Pages

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Ký tên kiến nghị công ty Google gỡ bỏ tên “Trung Quốc” bên cạnh tên Hoàng Sa và Trường Sa, và Đường Lưỡi Bò trên bản đồ

Sài Gòn – “Chúng tôi đòi hỏi quý vị lập tức xem lại sự thật về tình trạng chính xác của các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, và vùng Biển Đông Nam Á (Biển Nam Trung Hoa). Theo đó, chúng tôi yêu cầu quý vị thay đổi ghi chú và tên của các quần đảo và gỡ bỏ Đường Chín Đoạn trên các bản đồ của vùng biển này mà Google Maps đang phổ biến, nhằm phản ánh chính xác tư thế của 600 triệu dân Đông Nam Á và cộng đồng quốc tế cũng như chính sách trung lập của công ty Google”. Là điều mà mọi công dân trong vùng Đông Nam Á nên ký tên ủng hộ và gởi tới Ban lãnh đạo của Google: Eric E. Schmidt, Chủ tịch điều hành Google Inc, Larry Page, Giám đốc điều hành Google Inc, Sergey Brin, Sáng lập viên Google Inc, Marissa Mayer, Phó Giám Đốc Google Inc. – Ban Bản đồ và Địa phương.

Đây là đề xuất của Nguyễn Thái Học Foundation – NTHF (Nam Cali, USA) phổ biến trên website của tổ chức này ngày 10.04.2012 vừa qua.
Lý do thúc đẩy NTHF đưa ra là vì sự thật, phần các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và đường lưỡi bò không phải của Trung Quốc, mà của 600 triệu dân vùng Đông Nam Á.
NTHF viết: “Sự thật là các quốc gia Đông Nam Á và cộng đồng quốc tế chưa bao giờ công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sụ thật là cho đến nay, Liên Hiệp Quốc vẫn phân loại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là các “vùng đảo tranh chấp” và chưa bao giờ xác nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các quần đảo này.
Sự thật là các nước Đông Nam Á cùng với 600 triệu dân của họ và Liên Hiệp Quốc chưa bao giờ công nhận bản đồ với “Đường Chín Đoạn” của Trung-Quốc. Những bản đồ này chỉ đơn thuần nói lên chính sách bành trướng bá quyền của Đảng và nhà nước Trung Quốc”.
Từ sự thật đó, NTHF kêu gọi mọi người đặt vấn đề nghiêm túc với Ban điều hành Google với những yêu cầu cụ thể:
“1) Trên Google Maps, khi truy cập chữ “Hoàng Sa” và “Trường Sa” thì Google Maps hiển thị dòng chữ “Hoàng Sa, Trung Quốc” (“Paracel Islands, China”) và “Trường Sa, Trung Quốc” (“Spratly Islands, China”), ngụ ý rõ ràng rằng các quần đảo này thuộc về Trung Quốc mặc dù chúng không phải.
2) Trên Chinese Google Maps, khi truy cập các tên “Biển Nam Trung Hoa” (“South China Sea”) và “Hoàng Sa” (“Paracel Islands”) bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc thì công cụ này hiển thị một “Đường Chín Đoạn” bao trùm hầu như toàn bộ biển Đông Nam Á. Tuy nhiên khi truy cập các tên đó trên US Google Maps thì nó không hiển thị như vậy”.
NTHF ý thức đây không phải là hành động cá nhân của một tổ chức, mà cần là hành động của mỗi công dân và nhiều tổ chức xã hội ở các quốc gia thuộc Đông Nam Á.
NTHF viết trong thông cáo báo chí kêu gọi mọi người ủng hộ như sau: “Chúng ta phải lên tiếng.
Nếu không lên tiếng thì lịch sử giả sẽ thành lịch sử thật. Nếu không lên tiếng thì chúng ta và Đông Nam Á sẽ mất mát nhiều hơn những gì mà mọi người có thể tưởng tượng được. Chúng ta cần 10.000 chữ ký hoặc nhiều hơn để yêu cầu Google phải sửa đổi lại thông tin trên Google Maps để phản ảnh chính xác lịch sử và tình trạng thực tế của Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông Nam Á. Một cách gián tiếp, mục đích của chiến dịch này cũng nhằm tố cáo hành vi xâm lược của Trung cộng trước dư luận quốc tế đồng thời cổ vũ sự đoàn kết của ASEAN trước âm mưu chia rẽ và hành vi dọa nạt của một chính quyền giả dối, tham lam và man rợ”.
PV.VRNs tổng hợp

Không có nhận xét nào: