Pages

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

Chuyên gia: Lạm phát sẽ vẫn là thách thức lớn nhất

Tư Hoàng

Theo: thesaigontime

Trích:” (TTHN) – Có ai tin được điều này hay không ???
Tôi thì không vì bước vào tháng giêng năm 2012 lạm phát/CPI là 19%, vậy thì khoảng nào trong năm trở thành dưới 10% ???
Tháng 12.2012 chăng ???
3 Dũng vừa bơm 300.000 tỉ vnd (14.4 tỉ usd, 14%GDP) vào hệ thống ngân hàng để cứu ngân hàng và hôm nay nới lõng tín dụng nữa.
Lạm phát tăng là do đồng tiền dễ, đi mua sám, giá bao nhiêu cũng mua, người bán thì tranh thủ “gở nợ” những lúc gia đình vợ chồng con cái thiếu hụt, ngày ngày đẩy giá lên chút xíu (Quản lý thị trường không thể ở mỗi cửa hàng canh nguyên buổi chợ).
Khi đến tuần đến tháng, nếu tính trung thực thì chỉ số lạm phát CPI sẽ tăng lên, từ đó tăng lạm phát.

Khi nới lõng tín dụng thì người dân “vay” được tiền dễ nên đi chợ thoải mái khi lên giá….đó là khi lạm phát trở lại khi nới lõng tín dụng.
Nhưng 3 dũng đã có 1 chiêu lừa 90 triệu dân tộc ta một cách ngoạn mục để giữ CPI<10%, đó là lấy thực phẩm, xăng và điện ra khỏi chỉ số tiêu dùng. Ai đời lừa gạt dân mình đến như thế, chỉ số tiêu dùng mà không có thành phần “tieu dùng” trong đó.
CXN – Chỉ số tiêu dùng (CPI) không còn thành phần tiêu dùng trong đó nữa CXN – Vài lời với Phó Thủ Tướng Vũ Văn Ninh về việc tăng giá điện ” hết trích.
Tôi vừa mới đăng bài này tối hôm qua,2 giờ sáng Melbourne, sáng nay đọc bài bào dưới đây của chuyên gia Úc Paul Grenwald của nhà băng ANZ Châu Á & Thái Bình Duong.
Tại sao anh này và tôi có cùng chung ý tưởng về lạm phát 10% năm 2012 là không khả thi ???
Đơn giản vì chúng tôi chứng kiến và hiểu biết rằng giảm lạm phát phải có một độ chậm 2 hay 3 năm chứ không phải 12 tháng như vậy được.
Trích:”Đây là nhận xét của ông Paul Grenwald, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng ANZ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tại hội thảo Cập nhật tình hình kinh tế toàn cầu và Kinh tế vĩ mô Việt Nam tổ chức ngày 16-11 tại Hà Nội.
Ông Paul nói: “Chúng tôi dự đoán sẽ vẫn ở mức hai con số vào năm 2012. Ổn định giá cả vẫn là thách thức vĩ mô lớn nhất trong thời gian tới.”
Rủi ro chính của tình thế này là việc nới lỏng chính sách tiền tệ quá sớm sẽ dẫn đến tăng trưởng tín dụng nhanh hơn, và lại sẽ gây ra lạm phát. Bên cạnh đó, giá cả thế giới tăng cao cũng tác động lên lạm phát.
Ông Paul cho rằng, lạm phát đã đạt đỉnh cao nhất vào tháng 8 vừa qua, song áp lực lạm phát vẫn còn tồn tại vì còn rủi ro chính sách nới lỏng quá sớm.” hết trích.
Vậy tại sao BT Bùi Quang Vinh sai lầm và cùng thuyết phục QH chấp nhận sự sai lầm hiển nhiên như thế ???
Có hai khả năng:
1. Họ rất yếu kém về kinh tế, về dự báo, về kinh nghiệm thực tiễn
2. Họ lừa gạt 90 triệu dân bằng cách thường dùng là tô đẹp con số, tô đẹp thành quả khi biết rằng sự thật rất thối tha.
Cả hai trường hợp đều không được chấp nhận đối với 90 triệu dân tộc quá đau khổ vì lạm phát do 3 Dũng và ĐCS, nhóm cai trị/đô hộ.
Điều này gây phẫn uất trong lòng người dân và phải chấm dứt, nếu không viễn ảnh biểu tình cách mạng xuân VN về cuộc sống sẽ được phát động.
Chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Chuyên gia: Lạm phát sẽ vẫn là thách thức lớn nhất
Tư Hoàng
Thứ Tư, 16/11/2011, 22:32 (GMT+7)
Chuyên gia: Lạm phát sẽ vẫn là thách thức lớn nhất
Tư Hoàng

Lạm phát vẫn là rủi ro vĩ mô lớn nhất. – Ảnh TG
(TBKTSG Online) – Lạm phát vẫn là thách thức kinh tế vĩ mô lớn nhất của Việt Nam trong năm tới do Việt Nam khó đẩy nhanh chương trình cải cách cơ cấu kinh tế và tác động của kinh tế thế giới.
Đây là nhận xét của ông Paul Grenwald, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng ANZ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tại hội thảo Cập nhật tình hình kinh tế toàn cầu và Kinh tế vĩ mô Việt Nam tổ chức ngày 16-11 tại Hà Nội.
Ông Paul nói: “Chúng tôi dự đoán sẽ vẫn ở mức hai con số vào năm 2012. Ổn định giá cả vẫn là thách thức vĩ mô lớn nhất trong thời gian tới.”
Rủi ro chính của tình thế này là việc nới lỏng chính sách tiền tệ quá sớm sẽ dẫn đến tăng trưởng tín dụng nhanh hơn, và lại sẽ gây ra lạm phát. Bên cạnh đó, giá cả thế giới tăng cao cũng tác động lên lạm phát.
Ông Paul cho rằng, lạm phát đã đạt đỉnh cao nhất vào tháng 8 vừa qua, song áp lực lạm phát vẫn còn tồn tại vì còn rủi ro chính sách nới lỏng quá sớm.
Theo ghi nhận của ANZ, Việt Nam đứng đầu bảng về lạm phát trong số các quốc gia châu Á tính đến tháng 10 năm nay ở mức gần 21.6%, cao hơn rất nhiều so với quốc gia đứng thứ hai là Ấn Độ (9,7%) và Trung Quốc (6.1%).
Theo tính toán của ông Paul, trong số các nước châu Á trừ Nhật Bản, tiền đồng bị mất giá nhiều nhất so với đồng đô la Mỹ, ở mức khoảng gần 6% và hơn 5% tương ứng trong năm 2011 và 2010.
Việt Nam đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức dưới hai con số trong năm tới, theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2012 mà Quốc hội vừa thông qua.
Tuy nhiên, ông Paul cho rằng sẽ phải mất thêm thời gian và các chính sách tiền tệ, tài khóa chặt chẽ mới có thể đạt được mục tiêu này.
Tại buổi hội thảo, tiến sĩ Trần Đình Thiên của Viện Kinh tế Việt Nam đồng tình. Ông cho rằng, lạm phát sẽ rất khó kéo về mức một con số trong năm tới nếu các nhà hoạch định chính sách vẫn tiếp tục bàn về tăng trưởng.
Ông Thiên nhận xét, tình trạng lạm phát ở Việt Nam đã trở thành căn bệnh “khứ hồi”. “Chúng ta đã nỗ lực chống lạm phát trong suốt mấy năm qua, nhưng lạm phát vẫn khứ hồi trở lại do cơ cấu kinh tế lạc hậu,” ông Thiên nói.
Cả hai chuyên gia này đều cho rằng, chỉ có cải cách cơ cấu kinh tế mới giúp Việt Nam chống lạm phát thành công một cách bền vững.

Không có nhận xét nào: