Nayan Chanda - Times of India
Miên Thy Phía Trước chuyển ngữ
Trung Quốc, một nước thường có xu hướng đưa ra các cảnh báo nghiêm trọng trong cách nhận thức và ứng phó lại với những mối đe dọa, lại im lặng đến bất thường trong tuần lễ vừa qua. Khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tiết lộ kế hoạch triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ đến miền bắc nước Úc,như một phần của chiến lược rộng lớn hơn nhằm kiềm chế sự trổi dậy của Trung Quốc, Bắc Kinh đã phản ứng một cách hết sức bình tĩnh. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã trầm ngâm phát biểu rằng “mở rộng liên minh quân sự là một mô hình hiệu quả cho sự hội nhập của khu vực” trong lúc “nền kinh tế toàn cầu vẫn ảm đạm”.
Trong thực tế thì sự dè dặt Trung Quốc có thể đến một phần từ chiến thuật sĩ diện sau khi phải đối mặt với những thất bại ở Miến Điện. Trong tất cả các tin tức được tuôn ra từ chuyến thăm APEC của Tổng thống Obama, mối phiền hà nhất cho Bắc Kinh có lẽ là cuộc gọi điện trực tiếp của ông Obama từ Không lực Một (Air Force One) đến lãnh đạo đối lập của Miến Điện Aung San Suu Kyi và thông báo về chuyến thăm sắp xảy ra của Hillary Clinton đến nước này. Đây cũng sẽ là chuyến viến thăm đầu tiên của Ngoại trưởng Hoa Kỳ trong vòng 50 năm qua, sau khi phe quân sự chiếm chính quyền.
Kế hoạch đóng vài nghìn quân và tổ chức tập trận chung với lực lượng Australia nằm trong một phần của kế hoạch rộng hơn nhằm xua tan những ấn tượng cho rằng sự yếu kém của Hoa Kỳ đang rút ra khỏi khu vực này. Việc Washington công bố kế hoạch Air Sea Battle trước chuyến thăm của ông Obama là để cân bằng lại chiến lược “chống truy cập” của một số cường quốc châu Á giấu tên (đọc thêm về Trung Quốc – nước hiện đang phát triển tên lửa để tấn công các tàu sân bay Mỹ), thì điều này có thể làm cho Bắc Kinh lo lắng. Việc triển khai chiến lược này vẫn còn xa vời vì vấn đề ngân sách của Hoa Kỳ vẫn chưa ngã ngũ. Các dấu hiệu nguy hiểm trước mắt là sự suy yếu của Trung Quốc trong mối quan hệ với đồng minh thân cận là Miến Điện và ngược lại, sự hiện diện mềm mỏng của Hoa Kỳ ngay bên dước nước này.
.
Hồi tháng Chín, Chủ tịch mới của Miến Điện là Thein Sein đã làm Bắc Kinh sững sốt khi hủy bỏ dự án đập thủy điện của Trung Quốc trị giá $3.6 tỷ USD, thậm chí Miến Điện phải chịu khoản phí hủy khổng lồ là $42.5 triệu USD. Dự án thủy điện này có kế hoạch sẽ chuyển hầu hết tất cả năng lượng được sản xuất sang Trung Quốc và đã giải tỏa hàng chục nghìn người ra khỏi khu vực, nhưng dự án đã gặp sự phản đối rất mạnh buộc chế độ Miến Điện phải lựa chọn giữa tính hợp pháp trong mắt người dân hoặc tình hữu nghị với Trung Quốc.
Kể từ đó, kế hoạch phát triển của Miến Điện đã bắt đầu mở cửa ra với thế giới: phát triển mối quan hệ với các quan chức Hoa Kỳ, bao gồm cả cuộc họp ngày 3 tháng 11 giữa một quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Miến Điện; Bộ trưởng Quốc phòng đến thăm Việt Nam trước khi bay sang Trung Quốc; Thein Sein thăm Ấn Độ; kế hoạch cho Miến Điện tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN hai năm trước tiến trình và nối lại viện trợ với Nhật Bản. Nhưng không có gì đáng lo ngại hơn cho các nhà chiến lược Trung Quốc bằng chuyến viến thăm của bà Clinton vào tuần tới (ngày 1-2 tháng 12), đánh dấu sự khởi đầu của một Trận chơi Vĩ đại (Great Game) mới tại Miến Điện nhằm phong tỏa, hoặc thậm chí ngăn chặn sự quay trở lại cũng như các bước tiến của Trung Quốc xuống phía nam.
Kể từ khi chính quyền quân sự Miến Điện chìm vào tình trạng bị bỏ rơi sau vụ đàn áp đẫm máu liên quan đến việc vụ biểu tình đòi dân chủ của người dân vào năm 1988, thì Trung Quốc đã nổ lực xây dựng một liên minh chặt chẽ, ủng hộ chính quyền này trên thương trường quốc tế, đổi lấy lại việc kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở đất nước rộng lớn này. Vị trí chiến lược của Miến Điện đã cho phép Trung Quốc tiếp cận với hành lang vùng Vịnh Bengal đầy giá trị, và cho phép họ xây dựng đường ống dẫn dầu và khí đốt kết nối sâu vào nội địa Trung Quốc. Đường ống này không chỉ loại bỏ 3.000 dặm kết nối thông qua Eo biển Malacca mà còn cho phép Trung Quốc xây dựng các cảng chiến lược ở hai bờ đại dương – cho phép Bắc Kinh mở lối vào ở cả hai vùng Biển Đông [Biển Nam Trung Hoa] và Ấn Độ Dương.
Chính sách của Ấn Độ trong việc xây dựng các loại cầu đường cùng với chính quyền quân sự từ năm 2007, là nhằm lấy cảm tình của Miến Điện để đổi lấy sự giúp đỡ trong cuộc chiến chống lại các lực lượng nổi dậy Ulfa và cung cấp thế cân bằng đối với Trung Quốc. Ấn Độ dường như đã khuyến khích chế độ quân sự dập dìu bước ra khỏi vỏ ốc của họ. Sự hiện diện liên quan đến các phát triển kinh tế của Trung Quốc và các cuộc di cư quy mô lớn đã dẫn đến việc Miến Điện sợ mất quyền làm chủ, dẫn đến tình trạng giảm tính hợp pháp của chính quyền. Những mối quan tâm này, kết hợp với các hình thức cô lập chính trị và kinh tế, cuối cùng đã thuyết phục chính quyền Miến Điện phải thay đổi.
Chủ nghĩa dân tộc đến mức phải bài ngoại, chính quyền quân sự Miến Điện có thể cuối cùng kết luận rằng sự tồn tại lâu dài của họ không thể nằm trong vòng tay nghẹt thở của Trung Quốc mà quay trở lại với các chính sách không ràng buộc mà họ đã từng theo đuổi trong quá khứ. Sự ấm áp mới mẻ trong mối quan hệ với Ấn Độ và Việt Nam, và sự khởi đầu non trẻ cùng với Hoa Kỳ, chế độ Miến Điện hy vọng rằng các điều này sẽ đảm bảo được sự tồn tại của họ và tạo điều kiện thuận lợi để trở lại với cộng đồng thế giới. Tuy nhiên, việc Miến Điện giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc chỉ có thể là dấu hiệu cảnh báo cho Bắc Kinh.
© 2011 Bản Tiếng Việt TCPT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét