Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập đặc khu kinh tế Thẩm Quyến 6/9/2010. Tại đây ông từng hứa hẹn cải cách chính trị.
Ảnh:REUTERS/Bobby Yip
Theo hãng tin Ý AsiaNews ngày 05/04/2012, công an Trung Quốc đã bắt giữ ít nhất hai người xuống đường ở Quảng Châu để kêu gọi cải cách dân chủ và công khai đòi Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào kê khai tài sản cá nhân của mình. Họ thuộc một nhóm chín người trong độ tuổi 20 hoặc 30, đã biểu tình phản đối tại huyện Thiên Hà, tỉnh Quảng Châu.
Nhóm biểu tình đã giương cao các tấm biển hay mảnh giấy ghi rõ “Hồ Cẩm Đào, hãy đi đầu trong việc công khai tài sản”, “Không có bầu phiếu, không có tương lai” và “Bình đẳng, công lý, tự do, nhân quyền, pháp chế, dân chủ”.
Theo AsiaNews, một người tên Tiểu Dũng, 37 tuổi, đã bị mất tích vào chiều thứ Ba, 03/04. Theo vợ của nhân vật này, cảnh sát đã cho bà biết vụ chòng bà bị bắt vì đã tham gia vào một “vụ tập hợp trái phép”.
Người ta không biết được tông tích của ba người biểu tình khác. Ông Đường Kinh Lăng, một nhà hoạt động pháp lý tại Quảng Châu, đã nói với nhật báo Hồng Kông South China Morning Post rằng một sinh viên họ Hoàng tại Đại học Trung Sơn, đã bị bắt giữ ở một đồn cảnh sát huyện Hải Châu.
Giới lãnh đạo Trung Quốc thường cho rằng việc công khai tài sản của cán bộ nhà nước là một phương tiện hiệu quả chống tham nhũng, nhưng không hề biến việc này thành bắt buộc, ngay cả sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã đề ra dự luật vào năm 1994.
Mặc dù Thủ tướng Ôn Gia Bảo gần đây đã nêu bật sự cần thiết phải công khai, minh bạch, những ai đòi hỏi điều này thường bị trừng phạt.
Ví dụ, hồi tháng Ba vừa qua, có khoảng 180 người sử dụng internet đã ký một thỉnh nguyện thư kêu gọi các lãnh đạo cao cấp kê khai tài sản. Ngay sau đó, họ đã được công an mời lên “uống trà”, tức là mời lên thẩm vấn.
Theo AsiaNews, một người tên Tiểu Dũng, 37 tuổi, đã bị mất tích vào chiều thứ Ba, 03/04. Theo vợ của nhân vật này, cảnh sát đã cho bà biết vụ chòng bà bị bắt vì đã tham gia vào một “vụ tập hợp trái phép”.
Người ta không biết được tông tích của ba người biểu tình khác. Ông Đường Kinh Lăng, một nhà hoạt động pháp lý tại Quảng Châu, đã nói với nhật báo Hồng Kông South China Morning Post rằng một sinh viên họ Hoàng tại Đại học Trung Sơn, đã bị bắt giữ ở một đồn cảnh sát huyện Hải Châu.
Giới lãnh đạo Trung Quốc thường cho rằng việc công khai tài sản của cán bộ nhà nước là một phương tiện hiệu quả chống tham nhũng, nhưng không hề biến việc này thành bắt buộc, ngay cả sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã đề ra dự luật vào năm 1994.
Mặc dù Thủ tướng Ôn Gia Bảo gần đây đã nêu bật sự cần thiết phải công khai, minh bạch, những ai đòi hỏi điều này thường bị trừng phạt.
Ví dụ, hồi tháng Ba vừa qua, có khoảng 180 người sử dụng internet đã ký một thỉnh nguyện thư kêu gọi các lãnh đạo cao cấp kê khai tài sản. Ngay sau đó, họ đã được công an mời lên “uống trà”, tức là mời lên thẩm vấn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét