Nguyễn Dư (Danlambao) – Đảng còn nắm quân đội, công an, tòa án thì thì làm sao mà không lộng quyền cho được. Đảng muốn thịt ai thì thịt, khỏi kêu ca gì được cả; không coi luật pháp ra cái mốc xì gì ráo! Chỉ khi nào đảng “tự sát” thì quốc gia, dân tộc mới được hồi sinh…
*
Cách nay cũng khá lâu, tôi có đọc một cuốn sách (không nhớ tên), trong đó có đoạn tác giả ví chiến tranh Việt Nam cũng giống như câu chuyện ngụ ngôn Ngư Ông Và Biển Cả. Đại khái của câu chuyện: Có một ông lão câu bơi chiếc xuồng con ra khơi, câu được con cá khá to, phải vất vả lắm mới giết được con cá. Nhưng sau đó không thể nào đem con cá lên xuồng được. Ông nghĩ ra cách, cột con cá bên hông xuồng, bơi vào bờ. Nhưng vì có mùi máu tanh nên đàn cá mập bám theo rỉa. Phải gắng sức, ông vừa bơi vừa chiến đấu với đàn cá mập trong cơn mưa tầm tã. Vào đến bờ, con cá chỉ còn lại bộ xương, và ông ngã bệnh.
Hơi khập khiểng, tôi không hoàn toàn đồng ý với lối so sánh này.
Như chúng ta đã biết, ông Hồ là một kẻ gian manh gần như cả trọn cuộc đời ông. Kể từ khi xuống tàu (ra đi tìm đường cứu nước?!) cho đến nay, quá nhiều tài liệu, phim ảnh còn lưu lại đã nói lên điều đó. Qua đó, chúng ta còn thấy thêm từ cách đi đứng, cư xử, ánh mắt, tướng mạo của một con người gian xảo, đóng kịch chỉ vì hám danh. Biết đâu đàng sau lưng còn có mục đích, mưu đồ gì! Kể từ khi cô Tạ Phong Tần, cách nay cũng vài năm (hình như là người đầu tiên) khám phá và nói lên cuốn sách của Hồ Tuấn Hùng viết về Hồ Chí Minh; rồi mới đây Dân Làm Báo chụp bảng so sánh sự khác nhau về bút tích: Một là lá thư xin được đi học; hai là thư viết lời di chúc làm cho người ta càng nghi ngờ về con người đầy mờ ám này hơn. Không nói chi cho xa xôi, dông dài, chỉ cần thấy rằng khi ông ra đi, sau đó xin vào trường thuộc địa nhưng bị bác đơn. Thế mà ông, nếu không mớm lời, bốc thơm về mình, kể lại thì đàn em làm sao có thể dựng chuyện lên, tuyên truyền là ông ra đi tìm đường cứu nước.
Gần đây còn có một ông “xử da” mù quáng về bác của ông cũng hết ý luôn! Thế mới biết, tại sao từ ông Dũng cho đến tất cả các đồng chí của ông đều “đẩy mạnh công tác tuyên truyền (lời ông Dũng)” là thế. Thực ra, từ xưa, người Tây Phương đã có thành kiến, coi sự tuyên truyền – mặc dầu là sự thật đi nữa thì cũng chỉ là một trò quảng cáo có mưu đồ, lừa gạt. Nói đến sự tuyên truyền chỉ làm cho họ lợm tởm mà thôi
Nhưng không, nghĩ lại thì mới thấy tội nghiệp cho ông “xử da” nhà ta. Ông ta muốn kể tiểu sử của mình cho mọi người biết mặt, đời biết tên mà thôi. Nhưng không ngờ vì dốt nên mới dám đem bác của ông ra mà… học tập. Thế mới khổ thân chứ!
Tôi muốn nói đến cái khập khiểng của sự so sánh trên ở chỗ là ông Hồ vì hám danh nên mù quáng chứ không vì quốc gia, dân tộc gì ráo. Tức là nó thuộc về tinh thần; còn ngư ông thì vì vật chất. Thêm nữa, trường hợp của ông Hồ là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Hay nói cách khác là đảng lãnh đạo toàn diện, còn cá nhân thì chỉ biết cúi đầu thi hành. Rõ ràng, trường hợp trả lời trơ trẻn nhất của ông Nguyễn Tấn Dũng về việc từ chức. Ông đỗ thừa đảng của ông giao cho chức thủ tướng (vì ông có công với đảng cướp nhiều nhất) thì ông phải chấp hành; chứ không phải tại vì ông tham, rồi ngồi chiếc ghế thủ tướng, nên ông không từ chức. Nên nhớ, mặc dù đảng giao cho ông làm thủ tướng nhưng hầu hết mọi việc, những người dưới quyền đều xin ý kiến và quyền quyết định của chính ông.
Từ đó, chúng ta nhận thấy điều gì? Chính vì cái chỗ độc quyền, tập thể lãnh đạo nên không ai chịu trách nhiệm về sự sai lầm. Bởi thế, cho nên thời gian trước, trong bài viết tôi mới ví von, châm biếm là “trong canh bạc quốc gia không có thằng nào chịu dám đứng ra làm cái“. Thế mới có chuyện ông Trọng lú, tổng bí thư mếu máo kết thúc kỳ họp đảng cướp của ông rồi không kỷ luật đồng chí y tá thủ tướng. Lỗi là tập thể đảng cơ mà! Người đầu đảng lại chính là ông Trọng.
Cái tập thể lãnh đạo còn đẻ ra bè cánh và phe phái cho nên mới có chuyện tham nhũng có hệ thống từ trung ương cho tới địa phương. Hễ người dân tố giác thì cũng từ trung ương lệnh bịt mồm, thủ tiêu, diệt khẩu để giữ uy tín đảng. Nó chính là do sự chỉ đạo của một băng đảng mà ra. Thế mới có chuyện rất nhiều người đòi hủy bỏ điều 4 trong hiến pháp để đảng không còn độc quyền lãnh đạo thì mới chấm dứt tệ nạn; không thì cũng dần dần sẽ giảm đi bè cánh. Điều 4 trong hiến pháp còn nảy sinh ra thêm nhiều hệ lụy trong cái hệ thống pháp lý hiện hành.
Đảng còn nắm quân đội, công an, tòa án thì thì làm sao mà không lộng quyền cho được. Đảng muốn thịt ai thì thịt, khỏi kêu ca gì được cả; không coi luật pháp ra cái mốc xì gì ráo!
Nhưng mà đòi hủy bỏ cái điều 4 trong hiến pháp, nếu mà nói khơi khơi với những người dốt nát, thiếu sự hiểu biết về sách lược quốc gia và tầm nhìn xa cỡ như tay y tá, Thủ tướng Dũng; tổng bí thư Trọng lú; Trương Tấn Sang – một “con sâu” chúa, tay chưa bao giờ nhúng chàm cả, ở ngôi nhà chỉ vỏn vẹn có 51 mét vuông thôi hà (!)… với những loại người này, nếu có nghe thì cũng chỉ như vịt nghe sấm.
Chỉ khi nào đảng “tự sát” thì quốc gia, dân tộc mới được hồi sinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét