam Rainsy. Khi biết vị khách của mình ủng hộ Sam Rainsy, anh tài xế dè môi ý ra vẻ chê bai đảng này chẳng có mấy người theo. Song ở họ chẳng có gì là xung đột với nhau, họ vẫn cười nói rất bình thường và hòa nhã.
Chính trị đối với Quốc gia Cambodge như là một điều gì đó tương tự như Việt Nam. Chính trị là việc của chính phủ, cuả quan chức, những người dân bình thường ít khi nói về điều đó, ngay cả trên bàn nhậu.
Người dân đi bầu cử nhưng không dám nói mình bầu cho nhân vật thuộc đảng phái nào. Chính trị ở Cambodge là một núi phức tạp, có rất nhiều thành viên của đảng Sam Rainsy hoặc những đảng phái khác đã bị giết chết trên đường phố Nam Vang, nhiều trong số họ là nhà báo.
Cái chết của hai cha con nhà báo Khem Sambo là một ví dụ điển hình cho việc bịt miệng vì động cơ chính trị. 2 cha còn nhà báo này là người có tình cảm với đảng Sam Rainsy và viết nhiều bài về nạn tham nhũng cũng như các tệ nạn xã hội khác. Cả hai cha con đã bị một sát thủ bắn chết một cách dã man giữa đường phố Phnom Penh. Đến nay, vẫn chưa tìm ra hung thủ.
Khúc vỹ thanh Khmer Đỏ
Ở Anlong Veng, tôi đã nói chuyện với một số cư dân ở đây. Có một điều mà ban đầu làm tôi rất đỗi ngạc nhiên là họ cực kỳ yêu Pol Pot, họ xem Ta Mok – cựu Tư Lệnh quân đội Khmer Đỏ như là người cha, như là vỹ nhân. Những tình cảm đó đã được thể hiện qua đoàn người đông đúc như rắn rít nối đuôi nhau trong đám tang của Ta Mok vào năm 2006 ở Anlong Veng.
Ở Nam Vang (Phnom Penh) thì lại khác, sự hiện diện nhà tù Toul Sleng không cho phép người dân có tình cảm với Khmer Đỏ. Người chống đối Hun Sen cũng tập trung nhiều ở Nam Vang, họ theo đảng Sam Rainsy của ông tiến sỹ được đào tạo ở bên Pháp. Trong con mắt của giới trí thức trẻ và sinh viên, họ không muốn nhìn thấy một chính phủ lãnh đạo họ có xu hướng thân Việt Nam. Với họ, Hun Sen luôn là con bài của Việt Nam, Hun Sen là thành viên của Khmer Đỏ do đó ông ta có tội với 1,7 triệu người đã chết.
Nói dông dài như vậy để chúng ta nhìn nhận ra một vấn đề là những người có học, có trí thức không ủng hộ Cộng Sản hoặc những chính thể có liên quan đến Cộng Sản. Thời buổi kỹ thuật số không cho phép bưng bít thông tin, mà một khi thông tin được tự do thì con người được giải phóng thoát khỏi cái tuổi vị thành niên, nói cách khác, họ đã được khai sáng.
Chính phủ Hun Sen được đông đảo dân chúng ủng hộ (xét trên bình diện số cử tri bỏ phiếu cho đảng này) thì đại đa phần trong số họ là nông dân và dân chúng ít học. Trong khi, đảng Sam Rainsy lại được giới trí thức trẻ ủng hộ.
Khmer Đỏ không có đất sống ở các đô thị lớn, nơi mặt bằng dân trí cao hơn rất nhiều so với các vùng nông thôn. Họ không được giới trí thức ủng hộ, bởi vì Cộng Sản luôn đeo đuổi mục tiêu tiêu diệt trí thức. Hàng ngàn trí thức bị đày đọa, giết chết, bỏ đói, lao động trên những công – nông trường bằng tay chân thay vì lao động bằng khối não vào thời điểm sau 1975 ở Cambodge đã cho thấy mục tiêu “cải tạo con người” của Cộng Sản Khmer.
Các tỉnh thành mà đến tận bây giờ, tàn dư của Cộng Sản vẫn còn hiện hữu là những vùng căn cứ địa của Khmer Đỏ, và, tất cả các vùng này đời sống của người dân đều rất nghèo. Chính những chính sách của Khmer Đỏ đã làm cho người dân nghèo đi, ngu hóa để dễ cai trị. Và, chính bởi ít học, ít tiếp cận với thông tin bên ngoài nên với họ, Pol Pot, Ta Mok vẫn là những người anh hùng, là cha già dân tộc và những câu nói của ông được xem là bất hủ, luôn đúng.
Chính quyền Hun Sen đã muốn biến căn cứ địa Anlong Veng, đại bản doanh của Ta Mok, ngôi mộ chôn Pol Pot thành một địa điểm du lịch lịch sử kể về tội ác của Khmer Đỏ. Song, điều này đã gặp phải sự chống đối ngấm ngầm ở người dân tại đây, vì với họ những nhân vật mà thế giới coi là kẻ đồ tể, giết người hàng loạt lại là anh hùng trong lòng họ. Việc làm tổn thương tình yêu của họ với những con người kia là điều khó chấp nhận.
Chính bởi thế mà, chiều dài con đường từ Siem Reap đến Anlong Veng chỉ có 160km nhưng lượng du khách đến đây chẳng có mấy người.
Phần 2:
Chính trị ở Cambodge
Tôi đã từng có dịp đi đến những vùng thuộc căn cứ địa của Khmer Đỏ ngày trước như: Anlong Veng, Preah Vihear, Battambong…và mém xíu nữa tôi đã đặt chân đến Pailinh, nơi có mỏ đá quý, chính quyền Khmer Đỏ ngày trước cho khai thác để phục vụ cho mục đích chiến tranh. Tôi nói “mém xíu nữa” là do vào thời điểm tôi qua Cambodge (12-2009) con đường từ Battambang đi Pailinh quá xấu, toàn là ổ gà đã vậy lại còn bụi tung mù khắp chẳng thấy đường mà đi.
Trong những tỉnh thành mà trước đây thuộc quyền kiểm soát của Khmer Đỏ(trước 1998), hầu hết cơ sở hạ tầng, đời sống người dân rất nghèo khổ. Hãy thử tưởng tượng xem ngay tại thị tứ của Anlong Veng nhưng người dân lại phải sử dụng điện sạc từ bình Ắc-Quy. Trong một quán café kiêm luôn quán nhậu, nơi rửa xe trên con đường đất đến Preah Vihear tôi thấy có rất nhiều chiếc điện thoại đang trong tình trạng sạc pin mà người chủ là những khách hàng đến đây để uống café hoặc hàng xóm qua sạc nhờ. Điều mà tôi chưa bao giờ thấy ở Vn. Điện ở quốc gia này cực kỳ mắc, có nơi lên đến 1 dollar cho mỗi kilowat(?) điện.
Đảng CPP của Hun Sen không được lòng giới trí thức, sinh viên. Họ tìm kiếm người ủng hộ ở những đô thị nghèo, nông thôn. Họ đã thành công khi con số người nghèo, ít học ở Cambodge đông kinh khủng. Đảng Sam Rainsy đánh mạnh vào giới trí thức, sinh viên vì ở họ có chút học thức. Song, vấn đề của Sam Rainsy chính là kích động chủ nghĩa dân tộc, khơi gợi lại mối căm thù Việt-Cam thông qua những cáo buộc chính phủ Hun Sen bán đất cho Việt Nam. Tôi e ngại rằng, một khi Sam Rainsy lên đứng đầu chính phủ, thì có khi nạn Cap Yuon(chặt đầu người Việt thả trôi song) hồi những năm 1970s thời thủ tướng Lon Nol và Khmer Đỏ lại được tái diễn.
.
Căn nhà phía sau lưng là Đại bản doanh của Khmer Đỏ sau khi thất thủ ở Phnom Penh rút lui về Anlong Veng. Ta Mok bị cụt 1 chân trong 1 trận càn khi thoái chạy sang biên giới với Thái Lan. Ta Mok được xem như người lãnh đạo của Khmer Đỏ sau khi chính ông ta đã truất quyền thống lãnh và giam cầm Polpot
Có khoảng trên dưới 100 người đang sử dụng nhiều loại công cụ thô sơ để đánh bắt cá. Thế giới văn minh, cơ khí hóa dường như không xuất hiện ở nơi đây.
Trong một chuyến gặp gỡ người ủng hộ ở một huyện biên giới với Việt Nam, ông này đã kích động dân chúng nhổ cọc cắm mốc biên giới và tố cáo việc chính phủ Hun Sen để mất đất vào tay Việt Nam. Hành động này của Sam Rainsy đã bị tòa án xử phạt 2 năm tù bất chấp ông là nghị viên. Hiện nay, ông vẫn đang tỵ nạn bên Pháp.
Trên một chuyến taxi từ Pavet đến Nam Vang, tôi có hỏi chuyện anh tài xế thuộc đảng nào. Anh nhìn tôi với ánh mắt hơi e ngại nhưng cũng nói chuyện khi thấy tôi rất vui vẻ, anh là người ủng hộ CPP. Một vị khách ngồi phía sau tôi rất ra dáng trí thức, sau đó tôi được biết anh ta làm cho một cty du lịch, anh là người của đảng Sam Rainsy. Khi biết vị khách của mình ủng hộ Sam Rainsy, anh tài xế dè môi ý ra vẻ chê bai đảng này chẳng có mấy người theo. Song ở họ chẳng có gì là xung đột với nhau, họ vẫn cười nói rất bình thường và hòa nhã.
Chính trị đối với Quốc gia Cambodge như là một điều gì đó tương tự như Việt Nam.
Chính trị là việc của chính phủ, cuả quan chức, những người dân bình thường ít khi nói về điều đó, ngay cả trên bàn nhậu. Người dân đi bầu cử nhưng không dám nói mình bầu cho nhân vật thuộc đảng phái nào. Chính trị ở Cambodge là một núi phức tạp, có rất nhiều thành viên của đảng Sam Rainsy hoặc những đảng phái khác đã bị giết chết trên đường phố Nam Vang, nhiều trong số họ là nhà báo. Cái chết của hai cha con nhà báo Khem Sambo là một ví dụ điển hình cho việc bịt miệng vì động cơ chính trị. 2 cha còn nhà báo này là người có tình cảm với đảng Sam Rainsy và viết nhiều bài về nạn tham nhũng cũng như các tệ nạn xã hội khác. Cả hai cha con đã bị một sát thủ bắn chết một cách dã man giữa đường phố Phnom Penh. Đến nay, vẫn chưa tìm ra hung thủ.
Khúc vỹ thanh Khmer Đỏ
Buổi sáng bình yên ở Anglong Veng, một cứ địa cuối cùng của Khmer Đỏ. Cứ địa này vào năm 1998 đã thuộc quyền kiểm soát của quân đội Hoàng Gia Cambodia dưới sự giúp đỡ của quân đội nhân dân Việt Nam. Người dân ở vùng rất yêu mến Polpot, Ta Mok những người mà bị thế giới coi là đồ tể, giết người không gớm tay, tội ác chống lại loài người. Từ đấy, tôi chợt nhận ra vì sao ở Trung Quốc, Bắc Hàn hay cả ở VN vẫn còn nhiều người sùng bái những tên khát máu và xem họ như là anh hùng, cha già dân tộc.
Ở Anlong Veng, tôi đã nói chuyện với một số cư dân ở đây. Có một điều mà ban đầu làm tôi rất đỗi ngạc nhiên là họ cực kỳ yêu Pol Pot, họ xem Ta Mok-cựu Tư Lệnh quân đội Khmer Đỏ như là người cha, như là vỹ nhân. Những tình cảm đó đã được thể hiện qua đoàn người đông đúc như rẳn rít nối đuôi nhau trong đám tang của Ta Mok vào năm 2006 ở Anlong Veng.
Ở Nam Vang (Phnom Penh) thì lại khác, sự hiện diện nhà tù Toul Sleng không cho phép người dân có tình cảm với Khmer Đỏ. Người chống đối Hun Sen cũng tập trung nhiều ở Nam Vang, họ theo đảng Sam Rainsy của ông tiến sỹ được đào tạo ở bên Pháp. Trong con mắt của giới trí thức trẻ và sinh viên, họ không muốn nhìn thấy một chính phủ lãnh đạo họ có xu hướng thân Việt Nam. Với họ, Hun Sen luôn là con bài của Việt Nam, Hun Sen là thành viên của Khmer Đỏ do đó ông ta có tội với 1,7 triệu người đã chết.
Nói dông dài như vậy để chúng ta nhìn nhận ra một vấn đề,những người có học, có trí thức họ không ủng hộ Cộng Sản hoặc những chính thể có liên quan đến Cộng Sản. Thời buổi kỷ thuật số không cho phép bức bít thông tin, mà một khi thông tin được tư do thì con người được giải phóng thoát khỏi cái tuổi vị thành niên, nói cách khác, họ đã được khai sáng.
Chính phủ Hun Sen được đông đảo dân chúng ủng hộ(xét trên bình diện số cử tri bỏ phiếu cho đảng này) thì đại đa phần trong số họ là nông dân và dân chúng ít học. Trong khi, đảng Sam Rainsy lại được giới trí thức trẻ ủng hộ. Khmer Đỏ không có đất sống ở các đô thị lớn, nơi mặt bằng dân trí cao hơn rất nhiều so với các vùng nông thôn. Họ không được giới trí thức ủng hộ, bởi vì Cộng Sản luôn đeo đuổi mục tiêu tiêu diệt trí thức. Hàng ngàn trí thức bị đày đọa, giết chết, bỏ đói, lao động trên những công/nông trường bằng tay chân thay vì lao động bằng khối não vào thời điểm sau 1975 ở Cambodge đã cho thấy mục tiêu “cải tạo con người” của Cộng Sản Khmer.
Các tỉnh thành mà đến tận bây giờ, tàn dư của Cộng Sản vẫn còn hiện hữu là những vùng căn cứ địa của Khmer Đỏ, và, tất cả các vùng này đời sống của người dân đều rất nghèo. Chính những chính sách của Khmer Đỏ đã làm cho người dân nghèo đi, ngu hóa để dễ cai trị. Và, chính bởi ít học, ít tiếp cận với thông tin bên ngoài nên với họ, Pol Pot, Ta Mok vẫn là những người anh hung, là cha già dân tộc và những câu nói của ông được xem là bất hủ, luôn đúng.
Chính quyền Hun Sen đã muốn biến căn cứ địa Anlong Veng, đại bản doanh của Ta Mok, ngôi mộ chôn Pol Pot thành một địa điểm du lịch lịch sử kể về tội ác của Khmer Đỏ. Song, điều này đã gặp phải sự chống đối ngấm ngầm ở người dân tại đây, vì với họ những nhân vật mà thế giới coi là kẻ đồ tể, giết người hàng loạt lại là anh hùng trong lòng họ. Việc làm tổn thương tình yêu của họ với những con người kia là điều khó chấp nhận. Chính bởi thế mà, chiều dài con đường từ Siem Reap đến Anlong Veng chỉ có 160km nhưng lượng du khách đến đây chẳng có mấy người.
Còn tiếp…
Chiến sỹ nhỏ canh giữ đền Preah Vihear
Lối vào Angkor Thom
Người Khmer ở Cambodia rất vui, họ không ngồi ở nơi mà đáng lý ra họ phải ngồi, họ lại thích giành chỗ ngồi với hàng hóa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét