Hàng không mẫu hạm Varyag do Trung Quốc mua lại từ Ukraina (Reuters)
AFP dẫn thông báo của bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, hôm nay 29/11/2011, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã rời cảng Đại Liên tiếp tục đợt thử nghiệm thứ hai.
Theo nội dung thông cáo của bộ Quốc phòng thì nhiệm vụ của tầu sân bay ra khơi lần này, cũng vẫn như lần trước, là tiến hành các hoạt động « nghiên cứu khoa học và thử nghiệm ». Tuy nhiên, thông cáo không cho biết rõ phạm vi khu vực hoạt động của tàu.
Tàu sân bay đầu tiên biểu tượng của tham vọng phát triển hải quân Trung Quốc được nâng cấp từ tàu sân bay cũ «Varyag » mua lại của Ukraina đã tiến hành chuyến ra khơi lần đầu hồi tháng 8, trong vòng 5 ngày, và đã hoàn thành « mục tiêu nhiệm vụ như dự kiến », theo như đánh giá của bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Tuy chưa được ra mắt một cách công khai chính thức, nhưng lần ra khơi đó đã gây nhiều chú ý của dư luận, đặc biệt những nước láng giềng đang có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc. Theo nhiều chuyên gia thì vẫn còn phải mất nhiều năm nữa thì Bắc Kinh mới có thể hoàn thiện đầy đủ khả năng tác chiến cho chiếc tàu sân bay này.
Trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng tiếp tục gia tăng, bên cạnh đó là khẳng định quyết tâm hiện diện tại châu Á Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, tuần qua quân đội Trung Quốc thông báo cuối tháng 11 sẽ tiến hành tập trận hải quân trong khu vực phía tây Thái Bình Dương. Không có thông tin nào cho biết liệu tàu sân bay có tham gia cuộc tập trận này không.
Theo giới quan sát thì những động thái quân sự như vậy của Trung Quốc thường được cho là hành động đáp trả các hoạt động tập trận chung giữa Hoa Kỳ với Nhật, với Philippines hay với Hàn Quốc. Bản thân các cuộc tập trận chung trên biển giữa Hoa Kỳ với các nước láng giềng của Trung Quốc cũng được hiểu như là cảnh báo đối với các tham vọng, đe dọa từ Bắc Kinh hay Bình Nhưỡng. Mỗi lần diễn ra các cuộc tập trận như vậy, Bắc Kinh cũng đã lên tiếng chỉ trích cho rằng các hoạt động này sẽ làm « trầm trọng thêm căng thẳng » trong tranh chấp lãnh thổ.
Hiện tại hải quân Trung Quốc có ba hạm đội chính, mỗi năm tiến hành nhiều cuộc diễn tập lớn. Giới quan sát nhận thấy, thời gian gần đây các cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc có chiều hướng gia tăng. Trong khi đó giới tướng lĩnh của Bắc Kinh cũng đã không ít lần tỏ tham vọng hiện đại hóa hải quân bằng việc trang bị thêm nhiều tàu sân bay.
Trong tháng này, những tham vọng về lãnh thổ của Bắc Kinh cũng đã trở thành chủ đề được đưa ra thảo luận tại Bali (Indonesia) trong Hội nghị thượng đỉnh Asean và thượng đỉnh Đông Á.
Tàu sân bay đầu tiên biểu tượng của tham vọng phát triển hải quân Trung Quốc được nâng cấp từ tàu sân bay cũ «Varyag » mua lại của Ukraina đã tiến hành chuyến ra khơi lần đầu hồi tháng 8, trong vòng 5 ngày, và đã hoàn thành « mục tiêu nhiệm vụ như dự kiến », theo như đánh giá của bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Tuy chưa được ra mắt một cách công khai chính thức, nhưng lần ra khơi đó đã gây nhiều chú ý của dư luận, đặc biệt những nước láng giềng đang có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc. Theo nhiều chuyên gia thì vẫn còn phải mất nhiều năm nữa thì Bắc Kinh mới có thể hoàn thiện đầy đủ khả năng tác chiến cho chiếc tàu sân bay này.
Trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng tiếp tục gia tăng, bên cạnh đó là khẳng định quyết tâm hiện diện tại châu Á Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, tuần qua quân đội Trung Quốc thông báo cuối tháng 11 sẽ tiến hành tập trận hải quân trong khu vực phía tây Thái Bình Dương. Không có thông tin nào cho biết liệu tàu sân bay có tham gia cuộc tập trận này không.
Theo giới quan sát thì những động thái quân sự như vậy của Trung Quốc thường được cho là hành động đáp trả các hoạt động tập trận chung giữa Hoa Kỳ với Nhật, với Philippines hay với Hàn Quốc. Bản thân các cuộc tập trận chung trên biển giữa Hoa Kỳ với các nước láng giềng của Trung Quốc cũng được hiểu như là cảnh báo đối với các tham vọng, đe dọa từ Bắc Kinh hay Bình Nhưỡng. Mỗi lần diễn ra các cuộc tập trận như vậy, Bắc Kinh cũng đã lên tiếng chỉ trích cho rằng các hoạt động này sẽ làm « trầm trọng thêm căng thẳng » trong tranh chấp lãnh thổ.
Hiện tại hải quân Trung Quốc có ba hạm đội chính, mỗi năm tiến hành nhiều cuộc diễn tập lớn. Giới quan sát nhận thấy, thời gian gần đây các cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc có chiều hướng gia tăng. Trong khi đó giới tướng lĩnh của Bắc Kinh cũng đã không ít lần tỏ tham vọng hiện đại hóa hải quân bằng việc trang bị thêm nhiều tàu sân bay.
Trong tháng này, những tham vọng về lãnh thổ của Bắc Kinh cũng đã trở thành chủ đề được đưa ra thảo luận tại Bali (Indonesia) trong Hội nghị thượng đỉnh Asean và thượng đỉnh Đông Á.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét