Tòa Tổng Giám mục giáo phận Kontum (giaophankontum.com)
Hôm qua, 10/04/2012, trang mạng hãng tin Églises d’Asie - Giáo hội châu Á, đã đăng một bức thư ngỏ của Giám Mục Giáo phận Kontum Hoàng Đức Oanh, gửi các lãnh đạo Việt Nam, tố cáo chính quyền huyện Đăk Hà không cho giáo dân tổ chức lễ Phục Sinh và khẳng định « tự do tôn giáo là quyền căn bản, thánh thiêng ».
Trong thư đề ngày 04/04/2012, Giám Mục Hoàng Đức Oanh cho biết là qua Văn thư số 269/UNBD-NC, chính quyền huyện Đăk Hà đã « từ chối không cho tổ chức lễ Phục Sinh tại Turia Yôp, xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà, thuộc tỉnh Kontum ». Vị Giám mục nhấn mạnh tới « ước nguyện của mấy ngàn người có đạo tại một vùng đã không được hưởng quyền tự do tôn giáo từ mấy chục năm qua, 1972 – 2012 ».
Sau khi khằng định « tự do tôn giáo không phải là một ân ban, mà là một quyền căn bản thánh thiêng », Giám mục Hoàng Đức Oanh nói thẳng : « Chúng tôi không dại gì chống chế độ, chúng tôi quan niệm chế độ hôm nay như một con tàu lênh đênh trên biển cả nhiều sóng gió. Chỉ cần hướng cái bánh lái nhỏ xíu một chút là dân được hưởng tự do, hạnh phúc, mà chính quyền cũng hạnh phúc tự do ».
Việt Nam và Vatican chưa có quan hệ ngoại giao chính thức, nhưng hai bên đã tiến hành đối thoại với nhau trong những năm gần đây. Cuộc viếng thăm Vatican của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vào năm 2007, đã đánh dấu bước chuyển biến mới. Năm ngoái, một đặc phái viên của toà thánh Vatican đã thực hiện một chuyến công du quan trọng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, một trong những hồ sơ vẫn gây bất đồng giữa hai bên là vấn đề đất đai của Nhà Thờ, bị chính quyền Việt Nam trưng dụng ở miền Bắc, sau năm 1954 và trên toàn quốc, sau năm 1975. Tại Đông Nam Á, Giáo hội Công giáo Việt Nam đứng hàng thứ hai, sau Philippines, với khoảng 6 triệu giáo dân.
Sau khi khằng định « tự do tôn giáo không phải là một ân ban, mà là một quyền căn bản thánh thiêng », Giám mục Hoàng Đức Oanh nói thẳng : « Chúng tôi không dại gì chống chế độ, chúng tôi quan niệm chế độ hôm nay như một con tàu lênh đênh trên biển cả nhiều sóng gió. Chỉ cần hướng cái bánh lái nhỏ xíu một chút là dân được hưởng tự do, hạnh phúc, mà chính quyền cũng hạnh phúc tự do ».
Việt Nam và Vatican chưa có quan hệ ngoại giao chính thức, nhưng hai bên đã tiến hành đối thoại với nhau trong những năm gần đây. Cuộc viếng thăm Vatican của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vào năm 2007, đã đánh dấu bước chuyển biến mới. Năm ngoái, một đặc phái viên của toà thánh Vatican đã thực hiện một chuyến công du quan trọng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, một trong những hồ sơ vẫn gây bất đồng giữa hai bên là vấn đề đất đai của Nhà Thờ, bị chính quyền Việt Nam trưng dụng ở miền Bắc, sau năm 1954 và trên toàn quốc, sau năm 1975. Tại Đông Nam Á, Giáo hội Công giáo Việt Nam đứng hàng thứ hai, sau Philippines, với khoảng 6 triệu giáo dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét