Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (Trái) và Tổng thống Philippines Benigno Aquino tại Thượng đỉnh Bali ngày 18/11/2011.
REUTERS/Sonny Tumbelaka
Xã luận của tờ Hoàn Cầu Thời Báo số ra ngày 18/11/2011 cảnh báo các nước láng giềng châu Á về nguy cơ bị Trung Quốc trừng phạt kinh tế nếu các nước đó được Mỹ yểm trợ trong cuộc đọ sức với Bắc Kinh tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Nam (tức Biển Đông).
Lời cảnh báo trên đây được đưa ra đúng vào lúc bế mạc thượng đỉnh ASEAN lần thứ 19 tại Bali. Hoàn cầu Thời báo đe dọa « Bất kỳ một cuốc gia nào muốn trở thành quân cờ của Mỹ sẽ mất đi cơ hội gặt hái những thành quả kinh tế của Trung Quốc ». Trung Quốc là nền kinh tế thứ nhì trên thế giới. Còn ASEAN là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Bắc Kinh. Thặng dư thương mại hiện nghiêng về phía ASEAN chủ yếu nhờ vào xuất khẩu nguyên, nhiên liệu cho Trung Quốc.
AFP nhắc lại, căng thẳng đang gia tăng tại khu vực Biển Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền trên biển giữa nhiều quốc gia trong Đông Nam Á với Trung Quốc. Hồ sơ Biển Đông là trọng tâm của Thượng đỉnh ASEAN vừa khép lại hôm nay (18/11/2011) cũng là một trong những chủ đề chính của Thượng đỉnh các nước Đông Á. Tuy nhiên Trung Quốc không chủ trương đề cập đến vấn đề nhậy cảm này tại thượng đỉnh Đông Á với sự hiện diện lần đầu tiên của Hoa Kỳ. Bắc Kinh luôn đòi giải quyết vấn đề Biển Đông bằng đối thoại song phương.
Về phần mình tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung Quốc cho rằng : « Đưa quá nhiều các vấn đề chính trị và an ninh ra thảo luận tại Thượng đỉnh Đông Á, đặc biệt là khi có liên quan đến các vụ tranh chấp, sẽ không có lợi cho bất kỳ một kế hoạch hợp tác nào ». Trái lại điều này có nguy cơ dẫn đến tình trạng « căng thẳng trong khu vực leo thang ».
Lập trường của báo chí Trung Quốc đã được chính thủ tướng Ôn Gia Bảo xác định lại. Đến Bali để chuẩn bị dự Thượng đỉnh Đông Á lần thứ 6, ông tuyên bố: « Các lực lượng từ bên ngoài không nên viện bất kỳ một lý do nào để can thiệp » vào tranh chấp chủ quyền ở khu vực Biển Đông. Đây là một hồ sơ đã kéo dài nhiều năm và phải được các bên liên quan giải quyết bằng các con đường đối thoại « hữu nghị và trực tiếp ».
Theo giới phân tích, thông điệp này của lãnh đạo Trung Quốc nhắm trực tiếp vào Hoa Kỳ sau khi tổng thống Mỹ vào sáng nay đã nhấn mạnh rằng Thượng đỉnh Đông Á phải là nơi để các bên cùng làm việc trên rất nhiều các hồ sơ, chẳng hạn như là vấn đề liên quan đến an ninh trên biển và hồ sơ chống phổ biến vũ khí hạt nhân.
AFP nhắc lại, căng thẳng đang gia tăng tại khu vực Biển Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền trên biển giữa nhiều quốc gia trong Đông Nam Á với Trung Quốc. Hồ sơ Biển Đông là trọng tâm của Thượng đỉnh ASEAN vừa khép lại hôm nay (18/11/2011) cũng là một trong những chủ đề chính của Thượng đỉnh các nước Đông Á. Tuy nhiên Trung Quốc không chủ trương đề cập đến vấn đề nhậy cảm này tại thượng đỉnh Đông Á với sự hiện diện lần đầu tiên của Hoa Kỳ. Bắc Kinh luôn đòi giải quyết vấn đề Biển Đông bằng đối thoại song phương.
Về phần mình tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung Quốc cho rằng : « Đưa quá nhiều các vấn đề chính trị và an ninh ra thảo luận tại Thượng đỉnh Đông Á, đặc biệt là khi có liên quan đến các vụ tranh chấp, sẽ không có lợi cho bất kỳ một kế hoạch hợp tác nào ». Trái lại điều này có nguy cơ dẫn đến tình trạng « căng thẳng trong khu vực leo thang ».
Lập trường của báo chí Trung Quốc đã được chính thủ tướng Ôn Gia Bảo xác định lại. Đến Bali để chuẩn bị dự Thượng đỉnh Đông Á lần thứ 6, ông tuyên bố: « Các lực lượng từ bên ngoài không nên viện bất kỳ một lý do nào để can thiệp » vào tranh chấp chủ quyền ở khu vực Biển Đông. Đây là một hồ sơ đã kéo dài nhiều năm và phải được các bên liên quan giải quyết bằng các con đường đối thoại « hữu nghị và trực tiếp ».
Theo giới phân tích, thông điệp này của lãnh đạo Trung Quốc nhắm trực tiếp vào Hoa Kỳ sau khi tổng thống Mỹ vào sáng nay đã nhấn mạnh rằng Thượng đỉnh Đông Á phải là nơi để các bên cùng làm việc trên rất nhiều các hồ sơ, chẳng hạn như là vấn đề liên quan đến an ninh trên biển và hồ sơ chống phổ biến vũ khí hạt nhân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét