Daniel Schearf | Rangoon
Hình: Reuters. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton
được Thứ trưởng Ngoại giao Miến Điện Myo
Myint (phải) và các quan chức khác chào đón
sau khi tới Naypyitaw, 30/11/2011
Chuyến thăm của bà Ngoại trưởng là chuyến đi đầu tiên của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ kể từ khi chính phủ quân nhân Miến Điện lật đổ một chính phủ được bầu lên một cách dân chủ vào năm 1962.
Quân đội đã ngự trị đất nước này kể từ khi đó và đã bị cáo buộc về những vụ vi phạm nhân quyền tràn lan.
Một cuộc bầu cử năm ngoái, tuy bị nhiều phía chỉ trích là giả hiệu, đã đưa một chính phủ dân sự trên danh nghĩa lên nắm quyền.
Kể từ lúc đó, các giới chức đã gây ngạc nhiên cho giới chỉ trích qua việc nới lỏng gọng kềm đối với giới truyền thông, phóng thích hơn 200 tù nhân chính trị, hợp thức hóa các cuộc biểu tình và công đoàn, và mở các cuộc đàm phán trực tiếp với lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi.
Hôm nay, bà Clinton nói với các phóng viên ở Nam Triều Tiên rằng bà muốn xác định xem chính phủ có ý định tiến hành thêm các cải cách nữa hay không.
Bà nói: “Rõ ràng, chúng tôi và nhiều quốc gia khác đều hết sức hy vọng rằng những ‘tia tiến bộ le lói’, theo cách nói của Tổng thống Obama ở Bali, sẽ được lóe sáng lên thành một phong trào thay đổi đem lại lợi ích cho dân chúng trong nước.”
Trong chuyến thăm 2 ngày, bà Clinton sẽ họp với các nhà lãnh đạo chính phủ, kể cả Tổng thống Thein Sein cũng như lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi.
Khôi nguyên giải Nobel hòa bình này đã được phóng thích sau 15 năm bị quản thúc tại gia.
Tại Rangoon hôm nay, các ký giả đã hỏi bà Aung San Suu Kyi về cảm tưởng đối với chuyến thăm của bà Clinton.
Bà Suu Kyi nói bà vẫn phản đối việc bãi bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế mà các giới chức Miến Điện đang vận động.
Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu đã trừng phạt Miến Điện về những vụ vi phạm nhân quyền và các tập tục chống dân chủ mà chính phủ nước này bị tố cáo.
Trước khi thực hiện chuyến đi, bà Clinton đã tuyên bố các biện pháp chế tài sẽ vẫn có hiệu lực vào lúc này.
Những người hoài nghi chính phủ mau chóng nêu ra rằng vẫn còn hàng ngàn tù nhân chính trị đang chịu đau khổ trong ngục tù. Các tổ chức nhân quyền nói những vụ sách nhiễu của quân đội rất thường xảy ra ở những khu vực sắc tộc nổi loạn, kể cả những vụ sát hại và cưỡng hiếp phi pháp.
Nhà nghiên cứu kỳ cựu về Miến Điện của tổ chức Human Rights Watch, ông David Mathieson cho biết chiến sự đã gia tăng trong năm ngoái, cùng lúc với việc chính phủ quảng bá rùm beng các cải cách chính trị và kinh tế. Ông nói ông tin rằng các vụ sách nhiễu đó sẽ được đề cập đến trong các cuộc họp của bà Clinton tuần này.
Ông Mathieson nói: “Điều tôi muốn nói là nêu ra những mối quan ngại rất nghiêm trọng hiện có về các tù nhân chính trị, về những vụ sách nhiễu thường dân ở các khu vực có xung đột sắc tộc và bầu không khí lạm quyền vẫn còn tràn ngập trong quân đội Miến Điện.”
Bà Clinton sẽ họp với các đại diện các nhóm sắc tộc thiểu số vào ngày thứ sáu này để thảo luận về tình trạng xung đột đang tiếp diễn.
Hình: Reuters. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton
được Thứ trưởng Ngoại giao Miến Điện Myo
Myint (phải) và các quan chức khác chào đón
sau khi tới Naypyitaw, 30/11/2011
Chuyến thăm của bà Ngoại trưởng là chuyến đi đầu tiên của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ kể từ khi chính phủ quân nhân Miến Điện lật đổ một chính phủ được bầu lên một cách dân chủ vào năm 1962.
Quân đội đã ngự trị đất nước này kể từ khi đó và đã bị cáo buộc về những vụ vi phạm nhân quyền tràn lan.
Một cuộc bầu cử năm ngoái, tuy bị nhiều phía chỉ trích là giả hiệu, đã đưa một chính phủ dân sự trên danh nghĩa lên nắm quyền.
Kể từ lúc đó, các giới chức đã gây ngạc nhiên cho giới chỉ trích qua việc nới lỏng gọng kềm đối với giới truyền thông, phóng thích hơn 200 tù nhân chính trị, hợp thức hóa các cuộc biểu tình và công đoàn, và mở các cuộc đàm phán trực tiếp với lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi.
Hôm nay, bà Clinton nói với các phóng viên ở Nam Triều Tiên rằng bà muốn xác định xem chính phủ có ý định tiến hành thêm các cải cách nữa hay không.
Bà nói: “Rõ ràng, chúng tôi và nhiều quốc gia khác đều hết sức hy vọng rằng những ‘tia tiến bộ le lói’, theo cách nói của Tổng thống Obama ở Bali, sẽ được lóe sáng lên thành một phong trào thay đổi đem lại lợi ích cho dân chúng trong nước.”
Trong chuyến thăm 2 ngày, bà Clinton sẽ họp với các nhà lãnh đạo chính phủ, kể cả Tổng thống Thein Sein cũng như lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi.
Khôi nguyên giải Nobel hòa bình này đã được phóng thích sau 15 năm bị quản thúc tại gia.
Tại Rangoon hôm nay, các ký giả đã hỏi bà Aung San Suu Kyi về cảm tưởng đối với chuyến thăm của bà Clinton.
Bà Suu Kyi nói bà vẫn phản đối việc bãi bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế mà các giới chức Miến Điện đang vận động.
Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu đã trừng phạt Miến Điện về những vụ vi phạm nhân quyền và các tập tục chống dân chủ mà chính phủ nước này bị tố cáo.
Trước khi thực hiện chuyến đi, bà Clinton đã tuyên bố các biện pháp chế tài sẽ vẫn có hiệu lực vào lúc này.
Những người hoài nghi chính phủ mau chóng nêu ra rằng vẫn còn hàng ngàn tù nhân chính trị đang chịu đau khổ trong ngục tù. Các tổ chức nhân quyền nói những vụ sách nhiễu của quân đội rất thường xảy ra ở những khu vực sắc tộc nổi loạn, kể cả những vụ sát hại và cưỡng hiếp phi pháp.
Nhà nghiên cứu kỳ cựu về Miến Điện của tổ chức Human Rights Watch, ông David Mathieson cho biết chiến sự đã gia tăng trong năm ngoái, cùng lúc với việc chính phủ quảng bá rùm beng các cải cách chính trị và kinh tế. Ông nói ông tin rằng các vụ sách nhiễu đó sẽ được đề cập đến trong các cuộc họp của bà Clinton tuần này.
Ông Mathieson nói: “Điều tôi muốn nói là nêu ra những mối quan ngại rất nghiêm trọng hiện có về các tù nhân chính trị, về những vụ sách nhiễu thường dân ở các khu vực có xung đột sắc tộc và bầu không khí lạm quyền vẫn còn tràn ngập trong quân đội Miến Điện.”
Bà Clinton sẽ họp với các đại diện các nhóm sắc tộc thiểu số vào ngày thứ sáu này để thảo luận về tình trạng xung đột đang tiếp diễn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét