TỔNG HỢP- Ngày 26 tháng 11, trong phiên họp bế mạc kỳ họp thứ 2 khóa XIII, Quốc hội Nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua quyết định đưa Luật biểu tình vào chương trình làm luật của nhiệm kỳ này. Đây là chỉ dấu được một bộ phận công luận trong và ngoài nước đánh giá là tích cực. Tuy nhiên ý nghĩ của dân chúng không giống ý nghĩ của các đại biểu quốc hội cũng như của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ngày hôm qua Chủ nhật 27 tháng 11, tại Hà Nội đã diễn ra một cuộc tập hợp ở Hồ Gươm, được một số phương tiện truyền thông đánh giá là khá thầm lặng, với mục tiêu ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Quốc Hội Việt Nam ra luật biểu tình, theo lời kêu gọi của một số trang mạng.
Cuộc tập hợp ít người tham gia này ngay lập tức đã bị công an trấn áp. Như vậy, trong hiện tại, quyết tâm của quốc hội Việt Nam ra Luật biểu tình để tạo điều kiện cho các công dân thực thi quyền tự do được ghi trong Hiến pháp không đồng nghĩa với việc quyền này được tôn trọng trên thực tế. Trong cuộc phỏng vấn với Đài RFI, Tiến sĩ Nguyễn Quang A. cũng bày tỏ mối lo ngại ấy. Ông nhấn mạnh rằng vấn đề có Luật Biểu Tình là một chuyện, còn chuyện nhà nước có thi hành đúng luật biểu tình hay không lại là chuyện khác. Trong khi đó, dư luận bên ngoài dân chúng đã tỏ ra không tin tưởng vào những dấu hiệu cho thấy thiện chí của nhà nước trong việc ra luật biểu tình.
Mọi người cho rằng thực ra quyền lập hội, biểu tình đã được qui định trong hiến pháp, nhưng từ lâu nhà cầm quyền Cộng sản đã khước từ quyền đó của nhân dân Việt Nam. Nhưng luật biểu tình lại được giao cho Bộ Công An soạn. Khi công an đã soạn luật biểu tình thì họ phải viết ra những điều hoàn có lợi cho họ, quyền của người dân vì thế vẫn có thể bị xâm hại. Cho nên vấn đề cốt lõi vẫn là nội dung luật biểu tình gồm những điều khoản như thế nào, có bảo vệ được người dân hay không.
Cuộc tập hợp ít người tham gia này ngay lập tức đã bị công an trấn áp. Như vậy, trong hiện tại, quyết tâm của quốc hội Việt Nam ra Luật biểu tình để tạo điều kiện cho các công dân thực thi quyền tự do được ghi trong Hiến pháp không đồng nghĩa với việc quyền này được tôn trọng trên thực tế. Trong cuộc phỏng vấn với Đài RFI, Tiến sĩ Nguyễn Quang A. cũng bày tỏ mối lo ngại ấy. Ông nhấn mạnh rằng vấn đề có Luật Biểu Tình là một chuyện, còn chuyện nhà nước có thi hành đúng luật biểu tình hay không lại là chuyện khác. Trong khi đó, dư luận bên ngoài dân chúng đã tỏ ra không tin tưởng vào những dấu hiệu cho thấy thiện chí của nhà nước trong việc ra luật biểu tình.
Mọi người cho rằng thực ra quyền lập hội, biểu tình đã được qui định trong hiến pháp, nhưng từ lâu nhà cầm quyền Cộng sản đã khước từ quyền đó của nhân dân Việt Nam. Nhưng luật biểu tình lại được giao cho Bộ Công An soạn. Khi công an đã soạn luật biểu tình thì họ phải viết ra những điều hoàn có lợi cho họ, quyền của người dân vì thế vẫn có thể bị xâm hại. Cho nên vấn đề cốt lõi vẫn là nội dung luật biểu tình gồm những điều khoản như thế nào, có bảo vệ được người dân hay không.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét