Pages

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Trách người dân một trách chính quyền mười

Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-02-27


Trong mấy ngày nay, công luận tiếp tục xôn xao và phẫn nộ trước việc một nhà hàng ở ngay thủ đô Bắc Kinh có lời lẽ xúc phạm trầm trọng đến dân tộc một số nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Lý do nào khiến có thể xảy ra tình trạng này ?
Lỗi của chính quyền
Nếu hồi đầu thế kỷ 20, tại cổng Khu Tô Giới Thượng Hải dưới quyền kiểm soát của Đế Quốc Anh lúc đó có dòng chữ “Cấm người Hoa và chó vào khu vực này”, thì vào đầu thế kỷ 21, tại phía Bắc Khu Tử Cấm Thành ở thủ đô Bắc Kinh, nhà hàng “Snacks Bắc Kinh” có treo bảng “ Cửa hàng này không tiếp đón người Nhật – người Philippines – người Việt Nam và chó”.

Câu hỏi có thể được nêu lên là xứ đàn anh “môi hở răng lạnh”, “4 tốt và 16 chữ vàng” của Việt Nam, hay nói cho cụ thể hơn, đảng CSTQ, đã giáo dục người dân của họ như thế nào để chủ nhà hàng Snacks Bắc Kinh cấm cả “người Việt Nam và chó” ?
Một trong những người có tâm huyết với vận nước, GS Trần Khuê, nhà nghiên cứu Hán-Nôm cư ngụ tại Sàigòn, phản ứng:
Cái đấy là họ học tập của ngày xưa. Ngày xưa đế quốc Anh đã đề như thế rồi. Lối học tập theo đế quốc đó mà. Giờ họ khinh Việt Nam như thế ! Nhưng đáng lẽ ra họ chỉ nên khinh đám chính quyền hèn mạt thôi, chứ không nên khi dân Việt Nam.
Cũng từ Saigòn, luật gia Lê Hiếu Đằng lên tiếng:
Trước hết trong một thế giới mở mà mọi dân tộc, mọi đất nước đều cùng nhau xây dựng một thế giới phát triển, cùng tồn tại hoà bình, không phân biệt chủng tộc, nhưng ngay tại Bắc Kinh lại có những lời lẽ như vậy, thì tôi cho đây là những người vô học, ngu xuẩn và không hiều gì tình hình thế giới. Và thứ hai là nhà cầm quyền Trung Quốc, ngay tại Bắc Kinh, mà để xảy ra tình trạng như vậy thì nhà cầm quyền Bắc Kinh cũng thuộc loại đó; tức là thấy việc làm sai trái như vậy, xúc phạm đến các dân tộc khác thì lẽ ra nhà cầm quyền Bắc Kinh phải có biện pháp mạnh.
Câu hỏi có thể được nêu lên là xứ đàn anh “môi hở răng lạnh”, “4 tốt và 16 chữ vàng” của Việt Nam, hay nói cho cụ thể hơn, đảng CSTQ, đã giáo dục người dân của họ như thế nào để chủ nhà hàng Snacks Bắc Kinh cấm cả “người Việt Nam và chó” ?
Giữa lúc nhà báo kỳ cựu Philip Bowring thường trú tại Hồng Kông cảnh báo rằng chủ nghĩa bài ngoại được giới cầm quyền phương Bắc hậu thuẫn, hiện công luận thế giới ngày càng bày tỏ quan ngại về chủ nghĩa dân tộc cực đoan của một nước Trung Quốc
Nhà hàng “Snacks Bắc Kinh” hôm 22/02/2013 với tấm bảng không tiếp người Việt Nam
Nhà hàng “Snacks Bắc Kinh” hôm 22/02/2013 với tấm bảng không tiếp người Việt Nam. Rose Tang facebook
trỗi dậy và cao ngạo, gây hấn nhưng lại luôn rêu rao “sống chung hoà bình”.
Nhắc đến chủ nghĩa dân tộc, lịch sử Trung Hoa cho thấy chủ nghĩa này chỉ tồn tại ở Hoa Lục sau Chiến tranh Nha phiến vốn diễn ra từ 1840 tới 1842 giữa quân triều đình Mãn Thanh và quân đội Đế Quốc Anh, qua đó, Thanh Triều thua trận khiến đất nước bị phân hoá và mất chủ quyền về tay Đế quốc phương Tây; và kể từ lúc ấy, dân Trung Hoa sống cảnh nhục nhã trong hàng trăm năm. Đó là lý do tại sao giới lãnh đạo Bắc Kinh, sau giai đoạn biến cố nha phiến cho đến bây giờ, xem chừng như chưa tan biến nỗi nhục này và lại càng nuôi tham vọng “bá quyền”.
Chủ nghĩa dân tộc cực đoan và tham vọng bá quyền
Trong bối cảnh hiện nay – từ cuối thế kỷ 20 bước sang đầu thế kỷ 21 khi Trung Quốc ngày càng phát triển đáng kể về nhiều mặt – từ kinh tế, chính trị cho tới quân sự, học giả Triệu Tuỳ Sanh thuộc Đại học Denver, Hoa Kỳ, nhận thấy chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc phát triển trong khi ý thức hệ cộng sản sa sút; thậm chí, học giả Triệu Tuỳ Sanh nhận định, chủ nghĩa dân tộc mới chính là nền tảng chủ chốt của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, chứ không phải ý thức hệ cộng sản. Ông Mao Trạch Đông, khi tuyên bố thành lập Trung Cộng hồi năm 1949, đã sử dụng nhóm từ “nhân dân Trung Quốc vùng lên kể từ đó ” – nhằm phục hồi bản sắc, danh dự và vị thế thích hợp của Bắc Kinh trên vũ đài quốc tế.
Cũng trong chiều hướng ấy, cuốn sách tựa đề tạm dịch là “Trung Quốc không hài lòng” (Unhappy China) bao gồm nhiều tiểu luận của 5 tác giả, đã khẳng định rằng Hoa Lục phải dùng thế mạnh đang lên cùng tài nguyên kinh tế để xây dựng vị thế vượt trội của mình hiện nay, xứng đáng dẫn đầu thế giới.
Giới lãnh đạo cộng sản cũng thường lợi dụng chủ nghĩa dân tộc để che giấu các vấn đề quốc nội như khó khăn kinh tế, sự ngăn cách giàu-nghèo ngày càng đáng ngại hay tệ nạn tham nhũng tràn lan…
ký giả Peter Enav
Theo các quan sát viên thì ngày nay, xem chừng như chủ nghĩa dân tộc được cả giới cầm quyền Bắc Kinh lẫn xã hội Trung Quốc nói chung coi như vô giá.
Tiệm ăn Snacks Beijing: Không tiếp người Nhật, Philippines, Việt Nam vá chó.
Tiệm ăn Snacks Beijing: Không tiếp người Nhật, Philippines, Việt Nam vá chó. AFP
Chuyên gia Edward Frieman chuyên về chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc, thuộc Đại học Wisconsin, Hoa Kỳ nhận xét rằng đảng CSTQ có thể lèo lái tinh thần dân tộc để đạt mục tiêu cho mọi chính sách mà họ đề ra. Theo chuyên gia này, Trung Nam Hải đang kiểm soát tinh thần dân tộc, tùy ý siết chặt hơi nới lỏng nó, chứ không để các phần tử khác trong xã hội, dù có chủ trương tình thần dân tộc, khống chế. Nếu Bắc Kinh cảm thấy tiếng nói của người dân chủ trương tinh thần dân tộc nào gây bất lợi cho họ, thì những phần tử ấy bị trấn áp tức khắc.
Trong khi đó, bài tựa đề “Chủ nghĩa dân tộc khơi dậy tình trạng tranh chấp biển đảo ở khắp Á Châu” của ký giả Peter Enav thuộc thông tấn xã AP có đoạn lưu ý rằng giới lãnh đạo cộng sản cũng thường lợi dụng chủ nghĩa dân tộc để che giấu các vấn đề quốc nội như khó khăn kinh tế, sự ngăn cách giàu-nghèo ngày càng đáng ngại hay tệ nạn tham nhũng tràn lan…
Hồi cuối năm ngoái, tờ The Wall Street Journal có bài “Làn sóng tinh thần dân tộc ở Trung Quốc” lưu ý rằng có lẽ điều quan trọng nhất là sự phục hồi chủ nghĩa dân tộc là chủ đề chính cho những lời hoa mỹ của Bắc Kinh; và tân lãnh đạo Tập Cận Bình đã áp dụng khẩu hiệu chủ chốt “ chấn hưng dân tộc” để chứng tỏ ông ta là nhân vật chủ trương tinh thần dân tộc nhưng định hướng cải cách.
khi giới lãnh đạo chính trị lợi dụng chủ nghĩa dân tộc để gây phương hại cho những nước khác nhằm phục vụ quyền lợi quốc gia mình, hay động viên người dân hành động quá khích thì đó là chủ nghĩa hoang dã. Và hiện có nhiều người tin rằng chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc là mối đe doạ thực sự và sẽ biến Hoa Lục thành kẻ xâm lược toàn cầu
học giả Triệu Tuỳ Sanh
Kể từ khi Bắc Kinh theo đuổi công cuộc cải cách kinh tế thị trường hồi đầu thập niên 1980 với lập luận “mèo trắng, mèo đen bắt được chuột” của ông Đặng Tiểu Bình, thì giới lãnh đạo Hoa Lục bắt đầu khuyến khích chủ nghĩa dân tộc tự do và thực dụng một cách dè dặt, miễn là người dân đừng đụng đến độc quyền lực cai trị của đảng CS. Giới cầm quyền sợ chủ nghĩa dân tộc có thể quay ngược trở lại nhắm vào họ dưới hình thức phê bình của người dân vì họ bội ước.
Theo nhà bình luận Nicholas Kristof của tờ New York Times thì những yếu tố vừa nói biến chủ nghĩa dân tộc thành một lực lượng đặc biệt ở Hoa Lục - có khả năng ban cho giới cầm quyền một sự chính danh, mà cũng có thể tước mất tính chính danh ấy.
Trong bối cảnh tranh chấp lãnh hải đáng ngại hiện nay giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines ở biển Đông, và với Nhật Bản ở biển Hoa Đông, học giả Triệu Tuỳ Sanh thuộc Đại học Denver nói trên nhấn mạnh rằng khi giới lãnh đạo chính trị lợi dụng chủ nghĩa dân tộc để gây phương hại cho những nước khác nhằm phục vụ quyền lợi quốc gia mình, hay động viên người dân hành động quá khích (như trường hợp vụ nhà hàng Snacks Bắc Kinh), thì đó là chủ nghĩa hoang dã. Và hiện có nhiều người tin rằng chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc là mối đe doạ thực sự và sẽ biến Hoa Lục thành kẻ xâm lược toàn cầu.

Không có nhận xét nào: