Pages

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

Hoa Kỳ sẽ nêu việc bắt giữ những blogger trong đàm phán với Việt Nam


"Chúng tôi đã nói rõ với Việt Nam rằng nếu muốn phát triển một mối quan hệ đối tác chiến lược, như cả hai quốc gia mong muốn, Việt Nam phải làm nhiều hơn nữa để tôn trọng và bảo vệ quyền công dân của họ" - Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton.

MATTHEW Pennington - Associated Press (Dân Làm Báo lược dịch) - Hôm thứ Năm, Hoa Kỳ đã bày tỏ mối lo ngại với Việt Nam về việc hạn chế tự do báo chí và những quyền làm người khác mà Washington xem như là một trở ngại để thành lập một liên minh chiến lược giữa hai kẻ thù cũ.

Các nhóm nhân quyền quốc tế nói rằng Việt Nam đã thắt chặt kiểm soát đối với báo chí và Internet trong năm nay, bắt giữ các blogger và nhà báo. Các quan chức cao cấp của Hoa Kỳ và Việt Nam đã thảo luận những điều này và những cáo buộc khác về những sách nhiễu tại đất nước cai trị bởi cộng sản trong cuộc hội đàm nhân quyền hàng năm tại Washington.

Mục đích của cuộc hội thoại là nhằm thu hẹp sự khác biệt sâu sắt còn lại giữa hai bên về những vấn đề trên mặc dù đã có những cải tiến nhanh chóng trong quan hệ kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1995. Bất đồng chính kiến ​​trong nhà nước độc đảng của Việt Nam vẫn phải đối mặt với những bản án nặng nề.

"Chúng tôi đã nói rõ với Việt Nam rằng nếu muốn phát triển một mối quan hệ đối tác chiến lược, như cả hai quốc gia mong muốn, Việt Nam phải làm nhiều hơn nữa để tôn trọng và bảo vệ quyền công dân của họ" - Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton cho biết trong một bài phát biểu tại Hawaii chính sách đối với châu Á.

Bà đã phát biểu trước hội nghị thượng đỉnh cuối tuần của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương. Bà Clinton cũng có một cuộc gặp với Chủ tịch Trương Tấn Sang vào thứ năm.

Đứng đầu đoàn đại biểu tại cuộc đối thoại hai ngày, đã kết thúc tại Washington hôm thứ Năm, là nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ về dân chủ và nhân quyền, Michael Posner, và cán bộ ngoại giao cao cấp của Việt Nam, ông Hoàng Chí Trung.

Một quan chức Mỹ tham gia mô tả các cuộc đàm phán là "tôn trọng nhưng thẳng thắn". Họ đề cập đến tù nhân chính trị, quyền tự do tôn giáo cho cả Kitô hữu và Phật tử và các hạn chế đối với luật sư và các tổ chức xã hội dân sự.

Phía Hoa Kỳ cũng nêu lên những hạn chế của Hà Nội áp dụng cho việc tiếp cận Internet và các phần mềm độc hại đã bị nhiễm các cơ sở dữ liệu máy tính của các hoạt động nhân quyền - một nhân viên Hoa Kỳ, đã giấu tên vì sự nhạy cảm ngoại giao, cho biết.

Hoa Kỳ cũng nêu trường hợp cụ thể của các tù nhân chính trị, trong đó có Linh mục Nguyễn Văn Lý, một nhà hoạt động kỳ cựu 65 tuổi, chấp hành án phạt tám năm cho các hoạt động ủng hộ dân chủ. Theo Human Rights Watch, Lm Lý đã được tạm thả vì tình trạng sức khoẻ vào năm ngoái sau khi bị tai biến tim 3 lần, nhưng đã phải trở lại nhà tù vào tháng Bảy năm nay.

Các quan chức Mỹ cho biết Việt Nam đã không có câu trả lời thỏa đáng về trường hợp của Linh mục Nguyễn Văn Lý.

Báo chí đã không thể liên lạc được để lấy ý kiến từ phái đoàn Việt Nam, nhưng trong quá khứ chính phủ Việt Nam đã từng tuyên bố họ không bắt giam hoặc trấn áp công dân vì quan điểm chính trị mà chỉ tống giam những người vi phạm pháp luật.

Một liên minh các nhóm nhân quyền quốc tế hôm thứ tư cho biết trong năm nay Việt Nam đã áp đặt những hạn chế chặt chẽ hơn đối với báo chí và những người sử dụng Internet, trong đó vào tháng hai, một nghị định của chính phủ quy định sẽ phạt các nhà báo về những vi phạm mơ hồ và đòi hỏi nhà báo phải công bố nguồn.

Liên minh này bao gồm tổ chức Phóng viên Không Biên giới, cho biết 20 phóng viên, blogger và các nhà hoạt động đang ở trong tù vì đã có những bài viết về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Tổ chức Quan sát Nhân quyền - Human Rights Watch nói rằng có gần 500 tù nhân chính trị và tôn giáo đang bị giam giữ tại Việt Nam.

Việt Nam đã tìm cách gia tăng quan hệ với Hoa Kỳ, thậm chí giữa quân đội của hai bên. Hà Nội đặc biệt hoan nghênh sự quan tâm của Washington về một giải pháp hòa bình cho những tranh chấp biển Đông, nơi mà Việt Nam và các nước lân cận đang báo động bởi những tuyên bố dành chủ quyền mạnh mẽ của Trung Quốc.


Dân Làm Báo lược dịch

Không có nhận xét nào: