– “Từ một chủ đề bị coi là ’nhạy cảm’, Biển Đông và việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở Biển Đông đã ngày càng được thảo luận chính thức trên tinh thần tôn trọng luật pháp, công khai, minh bạch vì lợi ích của các bên liên quan và lợi ích chung của cả cộng đồng quốc tế”.
Hội thảo Quốc tế về Biển Đông thu hút nhiều học giả nổi tiếng đến từ nhiều nước. Ảnh: QĐND
Ông Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam phát biểu trong phiên khai mạc Hội thảo Quốc tế “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong khu vực” lần thứ 3 được tổ chức tại Việt Nam từ 4-5/11/2011.
Tham dự hội thảo quốc tế về Biển Đông lớn nhất từ trước tới nay, ngoài những học giả nổi tiếng đến từ Mỹ, Nauy, Thụy Điển, Australia, Ấn Độ, Trung Quốc…, còn có các học giả đến từ các nước trong khu vực như Indonesia, Phillipines, Singapore.
http://bee.net.vn/channel/1983/201111/Cau-chuyen-Bien-dong-ngay-cang-duoc-minh-bach-1816032/Ông Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam phát biểu trong phiên khai mạc Hội thảo Quốc tế “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong khu vực” lần thứ 3 được tổ chức tại Việt Nam từ 4-5/11/2011.
Tham dự hội thảo quốc tế về Biển Đông lớn nhất từ trước tới nay, ngoài những học giả nổi tiếng đến từ Mỹ, Nauy, Thụy Điển, Australia, Ấn Độ, Trung Quốc…, còn có các học giả đến từ các nước trong khu vực như Indonesia, Phillipines, Singapore.
Trong những năm trở lại đây, vấn đề Biển Đông đang được bàn luận rộng rãi trên các diễn đàn khoa học quốc tế. Vị Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam thống kê, năm 2009, ở khu vực Đông Nam Á, chỉ có 3 hội thảo quốc tế về Biển Đông; năm 2010, có 7 hội thảo, tới năm 2011, có tới 15 hội thảo.
“Những hoạt động nghiên cứu và thảo luận như Hội thảo Biển Đông đã góp phần quan trọng đưa Biển Đông vào radar kiểm soát của cộng đồng quốc tế” – ông Đặng Đình Quý nhấn mạnh.
Trong hội thảo lần này, mục tiêu quan trọng nhất là “đề xuất những kiến nghị cho chính phủ các nước liên quan trực tiếp và không trực tiếp tới tranh chấp để tăng cường hợp tác, quản lý hiệu quả tranh chấp, ngăn ngừa và kiểm soát các xung đột tiềm tàng ở Biển Đông”.
Sau phiên khai mạc, trong buổi sáng 4/11/2011, đã diễn ra hai phiên thảo luận đầu tiên với 8 tham luận về hai chủ đề là “tầm quan trọng của Biển Đông trên thế giới và trong khu vực” và “lợi ích của các bên trong và ngoài khu vực Biển Đông”.
P.V
“Những hoạt động nghiên cứu và thảo luận như Hội thảo Biển Đông đã góp phần quan trọng đưa Biển Đông vào radar kiểm soát của cộng đồng quốc tế” – ông Đặng Đình Quý nhấn mạnh.
Trong hội thảo lần này, mục tiêu quan trọng nhất là “đề xuất những kiến nghị cho chính phủ các nước liên quan trực tiếp và không trực tiếp tới tranh chấp để tăng cường hợp tác, quản lý hiệu quả tranh chấp, ngăn ngừa và kiểm soát các xung đột tiềm tàng ở Biển Đông”.
Sau phiên khai mạc, trong buổi sáng 4/11/2011, đã diễn ra hai phiên thảo luận đầu tiên với 8 tham luận về hai chủ đề là “tầm quan trọng của Biển Đông trên thế giới và trong khu vực” và “lợi ích của các bên trong và ngoài khu vực Biển Đông”.
P.V
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét