Pages

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Kinh tế VN: ‘Cải cách để tồn tại’


Thủ tướng Dũng trả lời The Wall Street Journal
khi đang ở Campuchia dự hội nghị Asean.
Hai báo có uy tín là The Economist của Anh và The Wall Street Journal của Mỹ mới đây có bài bình luận về những trở ngại trong kinh tế Việt Nam và nỗ lực cải cách của chính phủ. BBC Tiếng Việt trích những nét chính của hai bài viết này cùng quí vị.
Trả lời câu hỏi của The Wall Street Journal bên lề hội nghị Asean tại Campuchia vào tuần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói ông có kế hoạch buộc các doanh nghiệp nhà nước phải cạnh tranh nhiều hơn với khu vực tư nhân để khối doanh nghiệp nhà nước làm ăn hiệu quả hơn.
“Tạo ra môi trường bình đẳng hơn giữa khu vực tư nhân và nhà nước là một trong những yếu tố chủ đạo trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế”.

Thủ tướng Dũng trả lời, ở dạng viết chứ không phải phỏng vấn trực tiếp, rằng mục tiêu của ông là “chỉ giữ lại một số doanh nghiệp nhà nước chủ đạo trong vài ngành nhất định”.
Tuy nhiên nhà lãnh đạo Việt Nam không nói rõ những công ty hay tập đoàn sẽ được giữ lại này là những tổ chức kinh tế nào và thuộc ngành nào.
Ông Dũng được dẫn lời nói chính phủ của ông nay sẽ tập trung vào việc hoạch định phạm vi và qui mô của khu vực kinh tế nhà nước.
"Mục tiêu của tôi là chỉ giữ lại một số doanh nghiệp nhà nước chủ đạo trong vài ngành nhất định"
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
“Chúng tôi sẽ định nghĩa vai trò và chức năng của nhà nước và các doanh nghiệp có vốn nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” và chính phủ sẽ “đẩy nhanh chương trình cổ phần hóa nhằm đa dạng hình thức sở hữu các doanh nghiệp quốc doanh”.
Bài của Bấm The Wall Street Journal nhận định “nền kinh tế một thời hưng thịnh của Việt Nam đã bị chệch hướng trong những vài năm gần đây do nợ nần chồng chất trong khối doanh nghiệp nhà nước”.
“Nhiều công ty trong số các tập đoàn nhà nước lớn đã bị thua lỗ và có những tập đoàn bị mắc nợ vượt xa khả năng chi trả”.
"Chính sách của chính phủ khuyến khích một số tập đoàn nhà nước làm ăn lớn đã phải trả giá"
"Trong một số trường hợp họ đã đầu tư vào các doanh nghiệp không hiểu biết thấu đáo về ngành muốn kinh doanh", báo này nhận xét.
Yếu kém và lãng phí
Doanh nghiệp nhà nước bị nợ chồng chất trong lúc dân chịu gánh nặng lạm phát.
Báo này dẫn chiếu tới vụ Vinashin như trường hợp điển hình và đề cập tới việc ông Dũng “thoát hiểm” được vụ đấu đá chính trị hậu trường trong kỳ Đại Hội Đảng năm ngoái khi có lời kêu gọi bỏ phiếu bất tín nhiệm ông, một động thái chưa có tiền lệ.
Tạp chí Anh The Economist cũng đề cập tới Vinashin và vụ xử mới đây và nói điều họ gọi là “những chính trị gia khuyến khích và cấp vốn để công ty mở rộng một cách thái quá, trong đó có thủ tướng, nhiều khả năng sẽ chẳng bị qui trách nhiệm”.
Tạp chí này trích đánh giá của hãng tư vấn Bấm McKinsey nói rằng nếu năng suất lao động của Việt Nam không tăng được hơn 50% thì mức tăng trưởng của nền kinh tế sẽ giảm dưới 5% (tức là dưới chỉ tiêu của chính phủ đề ra là 7%-8%).
"Quyền lực tại Việt Nam được băm nhỏ hơn so với láng giềng Trung Quốc và lợi ích nhóm trong kinh doanh và chính trị là các trở ngại lớn hơn cho việc thay đổi"
The Economist
McKinsey biện luận rằng sự chênh lệch "nghe thì nhỏ nhưng không nhỏ chút nào" bởi nền kinh tế Việt Nam sẽ bị mất đi tới một phần ba về kích cỡ vào năm 2020 nếu kinh tế không tăng trưởng được ở mức 7% mỗi năm.
“Mọi người, thậm chí giới lãnh đạo cộng sản, đều thấy các vấn đề chính của thực trạng kinh tế bị chững lại.
Khối doanh nghiệp nhà nước vận hành kém, nạn tham nhũng và thực trạng lãng phí là các lực cản cho nền kinh tế.
Điểm ngán ngẩm là ở chỗ nhận ra được điều này và làm điều gì đó để khắc phục dường như là hai việc khác nhau trong đầu óc của giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam”, tạp chí Bấm The Economist bình luận.
Tạp chí nhận định những lời kêu gọi “chỉnh đốn Đảng để tránh sụp đổ” (như những lời thúc giục của Tổng Bí thư Bấm Nguyễn Phú Trọng gần đây) không có gì mới mẻ.
“Họ nói những điều này đã 20 năm rồi”, Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia được trích dẫn.
Những gì thiếu vắng, nay cũng như xưa, là kế hoạch chi tiết làm sao để thực hiện cải cách khu vực kinh tế nhà nước, tinh giản đầu tư công và tăng mức độ minh bạch.
Bài của tạp chí nhận định rằng "kể như nếu có một sự thay đổi tư duy từ giới chóp bu thì họ (giới lãnh đạo Việt Nam) vẫn khó thực hiện được các thay đổi có tính toàn diện trong hệ thống".
“Quyền lực tại Việt Nam được băm nhỏ hơn so với láng giềng Trung Quốc và lợi ích nhóm trong kinh doanh và chính trị là các trở ngại lớn hơn cho việc thay đổi”, The Economist bình luận.

Không có nhận xét nào: