Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cùng phu nhân, bà Michelle Obama chụp hình kỷ niệm với Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và phu nhân, bà Mai Thị Hạnh, trước khi khai mạc thượng đỉnh APEC tại Hawaï ngày 12/11/2011.
REUTERS/Larry Downing
Mở đầu cho hoạt động của Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương - APEC, được tổ chức tại Hawaï, tối hôm qua, 12/11/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama và phu nhân đã mở tiệc chiêu đãi lãnh đạo các thành viên APEC. Nhân dịp này, nguyên thủ Mỹ thông báo, 9 quốc gia là Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Brunei, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Peru, Chilê đã đạt được đồng thuận về những đường hướng chính của dự án thành lập khu vực tự do mậu dịch lớn nhất thế giới, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Cuối tuần qua, Nhật Bản cũng thông báo sẽ tham gia vòng đàm phán này.
Tổng thống Mỹ cho biết mục tiêu được đề ra là đến năm 2012, các nước liên quan sẽ đạt được « một văn bản pháp lý về một hiệp định hoàn chỉnh ». Các nhà đàm phán sẽ nhóm họp vào đầu tháng 12 năm nay.
Theo Washington, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương có một ý nghĩa mang tầm vóc thế giới. Cùng với Nhật Bản, 10 nước tham gia Hiệp định TPP chiếm tới 35% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn thế giới, lớn hơn rất nhiều so với Liên Hiệp Châu Âu, hiện là khu vực tự do mậu dịch lớn nhất, nhưng chỉ chiếm có 26% GDP thế giới.
Về thương mại, các cuộc đàm phán trong TPP hướng tới việc xóa bỏ hàng rào thuế quan và những cản trở khác trong trao đổi hàng hóa, đầu tư giữa các nước thành viên. Các nước trong TPP cũng dự kiến đàm phán tiến tới sự xích lại gần nhau giữa quy định về thương mại, để đơn giản hóa các thủ tục pháp lý, hành chính cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các nước thành viên TPP đồng ý thúc đẩy trao đổi thương mại các sản phẩm công nghệ cao, như trong lĩnh vực tin học, các thiết bị liên quan đến năng lượng tái tạo. Bản hiệp định sẽ có những điều khoản nhằm tăng cường bảo vệ môi trường tại các nước thành viên, đặc biệt trong lĩnh vực đánh bắt hải sản, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, các sản phẩm « xanh ».
Để bảo đảm sự đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương sẽ có những quy định về tính minh bạch và chống phân biệt đối xử trong quá trình tham gia đấu thầu các dự án sử dụng nguồn tài chính công. Bảo vệ quyền lợi của người lao động cũng sẽ là một trong những nội dung của bản Hiệp định này
Kết thúc cuộc họp Thượng đỉnh ngày hôm nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tổ chức họp báo.
Theo giới phân tích, việc Diễn đàn APEC được tổ chức tại Mỹ và thông báo của Tổng thống Obama về những đường hướng chính của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, cho thấy Hoa Kỳ muốn khẳng định chiến lược củng cố và mở rộng ảnh hưởng của mình tại châu Á – Thái Bình Dương.
Theo Washington, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương có một ý nghĩa mang tầm vóc thế giới. Cùng với Nhật Bản, 10 nước tham gia Hiệp định TPP chiếm tới 35% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn thế giới, lớn hơn rất nhiều so với Liên Hiệp Châu Âu, hiện là khu vực tự do mậu dịch lớn nhất, nhưng chỉ chiếm có 26% GDP thế giới.
Về thương mại, các cuộc đàm phán trong TPP hướng tới việc xóa bỏ hàng rào thuế quan và những cản trở khác trong trao đổi hàng hóa, đầu tư giữa các nước thành viên. Các nước trong TPP cũng dự kiến đàm phán tiến tới sự xích lại gần nhau giữa quy định về thương mại, để đơn giản hóa các thủ tục pháp lý, hành chính cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các nước thành viên TPP đồng ý thúc đẩy trao đổi thương mại các sản phẩm công nghệ cao, như trong lĩnh vực tin học, các thiết bị liên quan đến năng lượng tái tạo. Bản hiệp định sẽ có những điều khoản nhằm tăng cường bảo vệ môi trường tại các nước thành viên, đặc biệt trong lĩnh vực đánh bắt hải sản, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, các sản phẩm « xanh ».
Để bảo đảm sự đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương sẽ có những quy định về tính minh bạch và chống phân biệt đối xử trong quá trình tham gia đấu thầu các dự án sử dụng nguồn tài chính công. Bảo vệ quyền lợi của người lao động cũng sẽ là một trong những nội dung của bản Hiệp định này
Kết thúc cuộc họp Thượng đỉnh ngày hôm nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tổ chức họp báo.
Theo giới phân tích, việc Diễn đàn APEC được tổ chức tại Mỹ và thông báo của Tổng thống Obama về những đường hướng chính của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, cho thấy Hoa Kỳ muốn khẳng định chiến lược củng cố và mở rộng ảnh hưởng của mình tại châu Á – Thái Bình Dương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét