Pages

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Iran – Syria – Bắc Triều Tiên

Thành Đồng Nguyên Giáp

Tôi mới đi Trung Đông về và nhiều anh em bạn bè hỏi về tình hình bên đó như thế nào. Trước khi đi thì người thân lo lắng, bạn bè đùa rằng qua đến nơi có khi về không được vì chiến tranh giữa Mỹ và Iran sắp nổ ra.
Thực tế là dạo gần đây báo chí truyền thông VN – chắc là trích lại từ các hãng thông tấn & truyền thông phương Tây, liên tục đưa tin về xung đột giữa Ixrael / Phương Tây và Iran bên cạnh những thông tin về việc Iran có thể phong tỏa eo biển chiến lược Hormuz làm tắc đường vận chuyển hàng hóa và dầu khí của cả Trung Đông. Tất cả các thông tin này đều cho thấy là sắp có chiến tranh xãy ra – bồi thêm bằng các trích dẫn phát ngôn của tướng lĩnh và lãnh đạo ngoại giao 2 bên. Hình ảnh Iran và Ixrael như 2 con hổ hiếu chiến đang chuẩn bị nhảy bổ vào nhau 1 mất 1 còn. Mỹ và các nước phương Tây đưa tàu sân bay, tàu chiến hiện đại đến để sẵn sàn chuẩn bị để đối đầu Iran nhằm bảo vệ đồng minh và các lợi ích kinh tế.

Nói chung là rất lùm xùm mà ngay cả 1 người can đảm như tôi cũng thấy lo trước chuyến đi, nhưng vì công việc quá quan trọng nên tôi cũng quyết định đi. Đến UAE – một nước nằm ở trung tâm Trung Đông và ngay sát eo biển Hormuz, mọi thứ thấy vẫn bình thường không một tí dấu hiệu nào là sắp có chiến tranh diễn ra. Trong gần 1 tuần ở bên đó tôi gặp đủ loại người Ả Rập: UAE, Iran, Syria, Libya, Iraq, .v.v..là bạn hàng và đối tác mua bán. Tôi trao đổi với họ về tình hình Iran và thắc mắc là không biết có chiến tranh xãy ra không. Tất cả đều lắc đầu. Họ bảo rằng Mỹ và phương Tây đang cố tạo ra sự mâu thuẩn để bán vũ khí và phục vụ những mưu đồ lợi ích kinh tế. Tôi hỏi về Syria thì tất cả đều nói là lãnh đạo ở đó không tốt, chỉ lo vơ vét cho bản thân mình và đàn áp dân. Tôi hỏi vậy có chiến tranh xãy ra ở Syria không. Họ đều nói là khả năng rất cao vì bất mãn trong dân chúng đã lên đến tột cùng.
Đối tác lớn nhất của tôi ở Trung Đông có vợ là người Syria và làm ăn rất nhiều với Iran. Ngày cuối cùng ở UAE, ông rủ tôi đi ăn món ăn Ả rập với các bạn của ông. Khi đến nơi tôi gặp 3 người đều mới từ Syria qua UAE, trong đó có 1 người là anh vợ của đối tác tôi. Người Ả Rập có vẻ như là một cộng đồng riêng rất lớn có sự gắn kết đặc biệt về ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo. Thực tế thì công đồng Trung Đông rất lớn phủ cả một phần Châu Á và Châu Phi. Tất cả họ đều nói chung tiếng Ả Rập và theo đạo Hồi. Tôi thấy sự gần gũi giữa họ qua nhiều lần đi đến Trung Đông. Khi cuộc trò chuyện dần thân thiết, tôi mạnh dạn nói với họ rằng ở VN đưa tin nhiều về tình hình Iran và Syria, có khả năng là chiến sự sẽ nổ ra với Iran. Ông đối tác của tôi – thuộc một gia đình hoàng tộc lớn ở UAE, nói là sự việc Iran có phần là ý đồ của Mỹ & phương Tây, không thể có chiến tranh xãy ra. Mỹ và Phương Tây muốn trục lợi thôi. Nhưng Syria thì rất tệ, dân chúng đang rất bất bình và muốn vùng lên thây đổi chế độ và sự độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad. Các ông bạn Syria trong bàn sau đó chen vào nói là Bashar al-Assad là người xấu, độc đoán chuyên quyền và chi lo vơ vét cho bản thân đẩy dân chúng vào con đường cùng cực. Sự việc này kéo dài quá lâu tích tụ sự bất mãn ngày càng cao nên bây giờ như giọt nước làm tràn ly. Mỹ và phương Tây cùng nhiều thế lực khác cũng đang nhảy vào để phất cờ giúp dân Syria, nhưng chưa biết ý đồ thực sự là gì. Tất cả trong bàn đều tin là Bashar al-Assad sẽ không tồn tại lâu.
Sự việc Libya, Syria, Ai Cập, Bắt Triều Tiên và các chế độ độc tài ở đây làm tôi suy nghĩ về đất nước mình.
Riêng về Bắc Triều Tiên (BTT) thì tôi có câu chuyện như thế này: tôi có 1 người bạn thân Hàn Quốc vẫn còn họ hàng ở BTT. Một lần nhậu chung và bàn về BTT, bạn tôi nói với tôi Kim Yong Il là tỷ phú đó. Ông ta rất giàu và có nhiều biệt thự sang trong ở BTT và ngày nào cũng tiệc tùng với các quan chức cao cấp, những người thân cận của ông ta. Ông ta mê món ăn Nhật Bản nên bắt cóc người NB về làm đầu bếp. Con cái các ông quan chức to này đều được bí mật đưa đi học ở nước ngoài và mua nhà ở nước ngoài. Dân chúng BTT thì rất nghèo và thiếu đói. Có một lần bạn tôi nhậu ở Thượng Hải cùng với 2 người BTT. Khi ngà ngà say thì 2 người BTT đứng bật dậy khóc và hát bài hát ca ngợi lãnh tụ Kim Yong Il và nói là rất nhớ lãnh tụ của họ. Lãnh tụ Kim Yong Il đã cho dân BTT miếng ăn, áo mặc và sự bình yên. Bạn tôi nói là ở BTT toàn bộ phương tiện truyền thông báo chí do nhà nước quản lý nên ngày ngày đều đưa tin ca ngợi lãnh tụ vĩ đại và những việc chu cấp của lãnh tụ về lương thực, thuốc men, quần áo, học hành, y tế cho dân chúng – cho dù lương thực và những thứ kia có thể là do viện trợ từ Hàn Quốc hay các nước khác. Dân BTT hàng ngày đều nghe và thấy những điều tốt mà Kim Yong Il mang đến cho họ nên họ đều tin tưởng, tôn thờ và xem ông như là thánh sống và mang ơn suốt đời. Bạn tôi hỏi tôi là Việt Nam có viện trợ cho BTT không. Tôi nói là hình như có viện trợ gạo, đường, mắm muối gì đó. Tôi cũng nói với bạn tôi là Việt Nam cũng đang nhận tài trợ rất nhiều từ Hàn Quốc.
Không biết nguồn thông tin nào là đúng. Nhưng tôi tin vào tâm sự của những người bình thường mà hàng ngày đang sống trong chính nơi mà các tin tức đang đề cập đến. Thực tế điều gì đang và đã xãy ra ở Libya, ở Ai Cập và nay là Syria cho thấy quyền lực dân chúng như thế nào. Chế độ nào tốt cho dân chúng thì trường tồn nhưng chế độ nào không tốt cho dân chúng sẽ có ngày bị thay thế. Không biết Kim Yong Un có thể duy trì bao lâu việc che giấu sự thật về khác biệt mức sống và thụ hưởng giữa dân Nam Hàn và Bắc Hàn. Ông ta chắc là phải áp dụng những biện pháp mà ông nội và cha ông ta đã thực hiện hiệu quả trong hơn 50 năm qua là kiểm soát mọi thông tin, đưa tin có mục đích, tiếp tục hạn chế internet và các phương tiện truyền thông bên ngoài, duy trì sự độc đảng và độc tài lãnh đạo gia đình, ngăn cấm & đàn áp bất kỳ sự đối lập nào, luôn gắn bó mật thiết với Trung Quốc và đặc biệt là thường xuyên ca ngợi Lãnh tụ Vĩ đại và Đảng Lao Động Triều Tiên.
Tôi không sống ở Libya, Syria, Bắc Triều Tiên, nhưng tôi thực sự đồng cảm, chia sẽ, thấu hiểu những gì họ đã và đang trãi qua. Tôi có cảm giác về sự gần gũi về số phận giữa những dân tộc này với dân tộc Việt Nam.
(Bài do tác giả gởi đến)
Theo: Blog HNC

Không có nhận xét nào: