Pages

Thứ Hai, 31 tháng 1, 2011

Quyền lực thuộc về cộng đồng blog

Tác giả THOMAS L. FRIEDMAN -THE NEW YORK TIMES *

Khoảnh khắc này là khó tránh khỏi. Kể từ khi Trung Quốc bắt đầu rũ áo cộng sản, trở thành một cường quốc kinh tế toàn cầu, các nhà lãnh đạo nước này đã theo đuổi chiến lược “gia tăng hoà bình” với những hành động khiêm tốn, thận trọng, không đe doạ láng giềng và gần như không kích động bất cứ một liên minh nào chống lại Mỹ.
Nhưng vài năm gần đây, khi mô hình kinh tế Mỹ tự vấp phải một cú sốc đầy lúng túng, và “Bắc Kinh đồng lòng cùng tiến”, thứ ngôn ngữ nổi lên ở Trung Quốc đó là “tương lai thuộc về chúng ta” hay và có thể chúng ta nên dẫn đầu thế giới. Gìơ đây, những ngôn từ như thế phần lớn xuất phát từ các vị tướng nghỉ hưu, và những bloger sắc sảo và giới lãnh đạo Trung Quốc thì vẫn thận trọng.

Nhưng mùa hè vừa rồi với những tranh chấp ngoại giao đã khiến các láng giềng của Trung Quốc, không đề cập tới Washington, phải tự hỏi, liệu Trung Quốc có thể duy trình hành động “người khổng lồ hiền lành” được bao lâu. Với con số ước tính khoảng 70 triệu bloger, các nhà lãnh đạo Trung Quốc giờ đây đang chịu một áp lực dai dẳng đòi hỏi họ phải quả quyết từ một cộng đồng blog theo chủ nghĩa dân tuý, chủ nghĩa dân tộc mà trong bối cảnh thiếu vắng bầu cử dân chủ, đã trở thành tiếng nói của người dân trên thực tế.

Tranh cãi ngoại giao là một phiên họp của diễn đàn khu vực Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, ASEAN, tổ chức ngày 23/7 tại Hà Nội. Cuộc họp này có sự tham gia của ngoại trưởng 10 nước thành viên, cũng như Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì.

Theo một trong các quan chức ngoại giao có mặt trong cuộc họp, thái độ của các ngoại trưởng ASEAN dù khó nhận thấy nhưng rõ ràng là thận trọng với việc Trung Quốc trở lại quyết định tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” với toàn bộ biển Hoa Nam (Biển Đông) – khu vực giàu tài nguyên, kéo dài từ Singapore tới Eo biển Đài Loan cũng như Việt Nam và chiếm khoảng một nửa lượng vận chuyển hàng hoá thế giới mỗi năm. Nơi đáy biển còn được tin rằng có dự trữ lớn về dầu và khí đốt; với việc Hải quân Mỹ trở nên gây hấn hơn trong việc bắt giữ các tàu cá mà họ cho rằng đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ. Trung Quốc cũng tham gia vào cuộc tranh chấp hàng hải với Hàn Quốc và Nhật Bản.

Theo lời một người tham dự, khi một vị ngoại trưởng tiếp theo một vị khác đứng lên trong cuộc họp ASEAN để khẳng định chủ quyền ở biển Hoa Nam (Biển Đông) hay khẳng định bất cứ tranh chấp lãnh thổ nào cần phải được giải quyết hoà bình và tuân thủ luật pháp quốc tế, Ngoại trưởng Trung Quốc đã dần bị kích động. Và sau khi bà Clinton tuyên bố, biển Hoa Nam (Biển Đông) là khu vực mà Mỹ “có lợi ích quốc gia” trong “tự do hàng hải”, ngoại trưởng Trung Quốc đã yêu cầu ngừng họp thời gian ngắn và sau đó trở lại khá nặng nề.

Phát biểu không cần văn bản, ông Dương nói suốt trong 25 phút, khẳng định rằng, đây là vấn đề song phương, không phải giữa Trung Quốc và ASEAN. Theo Washington Post, ánh nhìn của ông xuyên suốt căn phòng, dù có rất nhiều người, để tới tận ngoại trưởng Mỹ, ánh mắt đấy được mô tả kiểu như “Trung Quốc là một nước lớn” và hầu hết các thành viên ASEAN còn lại “là những nước nhỏ”.

Giới ngoại giao thì nhấn mạnh, phòng họp dường như có một sự đồng thuận khi ngoại trưởng Trung Quốc đang cố gắng chia tách nhóm, chia tách những nước tuyên bố chủ quyền với quốc gia không tuyên bố chủ quyền để có thể các thành viên trong khối không có một hành động chung ASEAN và mỗi nước sẽ phải đàm phán riêng lẻ với Trung Quốc.

Phản ứng tiêu cực mà ông Dương cảm nhận đã được chuyển tải tới Bắc Kinh, các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như muốn xoa dịu sự việc vì e ngại sau một thập niên Mỹ để suy giảm ảnh hưởng trong khu vực, thì chính họ có thể đẩy tất cả các nước láng giềng về phía Mỹ.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể “trầm tĩnh” bao lâu, còn phụ thuộc dù chỉ một phần vào bên thứ ba: cộng đồng blog Trung Quốc – nơi cả một thế hệ được truyền dạy khái niệm rằng, Mỹ và phương Tây muốn kìm nén Trung Quốc, để giờ đây cộng đồng này có riêng chiếc loa phóng thanh để phủ nhận bất cứ vị quan chức nào của Trung Quốc cam kết thoả hiệp. Thậm chí, họ có thể gọi vị ấy là “ủng hộ Mỹ, hay kẻ phản bội”.

Thú vị là, Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh cũng đã bắt đầu với tay tới cộng đồng blog này, thậm chí mời các bloger đi xe cùng đại sứ Mỹ, Jon Huntsman, hay phỏng vấn ông khi ông tới thăm các tỉnh Trung Quốc của họ nhằm truyền tải thông điệp của Mỹ mà không cần “bộ lọc” bởi truyền thông chính thống Trung Quốc.

“Trung Quốc đầu tiên đã có một giới công khai thảo luận mọi thứ ảnh hưởng tới người dân Trung Quốc”, Hồ Dũng, một chuyên gia nghiên cứu cộng đồng blog tại Đại học Bắc Kinh nói. “Dưới thời truyền thông truyền thống, chỉ có người tầng lớp trên mới có tiếng nói, nhưng Internet đã thay đổi tất cả”, ông nhấn mạnh. “Giờ đây, chúng ta có một kiểu truyền thông vượt phạm vi quốc gia, đó là tiếng nói của toàn xã hội, vì thế mọi người từ các vùng miền khác nhau của Trung Quốc có thể thảo luận về những gì đang diễn ra ở một nơi xa xôi hẻo lánh, và tin tức lan truyền đi khắp nơi”. Ông tiếp tục, nhưng thế giới Internet thiên về “chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân tuý hơn. Nhiều năm chúng ta được giáo dục kẻ thù đang nỗ lực kìm nén chúng ta đã sản sinh ra cả một thế hệ thanh niên có tư tưởng như vậy, và giờ đaâ, họ có internet để thể hiện điều đó”.

Hãy quan sát không gian này. Những ngày mà Nixon và Mao có thể cố quản lý mối quan hệ trong sự bí mật đã không còn tồn tại. Có quá nhiều yếu tố bất ổn tồn tại ở đó, và cũng có quá nhiều người chơi với đủ sức mạnh thổi bùng hay làm dịu lại quan hệ Mỹ – Trung. Hoặc có thể diễn giải theo kiểu Công nương Diana, là có ba người trong cuộc hôn nhân này.

Friedman là nhà báo nổi tiếng của New York Time, người ba lần giành giải Pulitzer.

Người dịch: Nguyễn Hùng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2010

UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận cho xây mới nhà thờ Tam Tòa

Thanh Trúc, phóng viên RFA

Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình vừa chấp thuận trên nguyên tắc cho xây mới nhà thờ Tam Tòa trên một khu đất nằm trong thành phố Đồng Hới, được các hàng giáo phẩm Công giáo địa phận Vinh cho là thuận tiện cho việc thờ phượng của giáo dân.

photo courtesy Vietcatholic
Nhà thờ Tam Tòa-Đồng Hới-Quảng Bình



“Trên nguyên tắc thì vấn đề cấp đất cho xây nhà thờ Tam Tòa mới cũng đã được đồng ý rồi. Tôi đã bổ nhiệm một linh mục chánh xứ Tam Tòa và chuyện đó thì cũng được chính quyền đồng ý.”


Vừa rồi là lời Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp của giáo phận Vinh, nơi giáo xứ Tam Tòa trực thuộc. Vị linh mục được bổ nhiệm về làm quản xứ Tam Tòa là linh mục Lê Thanh Hồng:


“Thứ Ba vừa rồi đoàn của Tòa Giám mục vào chúc Tết các cơ quan tỉnh, lúc đó bên tỉnh ủy có ông Hoài thì ông nói thủ tục đất đai của Tam Tòa đã ổn rồi, đã bàn bạc, đã nhất trí rồi, có thể qua Quí Một bắt đầu năm mới là sẽ làm thủ tục giải quyết. Họ thông báo là nhất trí, gặp thì nói miệng và mình cũng biết vậy thôi. Khi nào có thông báo chính thức thì mình sẽ công bố ra cộng đoàn.”




Nhà thờ Tam Tòa-Đồng Hới-Quảng Bình, nay chỉ còn có gác chuông.


Kể từ lúc chính quyền địa phương quyết định trưng thu nhà thờ Tam Tòa đổ nát vì bom đạn trong chiến tranh, để làm di tích mà họ gọi là tội ác đế quốc Mỹ hồi năm 1997, từ lúc ấy một hàng rào được dựng quanh khu đất nhà thờ mà tháp chuông có thể đổ sụp bất cứ lúc nào.


Từ đó thành phố Đồng Hới coi như không còn nhà thờ cũng không có linh mục quản nhiệm. Năm 2006, Tổng Giám Mục giáo phận Huế, Đức Cha Nguyễn Như Thể, bàn giao giáo hạt Nam Quảng Bình cho giáo phận Vinh. Khi đó, linh mục Lê Thanh Hồng là quản nhiệm giáo xứ Sen Bàng cách thành phố Đồng Hới khoảng mười chín cây số.
Tháng Bảy năm 2010, Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp giáo phận Vinh chính thức bổ nhiệm linh mục Lê Thanh Hồng làm quản xứ Tam Tòa.


Địa điểm mới trong TP Đồng Hới

Trước đó giáo xứ Tam Tòa nhiều lần nộp đơn xin chính quyền cấp một khu đất khoảng 9.600 mét vuông để xây nhà thờ mới. Tuy nhiên đến lúc này giáo xứ sẽ nhận một phần đất hẹp hơn ở phường Nam Lý thuộc vùng trung tâm thành phố Đồng Hới, cách quốc lộ 1A chừng một kilômét. Linh mục Lê Thanh Hồng giải thích:


“Một trong những địa điểm mà họ đưa ra cho mình lựa chọn thì các linh mục trong hạt, cũng như Đức Cha Cao Đình Thuyên trước đây, đi xem rồi cân nhắc và chọn lựa thì có những điểm có thể diện tích nó rộng hơn thoải mái hơn nhưng lại nằm ngoài thành phố và xa giáo dân. Làm nhà thờ thì phải chỗ nào có dân đông đủ, thuận tiện cho việc sinh hoạt, lễ lạy và các hoạt động tôn giáo. Đất rộng mà xa dân thì sinh hoạt cũng khó khăn. Cho nên sau khi cân nhắc chọn lựa thì đó là một trong những điểm có thể dễ dàng qui tụ giáo dân hơn cả.


“Qua một thời gian chờ đợi thì họ nói miệng là họ báo cho một tin vui, là đất đã bàn bạc và các cơ quan đã nhất trí, sang năm mới đây thì cụ thể vào làm thủ tục để tỉnh cấp đất cho mà làm nhà thờ.

LM Lê Thanh Hồng
Trong hồ sơ đầu tiên thì bản thiết kế qui hoạch tổng thể khuôn viên nhà thờ là 9.600 mét vuông. Sau khi nộp hồ sơ đó rồi thì địa điểm họ cho mình chọn lựa 9.600 mét vuông qui hoạch thì không đủ mà chỉ khoảng chừng sáu ngàn rưỡi trở lại. Mình phải làm lại hồ sơ khác 6.200 mét vuông, nghĩa là phù hợp với diện tích và địa điểm mình đã chọn do thành phố quí hoạch.


Qua một thời gian chờ đợi thì họ nói miệng là họ báo cho một tin vui, là đất đã bàn bạc và các cơ quan đã nhất trí, sang năm mới đây thì cụ thể vào làm thủ tục để tỉnh cấp đất cho mà làm nhà thờ.”


Việc xin đất xây lại nhà thờ Tam Tòa trên một địa điểm khác ở thành phố Đồng Hới kéo dài nhiều năm qua và gây nhiều tranh cãi. Đáng chú ý nhất là chuyện xảy ra hồi tháng Bảy 2008, khi các giáo dân cũng như các linh mục bị đe dọa, bị rượt đuổi bởi công an và một số người địa phương tự nhận là không đồng ý với việc xây nhà thờ mới cho Tam Tòa.


Hy vọng thuận lợi



Giáo dân tham dự Thánh lễ ở khu vực nhà thờ Tam Tòa. Photo courtesy Vietcatholic.


Nhưng Đức Giám Mục giáo phận Vinh và linh mục quản nhiệm Tam Tòa đều bày tỏ hy vọng từ giờ mọi chuyện sẽ ổn thỏa, chính quyền địa phương sẽ tạo mọi sự thuận lợi cho giáo xứ:


“Bây giờ không đáng lo ngại vấn đề đó nữa, nói chung người dân chung quanh cũng rất ủng hộ vấn đề người Công giáo xin đất để xây lại nhà thờ, tại vì họ thấy sinh hoạt của người Công giáo khi mà tổ chức thánh lễ đông như vậy lớn như vậy mà rất trật tự nghiêm trang chứ không có vấn đề gì. Trong tinh thần hiệp thông họ thấy giáo dân đoàn kết cho nên họ rất ủng hộ.”


Về mặt tài chánh thì sao, liệu bao giờ có thể khởi công xây cất một thánh đường cho Tam Tòa, giáo xứ trung tâm của thành phố Đồng Hới Linh mục Lê Thanh Hồng trả lời:


“Hiện giờ tài chính của giáo xứ thì chưa hề có gì đâu, chưa hề có đồng quĩ nào để làm nhà thờ. Nhưng mà cũng nhờ vào sự quan phòng của Chúa và sự giúp đỡ của giáo phận cũng như các nhà hảo tâm thì mình cũng tin tưởng, chứ giờ ở giáo xứ thì chưa có quĩ nào, chưa có đồng nào để làm nhà thờ cả.”


“Nhưng mà cũng nhờ vào sự quan phòng của Chúa và sự giúp đỡ của giáo phận cũng như các nhà hảo tâm thì mình cũng tin tưởng, chứ giờ ở giáo xứ thì chưa có quĩ nào, chưa có đồng nào để làm nhà thờ cả.

LM Lê Thanh Hồng
Từ mấy năm nay, vì không có nhà thờ trong thành phố Đồng Hới nên linh mục Lê Thanh Hồng thường cử hành thánh lễ ngày Chúa Nhật tại tư gia của một giáo dân.
Đó là một ngôi nhà ba tầng mà tầng hai và tầng ba có màn hình để giáo dân có thể theo dõi thánh lễ diễn ra ở tầng một. Vì chỉ có một thánh lễ duy nhất ngày Chúa nhật nên lần nào cũng khoảng bốn trăm người tham dự gồm giáo dân trong thành phố và các nơi khác, bên cạnh những du khách vãng lai đến Đồng Hới.


Vẫn theo linh mục Lê Thanh Hồng, vì số người đi lễ càng ngày càng đông, các tầng trên không còn bảo đảm mức độ an toàn. Đó là lý do sau này thánh lễ chỉ diễn ra ở tầng một với mấy trăm người chen chúc từ trong nhà ra tới bên ngoài.


Vào khi năm hết Tết đến thì đây là một tin mừng cho giáo dân Đồng Hới. Các vị chủ chăn thì phấn khởi vì đã có nơi xứng đáng để thờ phượng, giáo dân thì vui mừng vì từ nay không còn phải chen chúc trong một căn hộ để vừa xem lễ vừa hồi hộp vì không biết điều gì sẽ xảy ra sau đó.

Nguyễn Tấn Dũng : Người cầm lái Việt Nam




Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong lễ bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11, Hà Nội, 19/1/2011
ReutersThụy My



Có vẻ như ông Dũng đã thương lượng việc ngồi tiếp trên ghế thủ tướng, để đổi lấy việc ông Trương Tấn Sang làm chủ tịch nước. Việt Nam có tham vọng trở thành nước phát triển vào năm 2020. Và như vậy, ông Nguyễn Tấn Dũng không thể nào tránh khỏi các cuộc cải cách khó khăn, như trong lãnh vực quốc doanh vốn nhiều nợ nần và thường bị khuấy động bởi các xì-căng-đan tham nhũng.
Tuần báo Le Courrier International trích dịch bài viết trên tờ báo Le Temps của Thụy Sĩ có tựa đề : « Nguyễn Tấn Dũng : Người cầm lái con tàu Việt Nam ». Bài viết được cây cọ David Browley của Úc minh họa bằng hình vẽ thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng mặc bộ vét nhưng đội nón cối, phía sau là vịnh Hạ Long.

Bài báo mô tả lại khung cảnh Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11. Ngồi trên chủ tịch đoàn, dưới chân dung của Mác – Lênin, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, áo vét đen, cà-vạt đỏ, vỗ tay chúc mừng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, tân tổng bí thư. Thế nhưng chính ông Dũng mới là người đại thắng trong Đại hội Đảng lần thứ 11, kết thúc vào ngày 19 tháng giêng. Tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực tối cao của Đảng, ông Nguyễn Tấn Dũng đầy tham vọng, năm nay 61 tuổi, chắc chắn giữ được chiếc ghế thủ tướng trong năm năm tới, khi Quốc hội sẽ bỏ phiếu một cách tượng trưng vào tháng 5.

Khá tự nhiên với báo chí, người cựu chiến binh – theo như tiểu sử thì ông Nguyễn Tấn Dũng đi chiến đấu chống Mỹ từ năm 12 tuổi – đã là con người quyền uy nhất của chế độ. Phương pháp của ông ? Đó là đặt dấu ấn cá nhân cho quyền lực. Ông Benoît de Tréglodé, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đương đại nhận xét : « Đây là một điểm mới trong đời sống chính trị Việt Nam, lâu nay vốn chú trọng sự kín đáo ».

Việc một con người được một số người đã tiếp xúc nhận xét là « nghiêm khắc », thậm chí « độc đoán », vẫn ngồi tiếp ghế thủ tướng cho thấy vai trò của tổng bí thư đã giảm sút. Một nhà báo viết cho một nhật báo lớn của Việt Nam nhận định : « Từ khoảng 10 năm nay, vai trò của thủ tướng ngày càng trở nên quan trọng hơn, vì nắm kinh tế ».

Thế mà mới hai tháng trước, tương lai của ông Dũng còn có vẻ mờ mịt. Thủ tướng đã phải tự kiểm điểm trước các đại biểu Quốc hội. Ông đã nghiêm túc nhận trách nhiệm về vụ Vinashin, một trong những tập đoàn quốc doanh lớn nhất đang ở trên bờ vực phá sản. Được một trong những người thân cận của ông Dũng điều hành, tập đoàn đóng tàu này đã nợ đến 3 tỉ đô la, tương đương gần 5% tổng sản phẩm nội địa cả nước. Đồng thời, ông Dũng còn bị liên lụy qua việc các đảng viên kỳ cựu đưa kiến nghị yêu cầu ngưng dự án khai thác bauxite do Trung Quốc đầu tư, mà ông Dũng đã phê duyệt. Trong cái thế bất lợi này, các nhà quan sát còn nhận ra những thủ đoạn của đối thủ ông Dũng là ông Trương Tấn Sang, người được trao chức chủ tịch nước, một chức vụ chỉ mang tính tượng trưng.

Trong kỳ đại hội Đảng trước đây vào năm 2006, hai nhân vật này, đều cùng tuổi và cùng là người miền Nam, đã từng đối đầu với nhau để giành chức người đứng đầu chính phủ. Theo ông Benoît de Tréglodé, thì « Lần này xem chừng ông Dũng đã thương lượng việc tiếp tục ngồi ghế thủ tướng, để đổi lấy việc ông Trương Tấn Sang làm chủ tịch nước ». Trong cuộc song đấu này, mỗi người đã thử nghiệm sức mạnh của mạng lưới mình.

Một nhà báo địa phương nhớ lại : « Hồi năm 2006 lúc mới được phong thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã làm dấy lên nhiều hy vọng ». Hình ảnh năng động của một vị thủ tướng trẻ tuổi nhất kể từ khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1975, hứa hẹn một sự hiện đại hóa. Nhưng người ta đã thất vọng.

Việc đàn áp chính trị vẫn tiếp diễn. Khoảng hai chục nhà ly khai đã bị bắt giam hoặc bị truy tố trong năm qua. Và mặc dù có tiếng là ưu ái các nhà đầu tư, ông Dũng vẫn không thành công trong việc kìm chế lạm phát, cũng như hãm lại đà rớt giá của đồng bạc Việt Nam.

Trong nhiệm kỳ hai này, ông sẽ phải theo đuổi mục tiêu tỉ lệ tăng trưởng từ 7 đến 8%, và tăng tốc phát triển kinh tế. Việt Nam có tham vọng trở thành nước phát triển vào năm 2020. Và như vậy, ông Nguyễn Tấn Dũng không thể nào tránh khỏi các cuộc cải cách khó khăn, như trong lãnh vực quốc doanh vốn nhiều nợ nần và thường bị khuấy động bởi các xì-căng-đan tham nhũng.

Mỹ - Trung : Không nên kỳ vọng vào một « tuần trăng mật thứ ba »

Cũng trên lĩnh vực chính trị nhưng về mối quan hệ Mỹ - Trung, tuần báo The Economist điểm lại chuyến công du Hoa Kỳ mới đây của ông Hồ Cẩm Đào, cho rằng không nên kỳ vọng ở một tuần trăng mật thứ ba giữa hai cường quốc này.

Tờ báo ví von, những cặp vợ chồng sau khi cắn đắng nhau thường cố gắng nhen lại đóm lửa với một tuần trăng mật thứ hai. Một số nhà bình luận cho rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ đang sắp sửa bước vào tuần trăng mật thứ ba. Họ xếp chuyến viếng thăm nước Mỹ của chủ tịch Trung Quốc mới kết thúc ngày 21/1 bên cạnh hai cột mốc trước đây. Đó là chuyến đi Mỹ của ông Đặng Tiểu Bình năm 1979, ngay sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ ; và sau đó là chuyến công du của ông Giang Trạch Dân năm 1997, chính thức đánh dấu sự tan băng ngoại giao sau vụ thảm sát Thiên An Môn 8 năm trước đó.

Điểm qua những vấn đề gai góc trong quan hệ Mỹ - Trung hiện nay, The Economist có thêm một nhận xét, đó là chính sách ngoại giao của Bắc Kinh đang trở nên phức tạp, do quân đội ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn. Đây là một trong những lý do khiến phía Mỹ phải thúc đẩy đối thoại quân sự.

Tờ báo cho rằng, cho dù bản thông cáo chung tái khẳng định Hoa Kỳ hoan nghênh một « Trung Quốc hùng cường, thịnh vượng và thành công sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong thế giới kinh doanh », và Bắc Kinh đáp trả bằng việc tán thành một « Hoa Kỳ như một quốc gia châu Á – Thái Bình Dương đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực », sự trỗi dậy của một đẩt nước khổng lồ như Trung Quốc sẽ không bao giờ êm ả. Theo The Economist, điều tốt đẹp nhất có thể hy vọng là sự căng thẳng sẽ được kìm nén. Với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ diễn ra vào năm tới, và sự chuyển giao quyền lực ở ban lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc, tốt nhất mỗi bên đều tạm ngưng đào sâu những bất đồng trước khi mọi việc trở nên tệ hại. Tuy nhiên, hy vọng vào một tuần trăng mật thứ ba, thì có vẻ quá lạc quan.

Người thành thị Trung Quốc thuê đất trồng rau vì sợ thực phẩm không an toàn

Liên quan đến Trung Quốc, Le Courrier International trích dịch một tờ báo xuất bản tại Bắc Kinh, đề cập đến hiện tượng nhiều người thành thị Trung Quốc hiện nay thuê đất ở ngoại thành để tự trồng rau quả, hầu hết do lo sợ vấn đề an toàn thực phẩm.

Tờ báo cho biết, không chỉ tại thủ đô Bắc Kinh mà ở nhiều nơi khác như Thượng Hải, Chiết Giang, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, nhiều người dân thành phố đã tranh nhau đi thuê một mảnh đất nhỏ ở ngoại ô. Họ tự tay làm vườn, trồng nhiều loại rau quả để cho gia đình dùng theo mùa. Hiện tượng này lây lan nhanh đến nỗi, chỉ riêng một nông trại ở ngoại ô Bắc Kinh năm ngoái có 15 gia đình đến thuê đất, năm nay đã lên đến con số 120. Không chỉ để vui thú điền viên, mà thật ra còn do nỗi lo sợ trước hàng loạt xì-căng-đan ngộ độc thực phẩm trong thời gian qua, từ sữa có melamine, dầu tái sinh cho đến việc sử dụng thuốc trừ sâu quá mức…Một số khác « tự cứu » mình bằng cách tập hợp lại, cùng mua sản phẩm của những nhà nông cam kết áp dụng phương pháp canh tác sinh thái.

Hàng giả ngày càng nhanh nhạy và tinh vi hơn

Trên lãnh vực kinh tế, trong một bài phóng sự đăng trên tuần báo Le Nouvel Observateur, tác giả đã theo chân các nhân viên hải quan tại sân bay Roissy để quan sát việc truy bắt hàng giả. Từ túi xách hàng hiệu, các mặt hàng điện tử cho đến nữ trang đắt tiền, tất cả đều có thể làm giả. Hàng giả xuất hiện ngày càng nhanh chóng, và sao chép ngày càng tinh vi hơn, đa số xuất xứ từ Trung Quốc.

Trên kệ trưng bày của cơ quan hải quan, có những đôi giày cao gót đỏ chói thuộc bộ sưu tập mới nhất của một hiệu thời trang nổi tiếng Paris. Cửa hàng mới vừa nhập về đợt hàng mới, thì hàng giả đã có mặt ! Hải quan Roissy hồi cuối tháng 12 đã tịch thu được 30 đôi trong một kiện hàng từ Trung Quốc. Bên cạnh đôi giày thời trang này, là một chiếc vòng đeo tay, một chiếc thắt lưng, mascara trang điểm, tất cả đều mang các nhãn hiệu nổi tiếng.

Mỗi tuần một hoặc hai lần, các món hàng giả bị tịch thu được tiêu hủy, hoặc đem đi tái chế. Trong năm 2009, chỉ riêng tại phi trường Roissy đã tịch thu được hơn một triệu món hàng giả, 1.400 nhân viên hải quan thay phiên làm việc ngày đêm. Nhưng kết quả cũng chỉ như muối bỏ biển, vì thị trường hàng giả hiện chiếm đến 500 tỉ euro, tức 8% lượng trao đổi thương mại trên toàn cầu.

Việt Nam nhập siêu khổng lồ từ Trung Quốc

Hàng hóa Trung Quốc đang tràn ngập thị trường Việt Nam
Tin cho hay năm 2010 Việt Nam nhập tới trên 20 tỷ đôla hàng hóa từ Trung Quốc, khiến cán cân thương mại càng chênh lệch.

Hiện chưa có thống kê đầy đủ, nhưng một số nguồn tin ước tính lượng nhập siêu từ Trung Quốc sang Việt Nam năm vừa qua có thể lên tới 12,6 tỷ đôla.

Báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn Tổng cục Hải quan cho hay kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc năm 2010 là 20,01 tỷ đôla Mỹ.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị (5,47 tỷ đôla), sắt thép (gần 5,12 tỷ), vải may mặc (2,13 tỷ), máy vi tính và sản phẩm điện tử (1,68 tỷ); và xă ng dầu (khoảng 1,06 tỷ đôla).

Cũng theo tờ báo này, Việt Nam nhập nhiều mặt hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng với kim ngạch cao như thủy hải sản, nông sản, quần áo và giày dép…

Trong khi đó, lượng hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc dù đã hết sức cố gắng vẫn chỉ đạt chừng 6,5 tỷ đôla.

Theo thống kê đăng trên trang Diễn đàn Kinh tế Việt Nam của báo điện tử VietnamNet, sự mất thăng bằng cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc ngày càng trầm trọng và gia tăng với tốc độ "chóng mặt".

Báo này cho hay năm 2000, nhập siêu từ Trung Quốc vào Việt Nam mới ở mức 135 triệu đôla, tăng lên 200 triệu vào năm 2001.

Năm 2007, lượng nhập siêu là 9,1 tỷ đôla nhưng năm 2009 đã là 11,5 tỷ đôla.

Quá phụ thuộc

Các nhà kinh tế tỏ ra quan ngại về điều mà họ gọi là "phụ thuộc quá lớn" vào một thị trường Trung Quốc.

Tỷ trọng hàng hóa Trung Quốc trong kim ngạch nhập khẩu toàn năm ngoái của Việt Nam đã vượt qua các thị trường lớn khác như EU và Asean.

Đó là còn chưa tính tới lượng hàng hóa vào Việt Nam theo đường tiểu ngạch.

Ngược lại, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là nguyên liệu, nhiên liệu và khoáng sản sơ chế.

Báo VietnamNet dẫn nguồn Bộ Công thương nói danh sách các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2011-2012 bao gồm cả alumin khai thác và sơ chế tại các dự án bauxite ở Tây Nguyên.

Tuy nhiên, với chính sách giảm xuất khẩu than đá và dầu thô để bảo đảm an ninh năng lượng của Việt Nam, theo VietnamNet, việc cân bằng lại cán cân thương mại với nước láng giềng khổng lồ khó mà thực hiện được.

Nhìn Người Lại Nghĩ Đến Ta

Cuộc cách mạng Bông Lài của người dân Tunisia lật đổ chế độ độc tài gia đình trị Ben Ali trên căn bản coi như đã thành công. Khó có chuyện phản cách mạng. Chuyện còn lại là thành lập chánh phủ theo dân chúng muốn là phải sạch bóng độc tài. Hầu hết chánh quyền các nước lớn đã thừa nhận chánh quyền cách mạng.
Cuộc cách mạng Bông Lài của nước Tunisia chỉ có 163 ngàn cây số vuông và 12 triệu dân nhưng đã thành nguồn cảm hứng, hồi chuông đánh thức đất nước và nhân dân Ai cập to lớn trong thế giới Hồi Giáo. Ai cập là một quốc gia dân tộc có lịch sử lâu đời và lớn mạnh. Một nước có một nền văn minh cỗ đại rực rỡ bên sông Nile, còn để lại nhiều mộ tháp được liệt vào kỳ quan của thế giới. Nhưng đau đớn thay người dân Ai cập hậu duệ của nhửng người làm ra nền văn minh cỗ đại mà thời Chúa Ky tô chưa giáng sinh Ai cập đã có những kim tự tháp ngạo nghễ dưới ánh sáng mặt trời rồi. Thời Đế quốc La mã đã có nữ hoàng Cléopatre sắc nước thiên hương, thông minh dĩnh ngộ, làm khuynh quốc khuynh thành đế quốc La mã.
Nhưng trớ trêu thay trong đầu thế kỷ 21 của Công Nguyên, người dân Ai cập còn bị độc tài áp bức, bóc lột suốt hơn 30 năm, sống trong bàn tay sắt của nhà độc tài Moubarak. Những ngày qua cuộc biểu tình nổi dậy của người dân Ai cập chống độc tài Moubarak là tin chấn động liên tục trên truyển thông đại chúng quốc tế. TT Obama của Mỹ trong bài diễn văn về tình trạng liên bang năm 2011, ngày 25 tháng 1 năm 2011cũng nói về Tunisia “Ý chí của người dân phát xuất ra ngoài mạnh hơn sự kềm kẹp của độc tài”. “Và chiều nay, đã rõ Mỹ liên đới với người Tunisia và ủng hộ nguyện vọng dân chủ của tất cả mọi người dân.”
Báo Pháp hầu hết dành trang nhứt cho nhân dân Ai cập. Báo hữu khuynh Le Figaro chạy tít: «Làn sóng biểu tình ở Ai Cập nhận được sự ủng hộ của Obama» sau khi Nhà Trắng kêu gọi chính quyền Cairo bãi bỏ lệnh cấm biểu tình, tôn trọng quyền tự do ngôn luận và tiến hành công cuộc dân chủ hóa đất nước. Báo tả khuynh Liberation đi tin hàng đầu «Moubarak đem dùi cui ra đàn áp» người biểu tình, bình luận cho đó là «Khát vọng tự do». Báo công giáo La Croix nói «Ai Cập tìm cách bịt miệng các thành phần chống đối trên đường phố».
Còn hơn Ben Ali của Tunisia, suốt 30 năm TT Hosni Moubarak nhốt đất nước và nhân dân Ai cập trong ngục tù độc tài. Ông đã dàn dựng và ăn gian bầu cử biến Ông thành tổng thống với 80% phiếu bầu, suốt bốn nhiệm kỳ như các cuộc bầu cử tiền chế ‘Đảng cử dân bầu” của CS Hà nội.
Cuộc nổi dậy chống độc tài của người dân Ai cập cam go hơn ở Tunisia. Vì Ai cập là một đồng minh thiết yếu của Mỹ trong đối thoại với Israel. Mỹ viện trợ cho chế độ Moubarak mỗi năm 1,5 tỷ đô la. Chế độ độc tài Moubarak là một đối lực Hồi Giáo chống lại Hồi giáo cực đoan trợ trưởng cho khủng bố mà Tây Phương rất cần. TT Moubarak nắm vững quân đội gồm nửa triệu người. Quân quyền từng đóng vai trò rất mạnh trong chánh trị và kinh tế của Ai cập. Quân đội chưa từng kinh nghiệm tự do, dân chủ là gì. Nên Mỹ lẫn Liên Hiệp Châu Âu phải thận trọng với lực lượng dân chúng nổi dậy, chỉ dè dặt kêu gọi TT Moubarak quan tâm đến «nguyện vọng của người dân».
Nhưng theo qui luật cách mạng, hầu hết các cuộc đấu tranh chánh trị, cách mạng lật đổ độc tài, của dân chúng thành công là nhờ độc lập, tự khởi, việc làm là của dân, vì dân, do dân. Độc tài là nguyên do chánh yếu, nguyên nhân gần lẫn xa dẩn đến bế tăc của xã hội. Người dân muốn sống phải lật đổ nguyên ủy của bế tắc là độc tài.
Không người ngoại quốc, tổ chức ngoại quốc nào hiểu biết chuyện nước, chuyện dân, thương nước, thương dân như những người dân bị độc tài đán áp bóc lột. Không có người ngoại quốc nào bị sĩ nhục, bị bạc đãi thậm tệ như người dân của chế độ độc tài. Nên người dân dễ thà chịu chết chớ không chịu nhục, dễ thiết tha với vận mạng nước non nhà và nỗi khổ của đồng bào ruột thịt. Nên dễ đổ máu, nước mắt, mồ hôi để đấu tranh chống độc tài. Như Mohamad Bouazzi, 26 tuổi, tốt nghiệp đại học kiếm không được việc làm, phải đi bán hàng rong, mà còn bị cảnh sát xua đuổi, tịch thu phương tiện nuôi sống gia đình và sỉ nhục đến phẫn uất tẩm xăng tự thiêu ngày 17 tháng 12 năm 2010. Ngọn lửa này đã tạo thành cơn bão lửa đấu tranh của người dân, biến thành tro than chế độ độc tài gia đình trị Ben Ali ở Tunisia.
Ở Ai cập trong hai ngày biểu tình đã có 4 người chết, 700 người bị bắt, đã có máu, nước mắt, mồ hôi. Thế nhưng cựu Tổng giám đốc của Cơ Quan Nguyên Tử Năng Liên hiệp Quốc, người được trao giải Nobel Hoà bình là ông ElBaradei vẫn tứ nước Áo bay về tham gia biểu tình vì theo Ông “lúc này” là thời điểm hệ trọng trong đời sống của Ai Cập.”
Nhìn người dân Tunisia đất nhỏ người ít nổi lên biểu tình lật đổ chế độ độc tài đã đè đầu đè cổ người dân gần 30 năm, mà khoảng một tháng coi như đã thành công. Theo dõi người dân Ai cập nước lớn mạnh, lịch sử lâu đời, văn minh cổ đại nổi lên biểu tình chống độc tài đã áp bức bóc lột quốc gia dân tộc cũng gần 30 năm, đến nay chỉ mới mấy ngày, tình hình chưa ngã ngũ nhưng chắc chắn sẽ giúp cho người dân vượt khỏi nỗi sợ không rời do độc tài áp đặt lâu ngày. Người Việt ở Bắc, ở Trung, ở Nam và ở hải ngoại – nhứt là ở hải ngoại đầy đủ thông tin nghị luận – nhìn người sẽ không khỏi nghĩ đến ta. Việt Nam là một quốc gia dân tộc bất khuất vơi 4000 năm lịch sử, nay gần 90 triệu dân, với hơn phân nửa là thành phần trẻ và hơn 3 triệu người tỵ nạn CS định cư ở các đại siêu cường tự do, dân chủ. Thế mà nước nhà VN, đồng bào VN bị 3 triệu 6 đảng viên CS Hà nội cai trị độc tài đảng trị toàn diện, suốt 75 năm ở Miền Bắc và hơn 35 năm ở Miền Nam từ Bến Hải trở vô. Nhưng chưa thấy một cuộc khởi nghĩa nào coi cho được. Nhà chiến lược Nguyễn Trãi có nói VN đất nước có lúc thịnh suy nhưng anh hùng hào kiệt thời nào cũng có. Ai cũng biết VN là dân tộc bất khuất là dân tộc duy nhút dám đứng lên đánh bại đoàn quân xâm lược bách chiền bách thắng Nguyên Mông khét tiếng trên thế giới, đánh đuổi quân Tàu sau 1000 năm bị Bắc thuộc. Thế tại sao CS độc tài đảng trị vẩn còn. Anh hùng hào kiệt chờ thời cơ, nhân hoà chăng. Phải chăng dân chúng chưa thấy được chế độ CS Hà nội là một hình thức thực dân mới mà danh từ chánh trị gọi là “ tự thực dân” (auto colonialism) áp bức bóc lột, hà khắc chính người dân đồng bào mình còn hơn thực dân ngoại bang Tàu, Pháp nữa./.

Nghe Chuyện Quê Nhà

Một năm cũ sắp qua đi; một năm mới sắp tới… Chuyện quê nhà lúc nào cũng làm xao động lòng người.
Điều bi thảm cuối năm là hoàn cảnh hàng trăm công nhân phải đình công đòi tăng lương. Bản tin nhan đề “Hàng trăm công nhân Panasonic đình công” đăng ngày 28-1-2011 trên báo Dân Việt đã kể:
“…Ngày 27-1, hàng trăm công nhân Công ty TNHH Panasonic Home Appliance Việt Nam ở Lô B6 Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) đình công đòi tăng lương dưới trời rét buốt.
Anh Nguyễn Tiến Bình – công nhân làm tại công ty cho biết: “Khu sản xuất tủ lạnh của đơn vị có khoảng gần 400 người đều bỏ việc đình công từ ngày 22-7, vì quá bức xúc với mức lương mà công ty trả cho công nhân. Mức lương hiện tại của công nhân mới vào làm trung bình chỉ 1,5 triệu đồng/người/tháng…
…Theo đơn kiến nghị của các công nhân Panasonic gửi lên Báo NTNN có yêu cầu 7 nội dung gồm: Tăng lương cơ bản và lương tháng 1; tăng lương theo mức trượt giá của thị trường; thưởng theo thâm niên và theo năng lực làm việc; chuyển phụ cấp cá nhân thành lương cơ bản; bữa ăn giữa ca phải đảm bảo 15.000 đồng/suất….”(hết trích)
Đó là công ty ngoaị quốc, đó là Panasonic nổi tiếng toàn cầu, và đó là ngay ở thủ đô Hà Nội… Công nhân đói, gần Tết vẫn phải đình công.
Trong khi đó, tận phía nam, tỉnh Kiên Giang “kêu gọi Việt kiều tham gia xây dựng giao thông nông thôn.” Đó là bản tin ngày Thứ sáu, 28-1-2011 trên báo Nhân Dân Điện Tử:
“Chiều tối ngày 28-1, tại khu đô thị 16ha, TP. Rạch Giá (Kiên Giang), hơn một nghìn Việt kiều và thân nhân đã có có buổi họp mặt mừng Xuân đầy ý nghĩa. Buổi họp mặt do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Kiên Giang tổ chức….
…Ông Lê Văn Hồng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Kiên Giang cho biết: Thời gian gần đây, đã có 31 tổ chức, cá nhân và bà con Việt kiều cam kết tài trợ với số tiền trên 58 tỷ đồng để xây dựng các công trình phục vụ dân sinh.
Theo ông Lê Văn Hồng, Liên hiệp lấy năm 2011 là năm “Đồng khởi giao thông nông thôn” và tiếp tục kêu gọi các tổ chức, cá nhân và bà con Việt kiều đóng góp xây dựng 40 cây cầu, 56km đường giao thông nông thôn mới cho các huyện An Minh, An Biên, Giồng Riềng, Giang Thành….”(hết trích)
Có vẻ như Bộ Giao Thông và Bộ Xây Dựng Cầu Đường sắp giaỉ thể. Hay đã giaỉ thể? Bởi vì chuyện xây cầu đẩy trách nhiệm sang cho Việt Kiểu quả nhiên là độc chiêu “mượn hoa cúng Phật” tuyệt vời.
Tuy nhiên, không phải Việt Kiều nào cũng đóng gop1 cầu đường. Đối với nhiều vị trí thức, đóng góp lời nói thẳng vẫn là cách thực sự có thể sửa chưã được “lỗi hệ thống,” một căn bệnh tận gốc mà ông Nguyễn Văn An (cựu chủ tịch quốc hội CSVN) đã chỉ ra trong cơ chế nhà nước CSVN.
Nhà văn Tưởng Năng Tiến trong bài viết nhan đề “ Ông Đinh Thế Huynh & Báo Nhân Dân” đã góp lời nói thẳng để chúc xuân quê nhà, trích:
“…Trên trang Dân Luận, đọc được hôm 13 tháng 01 năm 2011, có bài viết (Tuyên Ngôn Của Họ Đinh) xin được trích dẫn vài câu – đọc chơi cho biết:
“Tổng biên tập báo Nhân Dân ông Đinh Thế Huynh, tờ báo cơ quan phát ngôn của Đảng CSVN phát biểu trước thềm đại hội ĐCSVN toàn quốc lần thứ 11 rằng: Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng…”
Tác giả bài viết – Người Buôn Gió – cũng đưa ra một tuyên ngôn khác, nghe có vẻ , mỉa mai :”Gia súc, gia cầm ở Việt Nam không có nhu cầu dùng cám khác ngoài Cám Con Cò!”
Ông Lái Gió – rõ ràng – có vẻ hậm hực về kiểu ăn nói (hàm hồ) của ông Lái Báo. Chuyện ăn cám của đám gia cầm và gia súc hay chuyện kết bè kết cánh, đàn đúm tụ tập (và ăn bẩn) của đám đảng viên của ĐCS Việt Nam ra sao – nói thiệt tình – tôi không bận tâm gì cho lắm. Tôi chỉ hơi băn khoăn về với lời chú thích, ghi bên dưới bức hình chụp ông Đinh Thế Huynh, của anh em Dân Luận thôi: “Tổng biên tập báo Nhân Dân, một tờ báo ít người đọc.”…
…Hồi thế kỷ trước, giáo sư Nguyễn Ngọc Lan – trong một cuộc phỏng vấn dành cho RFI – cũng đã (buồn rầu) cho biết rằng nhân dân không ai chịu đọc tờ báo này hết trơn hết trọi. Họ chỉ mua vì rẻ, và để dùng vào những việc khác thôi:
- “I was reminded of the time when there was a severe shortage of paper across the country. People literally lined up daily to buy the inexpensive Nhan Dan for household uses”(Robert Templer, Shadows And Wind. Penguin Group. New York: 1988, 165).
Dùng vô chuyện (thổ tả) gì khác thì dù có bị ra tấn – thảm thiết, đến chết thì thôi – ổng cũng nhất định không chịu nói! Người phương Tây thì khác. Họ không có thói quen ăn nói lịch sự, hay “bóng và gió” thế đâu. Tác giả cuốn sách dẫn thượng, Robert Templer – sau ba năm làm đặc phái viên cho A.F.P. tại Việt Nam, từ 1994 đến 1997 – đã thản nhiên tuyên bố :
“Dân Việt dùng báo Nhân Dân để đi cầu, chớ còn tin tức thì họ nghe từ chương trình phát thanh tiếng Việt của đài BBC, RFI và VOA.” (Vietnamese may have found Nhan Dan useful in the bathroom, but for information they turned to their radios and the Vietnamese language services of BBC, RFI and VOA).
Thảo nào, hồi vừa mới nhận chức, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lật đật ban hành chỉ thị (37/2006/CT-TTg): “cấm tuyệt đối không cho phép sự có mặt của báo chí tư nhân.” Ai cũng tưởng là ổng lộ mặt độc tài, muốn bóp (nghẹt) quyền tự do ngôn luận – vốn đã nghẹt từ lâu – cho nó chết luôn. Sau mới vỡ lẽ ra là nguyên do chỉ vì chút tình … đồng chí.
Ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ muốn giúp ông Đinh Thế Huynh giữ vững cái ghế Tổng Biên Tập, thế thôi. Chớ bị báo tư nhân cạnh tranh thì Nhân Dân chắc chết, chết chắc. Nó sẽ đi từ tình trạng “ít người đọc” đến hết người đọc (luôn) trong một khoảng thời gian rất ngắn. Sau đó, Tổng Biên Tập – tất nhiên – sẽ phải khăn gói về vườn, theo gương Thánh Gióng, vui thú ….điền viên…”(hết trích)
Tuyệt vời, quà xuân gửi về quê nhà cho cán bộ như thế là tuyệt vời. Chưa hết, nhà báo Bùi Tín trên trang blog ở đaì VOA cũng có một bài viết chúc xuân cho một tác giả trên tờ Quân Đội Nhân Dân.
Bài của nhà báo Bùi Tín có nhan đề “Một bài chính luận ngụy biện, nói lấy được!” có tríhc đoạn như sau:
“Tôi rất mừng khi đọc trên báo Quân đội Nhân dân trong nước số ra ngày chủ nhật 23-1-2011 trong mục “Chính luận” bài của tác giả Xuân Bằng với đầu đề là: “Cái nhìn siêu thực về một hiện tượng sống động”, nhằm tranh luận với bài viết của tôi trên VOA về Đại hội XI của đảng Cộng sản Việt Nam: “Nội dung siêu thực, nhân sự lên gân, đe dọa”.
Tôi vui vì bài báo của tôi đã được chú ý, được phản hồi từ trong nước, và có thể mở ra một cuộc tranh luận công khai bổ ích và lý thú về kết quả của Đại hội XI vừa kết thúc. Bài này là để đáp lễ ông Xuân Bằng.
Tôi cho rằng nội dung của 3 ngày thảo luận các văn kiện dự thảo nhìn chung là xa rời cuộc sống, tránh né những vấn đề lý luận và thực tiễn nóng bỏng nhất, và tôi vẫn cho đó là một nhận định chính xác, phản ánh đúng sự thật.
Tại sao không mở ra cuộc tranh luận sôi nổi lý thú vể vấn đề liệu chủ nghĩa Marx – Lenin còn cần thiết, còn có giá trị hay không? về chủ nghĩa xã hội kiểu Mác-xít còn cần thiết hay không? về chế đô độc đảng có ưu việt hơn chế độ đa đảng hay không? và có nên coi sở hữu quốc doanh là then chốt và chủ đạo trong nền kinh tế hay không?
Đó là những vấn đề nóng bỏng, thiết thực, có nhiều ý kiến khác nhau, trái ngược nhau, sao không nêu lên để thảo luận?
Nhà báo Xuân Bằng có thấy trong cả 27 bản tham luận ở hội trường, đã có đại biểu nào nêu lên vấn đề có nên khai thác bauxite trên vùng Tây Nguyên, có nên làm đường xe lửa cao tốc lúc này, giải quyết quyền sở hữu ruộng đất của nông dân ra sao, hay vấn đề bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ lãnh thổ, hải đảo quốc gia trong cuộc khủng hoảng ở vùng biển Đông ra sao hay không?
Tránh né một loạt vấn đề thực tiễn quan trọng cực lớn như vậy thì không phải là quay lưng lại với cuộc sống thật, không phải là siêu thực hay sao?(…)
…Và kỳ lạ nhất là thêm một ông Trung tướng Công an Trần Đại. Thêm một nhân vật chuyên chính trong Bộ Chính trị, bên cạnh Đại tướng Công an Lê Hồng Anh, để làm gì vậy? Thế không phải là “lên gân, đe dọa”, như tôi nhận định hay sao, thưa ông?
Trong Trung ương vừa bầu, có 1 đại tướng bộ trưởng và 7 thứ trưởng công an, chưa kể 1 tướng công an làm Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao. Bộ Quốc phòng củng không có nhiều thứ trưởng là ủy viên Trung ương như thế. Các Bộ Kinh tế Công thương, Lao động, Tài nguyên-Môi trường, Văn hóa, Giáo dục, Khoa học Công nghệ lại càng hiếm, vắng.
Giữa thời kỳ xây dựng hoà bình, thế không phải là lên gân, là đe dọa cả xã hội đang khao khát tự do, dân chủ và nhân quyền, đang thật lòng mong muốn sớm hội nhập với xã hội dân chủ văn minh hay không? Thế mà không siêu thực sao?”(hết trích)
Thế nên, giáo sư Nguyễn Hưng Quốc cũng trên blog ở VOA, qua bài viết “Đaị hội xong rồi… thì sao?” đã nhận xét:
“…Nhưng cơ chế không thể thay đổi nếu ý thức hệ không thay đổi. Mà khi cơ chế và ý thức hệ không thay đổi thì những thay đổi về nhân sự chẳng có ý nghĩa gì cả.
Nó chỉ giống việc thay đổi diễn viên trong một màn kịch cũ.
Ở Việt Nam, đó lại là một màn kịch dở ẹc.”(hết trích)
Thế mới biết, xuân mới, năm mới… nhưng mọi chuyện trong nhà nước CSVN vẫn là ít người đọc, nói theo nhà văn Tưởng Năng Tiến; vẫn là “siêu thực, lên gân, đe dọa…” nói theo nhà báo Bùi Tín; và là “màn kịch dở ẹc,” nói theo giáo sư Nguyễn Hưng Quốc.
Và rồi công nhân vẫn phải đình công ngaỳ cận Tết, và Việt Kiều vẫn được mời gọi xây cầu đường cho nhà nước.

ĐẦU NĂM CON MÈO, CHÚC MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG XI ĐÃ CAN ĐẢM

Hội Nghị Trung Ương 12 CSVN sửa sọan cho Đại Hội đảng năm 2011 đã không tháo gỡ cho nền Kinh tế Việt Nam theo hướng Dân chủ hóa Kinh tế, mà ngược lại còn tiếp tục trói buộc nền Kinh tế trong quyền lực độc tài độc đảng Chính trị.

Thực vậy, Dự thảo Cương lĩnh từ Hội Nghị Trung Ương 12 đã viết rõ rệt:

“Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.
Đại Hội đảng kỳ trước đã quyết định cho phép đảng viên làm Kinh tế. Khi mà đảng viên giữ quyền độc tài Chính trị từ Trung ương đến Tỉnh, Quận…, thì khi có quyền làm Kinh tế, những đảng viên này giữ ưu tiên làm ăn cho cá nhân mình hay gia đình mình.

Một đàng thì Nhà Nước đưa ra và tài trợ những Công ty, Tổng Công ty nhà nước để nắm chủ đạo nền Kinh tế với quyền lực độc đảng, một đàng thì những cá nhân đảng viên, với quyền Chính trị trong tay, nắm những họat động kinh tế gọi là tư doanh, nhưng với quyền thao túng chính trị độc đóan quyết định đặc quyền đối với những tư doanh không phải là đảng viên CSVN. Đảng và Nhà Nước CSVN còn nắm trọn trong tay Đất đai và những tài nguyên Quốc gia (Ressources naturelles) và nguồn nhân lực (Ressources humaines).

Như vậy, cả một hệ thống sử dụng quyền lực Chính trị độc tài để nắm trọn nền Kinh tế Quốc gia:

- Hệ thống Công ty, Tổng Công ty, dưới danh nghĩa Tập đòan Kinh tế Nhà Nước, có quyền chủ đạo Kinh tế, nghĩa là những Tập đòan tư doanh không gồm đảng viên CSVN phải tùy thuộc những Tập đòan Kinh tế nhà nước gọi là chủ đạo.

- Những cá nhân đảng viên CSVN, với quyền Chính trị độc đóan từ Trung ương đến Địa phương, tất nhiên dành những ưu tiên làm Kinh tế đối với những cá nhân tư doanh không phải là đảng viên CSVN.

Một hệ thống Kinh tế như vậy, do quyền lực Chính trị độc tài thống trị, từ cá nhân đảng viên đến những tập đòan dưới danh nghĩa nhà nước, mang đến những yếu kém, nếu không nói là phá họai, được tóm tắt ở những điểm sau đây:

* Thiếu hiệu năng bởi vì những tác nhân Kinh tế thiếu khả năng hay thiếu cố gắng sáng tạo, mà chỉ dùng quyền lực nắm những ưu tiên Kinh tế thu lợi cho cá nhân.

* Thiếu tính tóan căn cơ Tài chánh trong họat động kinh tế để có kết quả tương xứng. Nếu thua lỗ, thì có Tài chánh nhà nước bù đắp.

* Lãng phí ngân sách vì đây là tiêu tiền rồi tính sổ cho nhà nước chịu. Mà tiền nhà nước lại là tiền từ dân.

* Lợi dụng quyền lực Chính trị và quyền chủ đạo Kinh tế để ăn hối lộ, làm tham nhũng. Vì là độc đảng, nên hối lộ, tham nhũng được đảng che chở cho nhau.

Những điểm tóm tắt về những yếu kém hay phá họai Kinh tế trên đây được chứng minh bằng những gương Lịch sử để dẫn đến kết luận rằng phải tản quyền Kinh tế nếu muốn phát triển trong bền vững và lâu bền. Chính vì vậy mà trong suốt những năm trường viết về Kinh tế Việt Nam, chúng tôi luôn luôn kêu gọi DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN hiện hành để Việt Nam có thể phát triển.

Đảng CSVN nhộn nhịp sửa soạn Đại Hội Dảng kỳ XI. 22 nhà Trí thức, cựu Lãnh đạo, cựu đảng viên đóng góp làm thế nào để tháo gỗ cho trình trạng đình trệ của nền Kinh tế Việt Nam, uyển chuyển hội nhập với tiến triển xã hội dân sự Việt Nam đã nhiều năm tiếp cận với bên ngoài vào theo kịp những tương giao kinh tế/ thương mại của Thế giới được toàn cấu hóa. Chúng tôi chú tâm theo dõi những đóng góp này.

Nhưng từ khi thấy Hội Nghị Trung ương 12 đảng CSVN quyết định

“Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”,

thì tôi không thèm đọc những gì viết về Đại Hội đảng kỳ XI nữa. Đây là quyết định giữ lại nguyên đống phân để những giòi bọ THAM NHŨNG LÃNG PHÍ tha hồ sinh ra tràn lan đục khoét. Điều quan trọng là hốt đi đống phân, tức là cái Cơ chế CSVN hiện hành. Mà đã quyết định giữ lại đống phân, thì việc họp Đại Hội đảng để lựa chọn thay đổi chỗ cho những con giòi không có gì phải tha thiết mà theo rõi. Con giòi nào cũng giống con giòi nào. Con giòi Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư hay con giòi Nguyễn Tấn Dũng là Thủ tướng thì cũng là những con giòi giống hệt nhau, cần gì phải để ý phân biệt chúng trong đống phân Cơ chế. Nếu phải quan tâm, là phải hốt đi đống phân, chứ không phải quan tâm đến con giòi này rúc chỗ nào, con giòi kia rúc chỗ khác.

Sự góp ý của 22 Trí thức, cựu lãnh đạo hay cựu đảng viên mà ông BÙI TÍN coi là túi khôn để đảng nghe mà uyển chuyển sữa đổi cho phù hợp, thì tôi vẫn không coi đây là túi khôn mà là túi nguy hiểm cho Quê Hương Việt Nam bởi vì nếu đảng lắng nghe mà sữa đổi, thì đảng CSVN vẫn còn kéo dài thời gian nữa với cái Cơ chế độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế, nghĩa là đống phân còn đó, chỉ xịt chút nước thơm theo lời góp ý cho đỡ thối mà thôi.

Hội Nghị trung ương 12 đảng đã quyết định chắc nịch:

“Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.

Đại Hội đảng XI khen tặng nhau là đảng ta “KIÊN ĐỊNH “ giữ đúng

“Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”

như Hội Nghị trung ương 12 CSVN đã chỉ dạy. Đây là một quyết định TỰ SÁT và tôi ca tụng đảng CSVN đã can đảm chọn con đường tự sát để Đất Nước và Dân Tộc Việt Nam được nhờ. Còn nếu Đại Hội nghe theo cái “túi khôn“ của 22 nhà Trí thức, cựu đảng viên, cựu lãnh đạo, mà uyển chuyển kéo dài cái đống phân Cơ chế hiện hành, thì Dân Tộc và Đất Nước Việt Nam còn phải kéo dài những khổ cực nữa.

Thực vậy, trước Đại Hội đảng, Kinh tế VN tụt dốc trầm trọng, Lạm phát tới 11.7%, Vật giá tăng vọt, Phá giá Tiền tệ, Kinh tế quốc doanh thua lỗ, quốc tế đánh hạ điểm tin tưởng Tín dụng cho Việt Nam. Việc tụt dốc Kinh tế này lại nằm trong tình trạng các Thị trường Liên Âu và Hoa kỳ cạn kiệt Mãi lực mà xuất cảng của Việt Nam tùy thuộc vào đó.

Đồng thời cuộc Cách Mạng của Tunisie và đang lan rộng ra các nước độc tài phải là sự cảnh cáo gần kề cho Việt Nam.

Cái đống phân Cơ chế CSVN đã cạn kiệt. Đảng và Đại Hội đảng phải biết rằng đây là đống phân đã khô. Nhưng những con giòi THAM NHŨNG LÃNG PHÍ vẫn còn KIÊN ĐỊNH giữ lại đống phân khô mà chui rúc. Chính vì điểm này mà tôi khen Đại Hội đảng CSVN can đảm.

Đầu năm CON MÈO, cũng vào dịp mà Đại Hội đảng CSVN vừa chấm dứt, tôi xin chào mừng và cám ơn đảng CSVN đã can đảm KIÊN ĐỊNH chọn con đường ngắn nhất vào TỬ HUYỆT để Đất Nước và Dân Tộc Việt Nam đỡ khổ.

Các Lực Lượng Quốc nội Việt Nam sẽ đứng lên giúp cho sự lựa chọn KIÊN ĐỊNH của đảng CSVN mau vào lỗ MỒ càng sớm càng hay.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva 27.01.2011

Lịch Sử Phán Xét

(Trình bày trong Lễ Tưởng niệm do Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH Ontario tổ chức tại Toronto ngày 29-1-2011)

Trần Văn Hương sinh năm 1902 tại làng Long Hồ, quận Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long. Tuy gia đình khó khăn, nhưng nhờ học giỏi, nên sau khi đỗ bằng thành chung (diplôme d’études primaries supérieures indochinoises) tại trường Trung học Mỹ Tho, ông ra Hà Nội theo học trường Cao đẳng Sư phạm. Sau khi tốt nghiệp, ông trở về dạy tại Trung học Mỹ Tho, rồi làm đốc học Tây Ninh năm 1945. Khi Việt Minh (VM) cướp chính quyền, VM cử ông Hương làm chủ tịch Ủy ban hành chánh Kháng chiến tỉnh Tây Ninh, nhưng chỉ trong thời gian ngắn, ông từ chức, không hợp tác với VM và cũng không hợp tác với Pháp. Sau đó, Trần Văn Hương đến Sài Gòn sinh sống, bán thuốc cho “Pharmacie Kim Quan”, gần chợ Bến Thành. (Tài liệu của Hứa Hoành)

Sự nghiệp chính trị của Trần Văn Hương có thể tóm lược như sau:

- Hai lần làm đô trưởng Sài Gòn. Lần thứ nhất ngày 27-10-1954 dưới thời thủ tướng Ngô Đình Diệm. Lần thứ hai ngày 9-9-1964 dưới thời thủ tướng Nguyễn Khánh.

- Hai lần làm thủ tướng VNCH. Lần thứ nhất, từ ngày 4-11-1964 đến 27-1-1965, dưới thời quốc trưởng Phan Khắc Sửu. Lần thứ hai làm thủ tướng từ ngày 25-5-1968 đến 1-9-1969 dưới thời tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, trong nền Đệ nhị Cộng hòa.

- Phó tổng thống VNCH. Ngày 29-8-1971, Trần Văn Hương ứng cử phó tổng thống trong liên danh của Nguyễn Văn Thiệu. Liên danh nầy độc diễn, được tuyên bố đắc cử ngày 3-10-1971 và nhận chức ngày 31-10-1971.

- Tổng thống VNCH. Ngày 21-4-1975, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, phó tổng thống Trần Văn Hương lên thay theo hiến định.

Khi nhận chức, tổng thống Trần Văn Hương 73 tuổi. Ông biết tình hình đang hết sức khó khăn, hầu như không giải quyết được, nên tổng thống Thiệu phải từ chức. Ngoài ra, tổng thống Hương cũng biết rằng ông chỉ là con cờ đệm; vai trò của ông chỉ có tính cách tạm thời theo hiến định, để chuyển giao cho một nhân vật khác mà lúc đó người ta lầm tưởng là có thể đứng ra thương thuyết với phía CSVN. Đó là đại tướng Dương Văn Minh. Vì vậy, tổng thống Hương trao quyền cho quốc hội quyết định việc chọn lựa người thay thế và tối 27-4-1975, quốc hội quyết định chọn đại tướng Dương Văn Minh lên làm quyền tổng thống VNCH. Cuối cùng, như ai cũng biết, lúc 10 G. 24 phút sáng 30-4-1975, quyền tổng thống Dương Văn Minh đọc nhật lệnh cho QĐVNCH buông súng, ngưng chiến đấu. Thế là hết.

Đúng như Trần Văn Hương nói trước, sau khi cưỡng chiếm miền Nam, CSVN bắt giam vô thời hạn, đày ải hàng triệu quân nhân, công chức lên miền rừng thiêng nước độc. Riêng về phần Trần Văn Hương, CSVN sợ dư luận thế giới, nên đề yên cho ông về sống tại căn nhà cũ của ông trong một con hẻm trên đường Phan Thanh Giản, Sài Gòn cho đến khi từ trần ngày 27-1-1982, nhằm ngày Mồng 3 Tết Nhâm Tuất, thọ 82 tuổi.

Ngày 30-4-1975 là ngày tang chung của dân tộc Việt Nam, ngày QUỐC HẬN cho cả nước. Trong cái tang chung của đất nước, người Việt Nam, nhất là cựu quân nhân Quân đội VNCH, không bao giờ quên những người đã hy sinh thân mạng, chết theo vận nước đen tối, nhất là những vị tướng lãnh, sĩ quan theo gương của danh tướng Trần Bình Trọng, “thà làm quỷ nước Nam, không thà làm vương đất Bắc”. Nổi tiếng nhất, chúng ta được biết là đại tá Hồ Ngọc Cẩn, chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, chuẩn tướng Lê Văn Hưng, thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, thiếu tướng Phạm Văn Phú, chuẩn tướng Trần Văn Hai.

Đại tá Hồ Ngọc Cẩn sinh ngày 24-3-1938, học Trường Thiếu sinh quân Gia Định năm 1951, rồi Liên trường Võ khoa Thủ Đức năm 1961. Rời trường Thủ Đức, chuẩn úy Hồ Ngọc Cẩn học tiếp khóa huấn luyện Biệt Động Quân, và về phục vụ tại Tiểu đoàn 42 BĐQ, thăng dần lên trung úy và làm tiểu đoàn phó TĐ nầy. Lên đại úy năm 1966, Hồ Ngọc Cẩn được chuyển đi làm tiểu đoàn trưởng TĐ 1 Trung đoàn 33, SĐ 21 BB. Sau vụ Tết Mậu Thân (1968), ông thăng thiếu tá, rồi lên trung tá năm 1970. Ông được cử giữ trung đoàn trưởng TĐ 15, SĐ 9 BB. Trong chức vụ nầy, ông đã hành quân giải cứu An Lộc năm 1972. Cuối năm 1973, ông giữ chức tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Chương Thiện.

Khi đại tướng Dương Văn Minh ra lệnh buông súng, đại tá Hồ Ngọc Cẩn vẫn tiếp tục chiến đấu đến viên đạn cuối cùng tại tiểu khu Chương Thiện. Ông bị CS bắt và đưa ra xử bắn tại Sân vận động Cần Thơ ngày 14-8-1975.

Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ sinh ngày 22-8-1933 tại Sơn Tây, Bắc Việt. Năm 1951, ông theo học khóa 2 Trường Võ Bị Địa Phương ở Huế (đóng ở Đập Đá), và tốt nghiệp với cấp bậc chuẩn úy. Dần dần, ông thăng lên thiếu tá năm 1965. Sau cuộc tử thủ An Lộc trong Mùa hè đỏ lửa năm 1972, đại tá Lê Nguyên Vỹ được cử làm tư lệnh phó sư đoàn 21 Bộ Binh, dưới quyền chuẩn tướng Lê Văn Hưng.

Sau đó, đại tá Vỹ được cử đi tu nghiệp khóa chỉ huy và tham mưu cao cấp tại tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ. Trở về Việt Nam, đại tá Vỹ được thăng chuẩn tướng và giữ chức tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh.

Ngày 30-4-1975, sau khi nghe nhật lệnh của đại tướng Dương Văn Minh, quyền tổng thống VNCH, kêu gọi quân đội buông súng, chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ ra lệnh cho binh sĩ giải tán. Phần ông, ông dùng súng tự sát tại sân cờ Bộ Tư Lệnh SĐ 5 BB ở Lai Khê, Bình Dương.

Chuẩn tướng Lê Văn Hưng sinh ngày 27-3-1933 tại Hóc Môn (Gia Định). Ông tốt nghiệp khóa 5 (khóa Vì Dân) Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức vào tháng 1-1955. Ông rất nổi tiếng trên chiến trường đồng lầy miền tây nam, thăng thiếu tá năm 1966, lên trung tá năm 1967 và đại tá năm 1968. Năm 1970, ông được bổ nhiệm là tỉnh trưởng Phong Dinh (Cần Thơ), rồi tư lệnh Sư đoàn 5 BB năm 1971.

Năm 1972, Lê Văn Hưng cương quyết tử thủ tại An Lộc và cuối cùng đẩy lui cuộc tấn công của CSVN. Ông được thăng chuẩn tướng, giữ chức tư lệnh phó Quân khu III. Năm sau, ông được bổ nhiệm làm tư lệnh SĐ 21 BB, rồi thăng tư lệnh phó Quân đoàn IV, dưới quyền thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam. Dầu CSVN đã vào đến Sài Gòn, chuẩn tướng Lê Văn Hưng và thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam cố gắng lập mặt trận miền Tây chống CSVN, nhưng thất bại. Lê Văn Hưng dặn dò vợ con, từ biệt thuộc cấp, rồi vào văn phòng tự sát lúc 8G 45 phút tối 30-4-1975.

Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, nguyên quán làng An Cựu, quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, sinh tại Đà Nẵng ngày 23-9-1927. Năm 1953, sau khi rời Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, ông gia nhập binh chủng Nhảy Dù tháng 10-1953.

Năm 1965, Nguyễn Khoa Nam thăng thiếu tá và giữ chức tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 ND. Năm 1967, ông lên trung tá và được bổ nhiệm lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 ND. Cuối năm 1967, ông lên đại tá. Năm 1969, Nguyễn Khoa Nam được chuyển làm tư lệnh Sư đoàn 7 BB. Tháng 11 cùng năm, ông được thăng chuẩn tướng. Năm 1972 Nguyễn Khoa Nam thăng thiếu tướng. Tháng 11-1974, ông được cử giữ chức tư lệnh Quân đoàn IV và Vùng IV Chiến thuật.

Khi Sài Gòn bị CSVN tràn ngập, thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam cùng chuẩn tướng Lê Văn Hưng dự tính lập phòng tuyến chống cộng tại miền Tây, nhưng thất bại. Cuối cùng, trong lễ phục trắng của QĐVNCH, thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam tự sát tại bộ chỉ huy lúc 7:30 sáng 1-5-1975.

Thiếu tướng Phạm Văn Phú sinh năm 1925, tại Hà Đông, tốt nghiệp khóa 6 Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt năm 1953 và gia nhập binh chủng Nhảy Dù. Trong trận Điện Biên Phủ, ngày 15-4-1954, trung úy Phạm Văn Phú được thăng đại úy tại mặt trận.

Sau trận Điện Biên Phủ, đại úy Phú bị VM cầm tù và được trao trả sau hiệp định Genève (20-7-1954). Đại úy Phú tiếp tục phục vụ trong QĐVNCH. Năm 1962, Phạm Văn Phú thăng thiếu tá, giữ chức Liên đoàn trưởng Liên đoàn Quan sát 77 Lực lượng Đặc biệt. Năm 1964, ông thăng trung tá, giữ chứ tham mưu trưởng LLĐB. Hai năm sau, ông thăng đại tá và chuyển qua là tư lệnh phó Sư đoàn 2 BB, rồi tư lệnh phó Sư đoàn 1 BB. Năm 1968, đại tá Phú được cử giữ chức tư lệnh Biệt khu 44 gồm các tỉnh biên giới Việt Miên. Năm sau ông được thăng chuẩn tướng. Năm 1970, ông trở về làm tư lệnh LLĐB, rồi làm tư lệnh SĐ 1 BB và thăng thiếu tướng năm 1971. Tháng 11-1974, thiếu tướng Phạm Văn Phú thay tướng Nguyễn Văn Toàn giữ chức tư lệnh Quân đoàn II Vùng II Chiến thuật.

Sau khi Ban Mê Thuột thất thủ vào tháng 3-1975, ông được lệnh rút quân từ cao nguyên vầ đồng bằng. Cuộc lui quân bị thảm bại. Ngày 29-4-1975, thiếu tướng Phú uống thuốc độc quyên sinh và tuẫn tiết vào trưa hôm sau.

Chuẩn tướng Trần Văn Hai sinh năm 1929 tại Cần Thơ, tốt nghiệp khóa 7 Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt năm 1951, cấp bậc thiếu úy. Năm 1960, đại úy Trần Văn Hai được gởi tu nghiệp khóa Tham mưu cao cấp tại Hoa Kỳ. Năm 1963, ông được thăng thiếu tá, giữ chức chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Dục Mỹ. Năm 1965, ông Hai lên trung tá và làm tỉnh trưởng Phú Yên.

Sau biến cố Tết Mậu Thân (1968), Trần Văn Hai lên đại tá và được cử giữ chức tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia thay thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan. Năm 1970, Trần Văn Hai lên chuẩn tướng và được cử giữ tư lệnh Biệt khu 44, rồi năm sau, làm chỉ huy trưởng binh chủng Biệt Động Quân. Năm 1972, Trần Văn Hai phụ trách tư lệnh phó hành quân của Quân đoàn II đặc trách biên phòng. Năm 1973. ông trở thành chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Lam Sơn kiêm chỉ huy trưởng Huấn khu Dục Mỹ Quân đoàn II. Năm 1974, ông thay thế thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, làm tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh.

Chiều ngày 30-4-1975, được lệnh của quyền tổng thống Dương Văn Minh, chuẩn tướng Trần Văn Hai cho binh sĩ trở về đời sống dân sự, ông vào phòng chỉ huy ở Mỹ Tho, uống độc dược quyên sinh lúc 5G.

Trên đây là tóm lược sự nghiệp của tổng thống Trần Văn Hương và sáu sĩ quan cao cấp đã tuẫn tiết ngày 30-4-1975. Thật ra, trong suốt cuộc chiến vừa qua, không biết bao nhiêu người đã hy sinh vì lý tưởng tự do dân chủ. Ngay trong ngày 30-4-1975, rất nhiều người đã tuẫn tiết, từ hàng binh lên tới cấp tướng, mà càng ngày người ta càng phát hiện, như mới đây vụ ở Quy Nhơn, ở Huế…

Những vị nầy đã chọn cái chết, hoặc ở lại chịu đựng với đồng đội mà không ra đi khi CS tràn vào, dầu họ có điều kiện để ra đi. Ví dụ trường hợp tổng thống Trần Văn Hương. Trước khi Sài Gòn sụp đổ, ngày 28-4-1975, đại sứ Pháp cho người mời tổng thống Hương di tản. Tổng thống Hương trả lời: “Nếu trời hại, nước tôi mất, tôi xin thề là sẽ ở lại đây và mất theo nước mình.”

Sau đó, ngày 29-4-1975, đích thân đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin, cùng một viên tham vụ sứ quán nói tiếng Pháp, đến gặp và mời Trần Văn Hương ra đi. Hai bên nói chuyện bằng tiếng Pháp. Ông Hương trả lời: “Thưa Ngài Đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm. Đã đến đỗi như vậy, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó. Nay ông Đại sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cảm ơn ông Đại sứ. Nhưng tôi đã suy nghĩ kỹ và dứt khoát ở lại với nước tôi. Tôi cũng dư biết rằng Cộng sản vào được Sài Gòn, bao nhiêu đau khổ, nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lãnh đạo hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại để chia sẻ với họ một phần nào niềm đau khổ tủi nhục, nỗi thống khổ của người dân mất nước. Cảm ơn ông Đại sứ đã đến viếng tôi.” Sau khi nghe Trần Văn Hương trả lời, trong đó có câu “Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó” (Les États Unis ont aussi leur part de responsabilité…), , đại sứ Martin nhìn trân trân vào ông Hương, rồi ra đi mà chẳng bắt tay nhau. (Trần Đông Phong, Việt Nam Cộng Hòa 10 ngày cuối cùng, California: Nxb. Nam Việt, 2006, tt. 352-355.).

Đó là tư cách và khẩu khí một tổng thống, một nhà lãnh đạo. Về phía các quân nhân, có lẽ nhiều người đã đọc những bài tường thuật về sự tuẫn tiết của các vị anh hùng nầy. Ở đây, xin nhắc lại những lời cuối cùng của đại tá Hồ Ngọc Cẩn.

Sau khi chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, đại tá Hồ Ngọc Cẩn bị bắt tại bộ chỉ huy tiểu khu Chương Thiện. Ngày14-8-1975, ông bị CS đưa đi xử tử tại Sân vận động Cần Thơ. Trước khi hành hình, quân CS hỏi ông có nhận tội không, thì đại tá Hồ Ngọc Cẩn trả lời như sau: “Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không hạ nhục các anh như ác anh bôi lọ tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Các anh không có ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phán xét các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, các anh cứ giết đi. Không cần phải bịt mắt.” Sau đó, đại tá Hồ Ngọc Cẩn hô lớn: “Đả đảo cộng sản! Việt Nam Cộng Hòa muôn năm!” (Theo lời kể của hai nhân chứng: cựu trung tá Bùi Văn Địch (Berlin, Đức) và bà Vũ Thị Quỳnh Chi (Marseille, Pháp). (đại tá)

Tưởng niệm những anh hùng đã tuẫn tiết ngày 30-4-1975, cũng là cơ hội cho chúng ta ôn lại lịch sử những ngày tháng đen tối trên đất nước chúng ta. Chế độ chúng ta sụp đổ không phải vì lãnh đạo hay vì quân đội chúng ta bất lực hay bất tài như nhiều người đổ lỗi. Phải công bình mà thấy rõ rằng, sau khi người Mỹ và Đồng minh rút quân vào năm 1972, quân đội VNCH đơn độc chiến đấu chống CSVN rất hữu hiệu trong các năm 1972, 1973, 1974 nhờ lúc đó hỏa lực còn đầy đủ. Chỉ khi bị cắt viện trợ, thiếu đạn dược, quân đội VNCH mới bắt đầu lúng túng và thất thế.

Có thể nói chế độ chúng ta bị bức tử từ cả hai thế lực tư bản và CS. Ai cũng biết trong khi Hoa Kỳ chấm dứt viện trợ, thì CSQT giúp đỡ tối đa cho Bắc Việt để Bắc Việt tấn công chúng ta.

Chúng ta nhìn lại quá khứ không phải để trách cứ quá khứ, hay để đổ tội cho ai, mà nhìn lại quá khứ để từ đó rút ra kinh nghiệm cho tương lai. Sau năm 1975, bản chất độc tài toàn trị, phản dân, bán nước của CSVN đã lộ quá rõ trước mắt toàn dân. Ai ai cũng thấy rõ điều nầy. Ngay cả những cán bộ CS cũng sáng mắt ra vì điều nầy. Đại tá Hồ Ngọc Cẩn đã nói đúng: “Lịch sử sẽ phán xét các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy.”

Ngày nay, tuy chỉ mới hơn 35 năm, LỊCH SỬ ĐÃ PHÁN XÉT. Chân lý đứng về phía lý tưởng Quốc gia Dân tộc. Chân lý đứng về phía Tự do Dân chủ. Bởi vì không bao giờ dân tộc Việt Nam chấp nhận một chế độ phản quốc như chế độ CSVN hiện nay, cam tâm bán đứng đất đai, biển cả mà tiền nhân đã tốn bao nhiêu xương máu tạo dựng và bảo vệ. Trước tình hình hiện nay, xin mọi người hãy rút kinh nghiệm từ quá khứ, để cùng nhau tiếp tục cuộc tranh đấu cho tương lai.

Có người hỏi, thời còn binh hùng tướng mạnh mà chúng ta không thành công, bây giờ làm sao mà tranh đấu? Câu trả lời rất đơn giản: Có người nào muốn CS ngự trị mãi trên đầu trên cổ dân tộc Việt Nam hay không? Nếu không muốn, thì chúng ta phải tiếp tục tranh đấu. Dĩ nhiên cuộc tranh đấu ngày nay không phải bằng võ khí đạn dược, mà bằng văn hóa và chính trị, bằng dân chủ pháp trị. Cuộc tranh đấu bằng văn hóa và chính trị chắc chắn cũng cam go và lâu dài không kém bằng cuộc tranh đấu võ lực trong thời gian trước năm 1975. Có thể còn chậm chạp hơn là đàng khác. Chúng ta phải tiếp tục tranh đấu để làm ngắn bớt đời sống của CSVN, để làm giảm tuổi thọ của CSVN trên quê hương chúng ta. Chuông không gõ không kêu, đường không đi không đến. Đời chúng ta không thành công thì đời con cháu chúng ta sẽ thành công.

Xin tất cả hãy tiếp tay với những người trong nước, đòi hỏi xóa bỏ độc tài, đòi hỏi dân chủ, bởi vì dân chủ là con đường duy nhất để xây dựng tương lai đất nước. Chắc chắn lẽ phải sẽ tất thắng. Chắc chắn dân chủ sẽ tất thắng.

Trên bước đường tranh đấu cho tương lai dân chủ Việt Nam, các Hội Cựu Quân Nhân Hải ngoại giữ một vai trò rất quan trọng, không kém gì quân đội VNCH trước năm 1975. Xin hết lời ca ngợi các Hội CQN Hải ngoại đã giữ lửa trên 35 năm nay. Xin chúc các Hội CQN vững tin nơi chính mình, nơi lý tưởng của mình, đừng mệt mỏi vì đường dài hun hút, đừng chao đảo vì những tuyên truyền xuyên tạc của CSVN. Đồng ý rằng trong cuộc sống mới tại quê hương mới, mọi người đều cần có thời gian thư giản sau những ngày làm lụng mệt nhọc, nhưng bên cạnh những cuộc vui chơi thư giản, xin đừng quên mình là cựu quân nhân, đừng quên mình đã từng mang trên người 6 chữ vàng TỔ QUỐC – DANH DỰ – TRÁCH NHIỆM.

Vâng, 6 chữ vàng TỔ QUỐC – DANH DỰ – TRÁCH NHIỆM là tiếng gọi thiêng liêng cao cả, suốt đời hướng dẫn chúng ta đi tới mục đích cuối cùng, làm tròn nhiệm vụ với đất nước, với sự tin tưởng của quần chúng, với sự hy sinh anh dũng của tiền nhân, nhất là sự hy sinh của những người đã tuẫn tiết ngày 30-4-1975.

TRẦN GIA PHỤNG

(Toronto, 29-1-2011)

Thư Yêu Cầu Trả Lời Dứt Khoát Với Quốc Dân Về Lãnh Thổ và Lãnh Hải của Tổ Quốc đã bị Cộng Sản Việt Nam Trao Nhượng cho Trung Cộng

Việt Nam, ngày 30 tháng 1 năm 2011

Kính gửi: Ông Chánh Án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao Trương Hòa Bình, 48 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đồng kính gửi: – Ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.

- Ông Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh, 44 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Ông Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trần Quốc Vượng, 44 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

- Bà Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội khóa XII Lê Thị Thu Ba, 35 Ngô Quyền, Ba Đình, Hà Nội.

- Đồng bào Việt Nam quốc nội và hải ngoại,

- Các Tổ chức, Hội đoàn và Đảng phái Việt Nam quốc nội và hải ngoại,

- Các Cơ quan Truyền thông và Báo chí Việt Nam.

- Các Tổ chức quốc tế và các Cơ quan Truyền thông quốc tế.

I- Đại diện các nguyên cáo yêu cầu trả lời:

- Nguyễn Văn Lý, Linh mục Công giáo Tổng Giáo phận Huế, 69 Phan Đình Phùng, Huế.

II- Nội dung yêu cầu phải trả lời dứt khoát minh bạch với toàn thể Quốc Dân Việt Nam trong Nước và khắp nơi trên thế giới.

Kính thưa Ông Chánh Án,

Đã 40 ngày trôi qua, kể từ ngày 21-12-2010, khi 14 Công dân Việt Nam đầu tiên cùng với tôi đứng tên (các ngày sau đã có hàng ngàn Công dân Việt Nam khác đã cùng ký tên) trong Đơn Tố Cáo và Yêu Cầu Truy Tố tập thể các Ủy viên Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam Khóa X và tất cả các khóa trước đó đến Khóa I, trong đó có cả ông Hồ Chí Minh, về 2 tội Phản Quốc và Bán Nước, với những chứng cứ phạm tội rõ ràng không sao phản bác được. (1)

Chúng tôi đã biết trước Ông không thể hiên ngang trả lời vì sao Ông không được phép truy tố các tiền bối CS và các cấp lãnh đạo đương nhiệm của Ông. Nhưng mục đích của chúng tôi là muốn làm sáng tỏ trước công luận Quốc Dân và Quốc Tế rằng: Do đâu và bởi ai mà một phần lãnh thổ và lãnh hải trọng yếu của Tổ quốc Việt Nam, vốn vẫn nguyên vẹn qua hàng ngàn năm dựng Nước và giữ Nước, tự dưng lại bị mất vào tay Trung Cộng cách quá dễ dàng từ khi Đảng CSVN cướp Chính quyền năm 1954 ? Các tội đồ này và các đồng lõa không được phép và không xứng đáng tiếp tục khiên cưỡng độc đoán lãnh đạo Đất nước này, ngoài ý chí của toàn Dân nữa.

Vì Ông im lặng thay vì phải trả lời theo Đơn Tố Cáo và Yêu Cầu Truy Tố của chúng tôi, nên hôm nay, đại diện cho hàng ngàn người Việt đã ký tên trong Đơn Kiện nói trên, tôi tiếp tục yêu cầu Ông phải trả lời cho toàn thể hơn 90 triệu Dân Việt 2 vấn đề rất nghiêm trọng liên quan sau đây:

1. Đáng kết tội gì cho những ai đã gây ra các tổn hại cực kỳ to lớn cho Tổ quốc Việt Nam ?:

1.1. Tổn hại toàn diện trong thân phận kiếp người: Khi đẩy Dân tộc và Tổ quốc Việt Nam ngày càng nô lệ Trung Cộng, Đảng CSVN đã và đang làm tổn thương tình yêu Nước thiêng liêng và danh dự của người Việt Nam khắp nơi trên thế giới, quốc nội lẫn hải ngoại, nghiêm trọng nhất là đang biến gần 87 triệu người Việt quốc nội và con cháu ngàn đời sau trở thành những nô lệ của các tộc người Trung Hoa. Kể cả sau này khi Trung Hoa đã thoát khỏi Chế độ Cộng sản, kiếp nô lệ ấy vẫn tiếp tục đè nặng trên Dân tộc Việt.

1.2. Tổn hại lãnh thổ – lãnh hải của Tổ quốc ngàn đời:

Đảng CSVN đã và đang tiến hành biến Tổ quốc Việt Nam thành thuộc địa của Trung Cộng, biến Dân tộc Việt Nam thành nô lệ của Bắc phương. Dưới chế độ Cộng sản, Tổ quốc Việt Nam chúng ta đã:

- mất từ 760 km2 đến 1.000 km2 ở vùng biên giới lãnh thổ phía Bắc.

- mất từ 11.000 km2 đến 20.000 km2 ở vùng biên giới lãnh hải Vịnh Bắc Việt.

- mất nhiều địa điểm mang tính lịch sử như Ải Nam Quan, Bãi Tục Lãm, phân nửa thác Bản Giốc… và nhiều cao điểm chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng.

- mất Quần đảo Hoàng Sa và phần lớn quần đảo Trường Sa, là tài nguyên về khoáng sản, hải sản và là tiền đồn phía Đông Tổ quốc.

- mất quyền kiểm soát vùng Tây Nguyên do việc để cho Trung Cộng khai thác bôxit, mất quyền kiểm soát hơn 300 ngàn hecta rừng đầu nguồn và hàng chục ngàn hecta duyên hải do việc để cho Trung Quốc thuê mướn lâu dài.

Theo Hiến pháp năm 1992, bổ sung năm 2001 và Bộ Luật Hình sự năm 1999 của Nhà nước CHXHCNVN, những kẻ đã gây ra các tổn hại cực kỳ nghiêm trọng và to lớn nêu trên đáng bị kết tội Phản Quốc và Bán Nước không ? Nếu Quí vị đang nắm trách nhiệm về nền pháp chế Việt Nam mà không dám trả lời sòng phẳng vấn đề này cho toàn thể hơn 90 triệu Đồng bào Việt Nam trong và ngoài Nước được rõ, thì làm sao Quí vị có thể táng tận lương tâm đồng tình cho các thuộc cấp tiếp tục khủng bố, bắt bớ, kết tội, giam tù hàng ngàn Người Việt Yêu Nước đang nỗ lực sớm giải thoát Việt Nam khỏi ách đô hộ của Trung Cộng ?

2. Làm sao để thu hồi lại phần lãnh thổ và lãnh hải trọng yếu nêu trên của Tổ quốc Việt Nam đã bị mất vào tay Trung Cộng và giúp Việt Nam ngày càng bớt nô lệ Tàu Cộng ?

2.1. Chúng tôi đã Kêu Gọi toàn Dân tiến hành đồng bộ 4 việc sau đây:

2.1.1. Phát triển Cao trào Chống Giặc Tàu;

2.1.2. Tiến hành Giải thể Chế độ Cộng sản độc đảng độc tài nô lệ Trung Cộng;

2.1.3. Tẩy chay cuộc Bầu cử Quốc hội độc đảng dân chủ giả hiệu do Đảng CSVN tổ chức vào ngày 22-5-2011 sắp tới, vì cuộc bầu cử này sẽ hình thành một Quốc hội vừa chỉ đại diện cho Đảng CSVN, vừa ngày càng nô lệ Trung Cộng hơn;

2.1.4. Tiến hành Thiết lập Chế độ Dân chủ Đa nguyên Đa đảng Việt Nam Thăng tiến Hòa bình, văn minh thân thiện giữa Cộng đồng Quốc tế, để đủ sức vừa ngăn chặn hiệu quả sự bành trướng tham lam của Trung Cộng, vừa dựa vào Công pháp Quốc tế giúp thu hồi lại phần lãnh thổ và lãnh hải trọng yếu của Tổ quốc Việt Nam đã bị mất vào tay Trung Cộng, chấm dứt tình trạng nô lệ Trung Cộng ngày càng lộ rõ không thể biện minh trước Quốc Dân và Quốc tế.

2.2. Còn Quí vị, Quí vị vẫn cố tình không thay đổi kế hoạch hại Dân hại Nước cố hữu:

2.2.1. Đưa tôi vào lại trại giam, bất chấp Công pháp Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã xin tham gia nhưng không hề muốn tuân thủ, cụ thể là câu trả lời tháng 10-2010 của Nhóm Làm việc của Liên Hiệp Quốc về Tình Trạng Bắt Giữ Tùy Tiện rằng Việt Nam vi phạm Luật pháp Quốc tế khi bắt giữ và giam cầm tôi, khi phúc đáp hồ sơ tháng 9-2009 của Tổ chức Freedom Now, nhất là Hội Đồng Nhân Quyền LHQ ngày 02-8-2010 đã nhận Đơn Kiện số 1 của tôi ngày 8-6-2010 kiện Nhà cầm quyền CSVN về vấn đề trên.

2.2.2. Tiếp tục đàn áp, bắt giữ, kết án, giam tù những Công dân Việt Nam Yêu Nước đang tiến hành 4 việc vừa nêu ở mục 2.1.1-4 trên đây.

Ngoan cố mù quáng tiến hành 2 việc trên đây là quí vị chung sức thu hồi lại phần lãnh thổ và lãnh hải trọng yếu của Tổ quốc Việt Nam đã bị mất và giúp thoát khỏi quốc nạn nô lệ Trung Cộng được sao?

Quí vị phải nghiền ngẫm và công bố câu trả lời cho toàn thể hơn 90 triệu Dân Việt Nam và cho con cháu Dân Việt đời sau 2 vấn đề 1 & 2 rất nghiêm trọng nêu trên, sao cho hợp với Đạo lý ngàn đời của Tổ tiên. Đó là trách nhiệm của Quí vị, không thể tránh né thoái thác. Quí vị im lặng càng làm cho Thư Yêu Cầu này trở thành Lời Tố Cáo chính Quí vị, không thể khác được.

Phần tôi, tôi đã thực thi trách nhiệm trước lịch sử Tổ quốc, Tổ tiên Dân tộc và Hồn thiêng Sông núi, khi lương tâm đòi buộc phải viết Đơn Tố Cáo và chất vấn Quí vị qua Thư Yêu cầu này. Tôi hi vọng, với lương tri của những người tận đáy lòng vẫn còn coi mình là con dân Việt, Quí vị rất tán thành các việc làm đầy tình yêu nước của chúng tôi.

Trân trọng kính chào.

Việt Nam, ngày 30 tháng 01 năm 2011

Đại diện nguyên cáo:


Tù nhân Lương tâm Nguyễn Văn Lý,

Linh mục Công giáo Tổng Giáo phận Huế, 69 Phan Đình Phùng, Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

(1) Đơn Tố cáo và Yêu cầu Truy Tố này đã được gửi ngày 21-12-2011 qua Bưu điện trung tâm thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế mà hôm nay cũng đính kèm nhắc lại với Thư Yêu cầu này. Cả 2 văn bản đặc biệt nghiêm trọng này tôi đều ký trực tiếp, nhưng không ghi ngày tháng trên chữ ký như thói quen thận trọng của tôi. Các chữ ký này chỉ có giá trị trên 2 văn thư (2 lần, 15 bản) này thôi và đều không có đóng dấu kèm theo bên cạnh, giới hạn việc sao chụp giả mạo sử dụng trên các văn bản nào khác.

Giới trí thức phẫn nộ nhưng không vì ý thức hệ

Phong trào phản đối tại Ai Cập không có người lãnh đạo và không có quan điểm chính trị đồng nhất. Những người Hồi giáo cũng tham gia phong trào, nhưng danh tiếng của họ đã bị giảm sút. Nhiều người trí thức trẻ Ai Cập giữ khoảng cách xa với ý tưởng Hồi giáo và các nhóm Hồi giáo.


Trước đây tại Ai Cập, mỗi khi có biểu tình thì thường được tổ chức trên quảng trường Tahrir nằm trong trung tâm thủ đô Cairo – Những cuộc biểu tình này được tiến hành theo mệnh lệnh và được trả lương bởi đảng cầm quyền NDP với mục đích ca ngợi tổng thống. Sự kiện này xảy ra thường xuyên dưới thời cai trị của Gamal Abdel Nasser 1952-1970 nhằm chào mừng tổng thống hoặc phản đối Israel mỗi khi chế độ đã phải đương đầu với thất bại.

Trong thập niên tám mươi và chín mươi, thành phần Hồi giáo cực đoan Muslim Brotherhood, được thành lập vào năm 1928, thường tụ tập ở nơi đó (quảng trường Tahrir) để biểu tình phản đối. Họ đòi hỏi gọi một “qui củ Hồi giáo” trên nền tảng “công lý theo (định nghĩa của) Hồi giáo”. Khẩu hiệu chính của họ là: “Hồi giáo là giải pháp”. Hoặc họ bày tỏ sự ủng hộ đối với tổ chức Hồi giáo cực đoan Palestine Hamas tại Dải Gaza và Tây Jordan.

Thành phần tham gia các cuộc cuộc biểu tình lần này tại Ai Cập tương tự như thành phần những người xuống đường tại Tunisia vừa qua. Họ là những người trẻ, rất nhiều phụ nữ, ý thức hệ tư tưởng không đóng vai trò quan trọng trong hành động chống đối của họ. Yêu cầu của họ là có việc làm, giá thực phẩm rẻ, tự do dân chủ, có triển vọng phát triển trong tương lai. Bốn mươi phần trăm người Ai Cập sống với khoảng hai đô la mỗi ngày. Mục đích chung là chấm dứt các cơ cấu quyền lực độc đoán (trên lãnh thổ Ai Cập).

Phong trào chống đối chế độ Mubarak bao gồm sinh viên, giáo sư đại học, nhân viên văn phòng, trí thức. Nghĩa là thành phần giai cấp trung lưu trong xã hội dân sự (Ai Cập). Vì vai trò của họ trong xã hội không phù hợp với khả năng và ngày càng giảm sút do điều kiện phát triển yếu kém và đàn áp (bởi nhà nước) tăng trưởng. Cuộc chống đối này không nhằm đạt được một qui củ mới cho xã hội đã được xác định từ trước, mà nhằm đạt được các quyền tự do căn bản, những quyền này được phổ biến và được tôn trọng ở nơi khác. Ngoài ra, cuộc chống đối này cũng thể hiện sự bất mãn với hệ thống thống trị hiện hành đã tồn tại từ ba mươi năm nay qua thể hiện qua con người Muhammad Husni Mubarak. Kể từ khi bị lật đổ của vua Farouk để thành lập Cộng hoà Ai Cập – không kể giai đoạn ban đầu dưới quyền tướng Naguib – đến nay chỉ trải qua ba Tổng thống. Và đảng cầm quyền chi phối tất cả mọi sự việc trong nước dưới sự bảo vệ của quân đội.

Về cấu trúc, phong trào chống đối không đồng nhất về ý thức hệ chính trị. Tổ chức Anh em Kết Nghĩa Hồi giáo (Muslim Brotherhood) đương nhiên tham gia phong trào, nhưng họ chỉ đóng vai trò rất nhỏ. Danh tiếng của họ đã giảm sút đáng kể trong những năm gần đây. Thành phần đáng kể của phong trào là những người trẻ Ai Cập được giáo dục và đào tạo tốt nhất, những người gần đây đã không chọn Saudi Arabia là một thần tượng, họ đã giữ khoảng cách lớn với những ý tưởng Hồi giáo và những nhóm Hồi giáo hơn những năm trước đây khi người dân còn tin tưởng vào tổ chức Brotherhood Hồi giáo. Thành phần khuynh tả cũng là một phần của phong trào chống đối mà đại diện qua nhóm “Kifaya“, tên của tổ chức cũng biểu hiện được tâm trạng phần lớn dân chúng (Ai Cập): “đủ rồi” Điều này cho thấy sự bất mãn không chỉ đơn thuần lên người đứng đầu nước, mà còn lên toàn bộ gia tộc Mubarak và hệ thống chế độ độc tài quân phiệt nhưng bề ngoài ngụy trang một cách khá khéo léo.

Phe chống đối độc lập về ý thức hệ chính trị không có một nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, họ ảnh hưởng ý tưởng được gầy dựng trong hai mươi năm qua bởi giới trí thức như nhà nhân quyền Saadeddin Ibrahim, các nhà văn như Naguib Mahfouz, người đoạt giải Nobel về văn chương, nhà văn nổi tiếng Alaa al Aswany, nhà hoạt động chính trị Ayman Nur và một số người khác… Bắt bớ, tù đày, đàn áp hoặc bảo hộ không thể ngăn chặn được nhu cầu đòi hỏi về dân chủ và quyền tham gia quyết định các vấn đề đất nước của người dân. Gần đây nhiều người đặt kỳ vọng vào ông Mohammed El Baradei, tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế tại Vienna và là người được giải Nobel hòa bình, khi ông trở về Ai Cập. Nhưng ngay sau đó ông lại được thấy thường xuyên ở nước ngoài.

Nhiều người cho rằng sự gian lận trong cuộc bầu cử quốc hội năm ngoái là kích hoạt cho làn sóng biểu tình hiện nay. Nhiều cuộc biểu tình bạo động đã xảy ra sau cuộc „bầu cử“ năm ngoái. Vì sau đó Ai Cập đã trở thành quốc gia một đảng vì thành phần đối lập không còn đáng kể trong quốc hội nữa. Ngoài ra việc Mubarak cài đặt con trai không được ưa thích Gamal của mình làm người kế vị nhằm đảm bảo ảnh hưởng của gia tộc Mubarak tại Ai Cập đã làm phẫn nộ những người biểu tình.

Với đường lối cứng rắn của nhà cầm quyền (Ai Cập) đã gia tăng căng thẳng tại Ai Cập: Mặc dù tốc độ tăng trưởng (kinh tế) cao, nhưng người dân ngày càng nghèo khổ hơn. Tổng số người Ai Cập – gần tám mươi triệu người – mỗi ngày mỗi tăng thêm. Tương lai của nhiều người Ai Cập ảm đạm, ông già bịnh hoạn Husni Mubarak sẽ có thể ra ứng cử một lần nữa vào mùa thu.

Tựa chính: „Gebildet, unideologisch und wütend“

Nguồn: báo giấy Frankfurter Allgemeine Zeitung ngày 28.01.2011

http://www.faz.net/s/Rub87AD10DD0AE246EF840F23C9CBCBED2C/Doc~EC716BEEE9A0348F1B17543E7913C9EBB~ATpl~Ecommon~Scontent.html

Tác Giả: Wolfgang Günter Lerch

chuyển ngữ: Nguyễn Hội

Sợ để sống

Kỹ thuật trấn áp của các chế độ độc tài là gây sự sợ hãi trong quần chúng, để tạo sự tuân thủ tuyệt đối của nhân dân. Thời Việt Minh thì cắt đầu mổ bụng, bỏ bao bố thả sông, thời “giải phóng” thì nửa đêm đập cửa xét nhà, tập trung cải tạo không thời hạn.

Công an lùng sục, nhòm ngó khắp nơi, mà chế độ Cộng Sản đã hãnh diện cho rằng đó là tai mắt nhân dân. Dân tộc miền Bắc từ năm 1954 và toàn dân Việt Nam từ sau tháng 4-1975 đã biết sợ, sợ để sống còn, đến nỗi trí thức dưới chế độ sắt máu như nhà văn Nguyễn Tuân đã phải thốt lên câu: “Sở dĩ tao còn sống là vì biết sợ!” Tôi phỏng đoán Nguyễn Tuân nói câu này đang lúc say nên không bị ai bắt tội, chứ nếu biết sợ thì đã không ai dám nói là mình sợ. Cũng như ngày nay vượt qua được nỗi sợ, nhạc sĩ Tô Hải mới viết được “Nhật Ký Một Thằng Hèn.” Người ta sợ vì biết rằng sẽ không có ai bênh vực mình, sẽ không có công lý nào đứng về phía mình, vậy tốt hơn là tự bảo vệ lấy sự an nguy của mình bằng cách giấu mình hay thuận theo dòng nước, làm kẻ “ngu si hưởng thái bình”. Những người vượt biển hai mươi năm trước vì không chịu nổi sự sợ hãi mà phải ra đi. Nỗi sợ hãi chế độ “hà chính mãnh ư hổ” khiến người dân quên hết nỗi sợ hãi vì nguy hiểm, đói khát, chết chóc và ô nhục.

Khi ra đi là một người trốn tránh bước xuống ghe, thấy bóng dáng công an, bộ đội sợ là phải, ngày nay trở về mang quốc tịch một quốc gia khác, ung dung xuống phi cơ mà nỗi sợ chưa hết. Lần này không bị bắt, không vào tù mà vẫn sợ. Ở các quốc gia khác người lương thiện sống trong “rừng luật” cũng không có gì đáng sợ, nhưng ở dưới chế độ Cộng Sản hiện nay, người dân bình thường phải sợ “luật rừng”. Bạn có chắc chắn là bạn không bị giữ lại cho đến giờ phút chót, thùng hành lý của bạn không bị banh ra để khám xét vì nghi ngờ có hàng quốc cấm, và ở dưới chế độ này liệu người ta cũng có thể bỏ một khẩu súng vào hành lý của bạn rồi hô hoán lên để còng tay bạn lại, như người ta đã làm với một nhà hoạt động chính trị về Tân Sơn Nhất trước đây ít lâu không?

Không phải khi người ta về nước có đem thêm mấy thứ máy móc mà họ phải đút lót cho hải quan, mà chính người chỉ mang quà cáp về cho bà con cũng muốn hối lộ cho xong sau mười mấy giờ bay mệt nhọc, giữa trưa nắng gắt và trước sự lóng ngóng trông chờ của thân bằng quyến thuộc ngoài kia đường. Người về nước không sợ bắt bớ, tù đày nữa mà sợ sách nhiễu, sợ gây khó khăn trong khi bạn không hề được che chở bằng luật pháp của quốc gia hay với một thứ quy luật nào của cái phi trường “chết tiệt” này. Nỗi sợ này được trấn an bằng 10 đô la kẹp vào giữa passport không phải là đắt.

Do vậy, khi Nhật Báo Người Việt ở Nam Cali mở mục tham khảo ý kiến độc giả và đặt câu hỏi: “Người Việt hải ngoại về Việt Nam thăm nhà, có nên hối lộ hải quan hay không?” thì câu trả lời vẫn chưa dứt khoát giữa “Yes” và “No”. Người thì nhất quyết không bỏ một đồng, kẻ lại cho rằng dùng đồng tiền để mua sự yên thân, khỏi rắc rối, thì vì sao lại không làm.

Tôi thật không đồng ý với một bạn nào đó đã tự xưng là thương binh miền Nam, cho rằng việc lên án những tệ nạn ở các phi trường Việt Nam là mang tính cách chống Cộng, và biện minh rằng “thật ra các anh công an cửa khẩu không đòi hỏi gì và không một ai phải đưa tiền hối lộ cả”. Chỉ vì có một số người mang vào Việt Nam những hàng không đóng thuế có tính cách buôn bán nhỏ làm lộ phí cuộc hành trình, cho nên mới chịu kẹp tiền vào passport mà được gọi là hối lộ. Nếu đã đi nhiều nơi trên thế giới này, dù là đến một đất nước bán khai, có nơi nào bạn thấy khi người ta làm thủ tục nhập cảnh mà phải đút lót như đến Việt Nam không? Nếu như đến các ở phi trường ở Mỹ, Pháp, Ðức, Anh… lúc du khách trình Passport cho nhân viên quan thuế ở phi trường mà kẹp vào đó tờ giấy 10 đô la thì bạn phải nhận hậu quả như thế nào? Hay ở Mỹ, chắc chắn bạn sẽ bị còng tay và tống giam, bị đưa ra tòa nếu như lúc bị ngừng xe vì vi phạm luật đi đường mà lại “xùy” ra tờ 20 đô la cùng một lần với bằng lái xe cho cảnh sát.

Bạn lại biện minh rằng “các anh công an cửa khẩu không đòi hỏi gì cả”, vậy thì việc nhận hối lộ ở các quốc gia văn minh khác có là một trọng tội không. Chính vì “không đòi hỏi gì cả” nhưng “biết làm khó” và “biết ăn” mà bao nhiêu lần ma túy đã được đưa lên phi cơ ra khỏi Việt Nam, khi thì bị phát giác tại Singapore, khi thì ở Sydney. Tôi cho rằng những chuyện xảy ra ở các phi trường quốc tế tại Việt Nam là một sự ô nhục. Khốn nỗi là công an phi trường Việt Nam chỉ là bọn “khôn nhà dại chợ” , chỉ biết hà hiếp đồng bào ruột thịt, mà sợ hãi kiêng dè, mang khuôn mặt hiếu khách đối với người ngoại quốc. Một bạn đọc có kinh nghiệm với những chuyến đi Việt Nam đã kể chuyện có lần công an hô lên là đã có người lấy nhầm visa của khách (mà không thấy nói là có visa của người kia bỏ lại). Cuối cùng người khách gợi ý thưởng 100 đô la cho ai lấy nhầm visa trả lại, thì chỉ một phút sau đã có ngay visa.

Có ý kiến lại bênh vực cho rằng cử chỉ bỏ 5 hay 10 đô la vào passport khi vào việt Nam cũng như tiền tip, “đây là văn hóa và là cách đối xử công bằng với người phục vụ mình”. Xin cám ơn loại “văn hóa xã hội chủ nghĩa” này, như vậy thì nước Úc quả đã thiếu văn hóa với vụ in tiền polymer của ông Lê Ðức Thúy để lấy tiền nuôi con ăn học. Và Nhật Bản cũng đối xử mọi rợ với dự án đại lộ Ðông Tây Sài Gòn của ông Huỳnh Ngọc Sỹ.

Một ý kiến khá độc đáo mà không kém phần khôi hài thì cho rằng chính vì hối lộ là nuôi dưỡng tham nhũng nên chúng ta lại càng nên hối lộ thêm: “Một đô la hối lộ cho Cộng Sản là một bước giúp cho chế độ Cộng Sản suy tàn vì tham nhũng.” Nhưng Huỳnh Ngọc Sỹ nuốt vài triệu đô la Mỹ, Lê Ðức Thúy được chôm tới 15 triệu cũng chưa ăn nhằm gì, chúng ta cứ tà tà bỏ 10 đồng vài passport mỗi khi vào Việt Nam thì bao giờ cho đủ đinh để đóng nắp quan tài cho chế độ này.

Các giới chức có thẩm quyền các ngành liên hệ đến chuyện công an phi trường tại Việt Nam làm tiền đồng bào về nước, có lẽ còn cho đây là chuyện quá nhỏ nếu so với chuyện ăn bạc triệu của các ủy viên trung ương đảng. Lỗ nhỏ làm đắm thuyền đâu chưa thấy, nhưng thấy ngay cái bộ mặt quốc gia mỗi khi ra vào như thế, người có liêm sỉ phải biết ngượng.

Sợ tù đày, sợ chết cũng là sợ, thì sợ phiền, sợ bị quấy nhiễu, sợ mất thời giờ cũng là sợ. Dù biện minh đồng bạc kẹp giữa passport là tip, là bố thí, là tránh phiền phức, là góp nhát búa đánh vào chế độ thì đó cũng là đồng đô la nói lên sự sợ hãi. Sợ hãi để sống còn. Bây giờ ở ngoại quốc nơi xứ sở văn minh, tự do, bạn chẳng thấy sợ hãi là gì, vậy mà bước chân về đến Tân Sơn Nhất đã thấy sợ, hay sợ mà không ý thức được là mình sợ, vậy thì đừng về nữa. Sau hết, chế độ Cộng Sản luôn luôn tạo ra sự sợ hãi để khống chế, trấn áp con người. Sự sợ hãi sẽ chấm dứt, nếu thật sự chế độ Cộng Sản không còn tồn tại trên hành tinh này nữa.

Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2011

HỒI CHUÔNG BÁO TỬ CHO AI?

“… Năm 61, 62 chi đó, tôi có gặp 4 nhân sĩ trí thức ở miền Nam ra miền Bắc. Trong các vị, có một tên là Tôn Thất Dương Kỵ thì phải. “Họ không chịu nổi chế độ độc tài” Ngô Đình Diệm, nên xin ra sống ở xứ Bắc Kỳ Xã Hội chủ nghĩa thiên đàng. Và đã được chính phủ Sàigòn cho phép.
Gặp các cụ đi lóm thóm ở phố Tràng Tiền, nom nom ngó ngó và ở các tủ kiếng mậu dịch Bách Hóa Tổng Hợp chưng toàn là “hàng mẫu, không bán” gồm có rượu Tây, vải ta, nồi soong chảo bằng gang của Hợp Tác Xã sản xuất) những tám váng sặc sỡ của người Thượng (tất cả đều là hàng để xem chơi chớ không bán!). Không hiểu các vị có định mua món gì không? Nếu muốn mua chắc không dễ như ở Sàigòn. Tôi tự nhủ thầm: Tôi muốn trốn về Sàigòn mà không trốn được, các cụ ở trong đó lại chui ra đây! Rõ thật tréo cẳng ngổng quá trời! Sau này không rõ các cụ được ưu đãi đến mức nào mà không thấy nói tới nữa.

Ai cũng biết ở miền Bắc có 2 nhà trí thức lớn nhất dân tộc Việt Nam: Đó là cụ Nguyễn Mạnh Tường và cụ Trần Đức Thảo. Cụ Nguyễn đã được phép sang Paris chơi vài tháng đâu hồi 92 thì phải. Về Hà Nội cụ viết cuốn “Kẻ bị khai trừ”. Người ta hỏi, cụ không sợ tù à? Cụ bảo tôi 82 tuổi rồi còn sợ gì?

Cụ Trần cũng được Hà Nội cho sang Paris công tác (gì đó không hiểu – vận động trí thức Pháp và trí thức ta chăng?) Ở đây cụ đã nói chuyện trước nhiều loại thính giả. Trong một cuộc nói chuyện cụ bảo “Chính Mác sai!” Người ta hỏi tại sao? Cụ bảo: Mác lấy các điểm trong duy tâm luận của Hégel (không phải Angels) làm ra duy vật biện chứng. Duy tâm áp dụng trên trời có sai cũng không hại ai, còn duy vật đem ra áp dụng trên mặt đất sẽ làm chết người. (Mà chết người thật! Chết hàng trăm triệu người chớ không ít.) Chỉ vài hôm sau cụ qua đời.

Ai cũng biết Nhóm Nhân Văn Giai Phẩm gồm toàn những văn nghệ sĩ ưu tú của dân tộc đi kháng chiến 9 năm trở về Hà Nội, hãy còn chân ước chân ráo đã quay ra chống Đảng quyết liệt: Hoàng Cầm, Văn Cao, Phùng Quán, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt. Phần lớn là đảng viên. Thế có lạ không?

Tại sao họ không yêu Đảng của họ nữa? Hỏi tức trả lời vậy.

Nhạc sĩ Văn Cao vừa mới qua đời. Trước khi nhắm mắt, ông nói: “Bây giờ tôi không còn sợ nữa. Tôi cứ nói… “Tố Hữu đã ‘phạt’ tôi 30 năm không sáng tác gì được!” Đau đớn cho ông là năm 1994, trong một buổi lễ phát phần thưởng về Âm Nhạc, ông được xếp hạng 13 (gần hạng bét) đáng lẽ phải hạng nhất, không có hạng 2 đến hạng 10.

Trên đây tôi vừa liệt kê một vài trường hợp trí thức văn nghệ sĩ Xã Hội Chủ Nghĩa chống Đảng, thà chịu khổ nhục nhận “hình phạt đày ải” của Đảng Cộng Sản, chớ không thay đổi thái độ với nó kể từ họ bắt đầu “ghét” Đảng. Nhìn kỹ lại không thấy ai nói “ghét” thành “yêu” đối với Cộng Sản bao giờ. Những người trước kia yêu, nay cũng ghét Đảng.

Khi đọc cái bài tường thuật của cụ Trần Đức Thảo ở Paris, tôi mới thấy não lòng. Một triết gia độc nhất Việt Nam được người ngoại quốc kính nể trên thế giới lại không được dùng đúng chỗ ở chính trên quê hương mình.. Phải biết rằng chính cụ cũng đã mê Mác Xít khi còn ở Paris cho nên cụ đã xin về Việt Nam để phục vụ đất nước trong công cuộc kháng Pháp, xây dựng thiên đàng. Về đến nơi thì than ôi! Thiên đàng đâu không thấy chỉ thấy tang thương địa ngục. Nhiều người đứng ở ngoài Chủ Nghĩa Xã Hội cứ tưởng nó là thiên đàng. Nhưng khi nhảy vào sống với nó rồi mới biết mặt mũi nó mồm ngang miệng dọc ra sao. Chừng đó muốn thối lui cũng không đuợc. Phải ghê gớm lắm mới dứt nổi “đường tơ”. Nếu Mác bảo tôn giáo là thuốc phiện mê hoặc con người thì Mác Xít chính là thuốc độc giết chết con người. Và tác hại vô cùng cho dân tộc nào cưu mang nó Picasso về già mới trả thẻ đảng. Howard Fast cũng xin ra Đảng lúc gần đất xa trời. Phải khó khăn lắm mới nhận ra bộ mặt thật của nó. Chẳng thế mà dân Liên Xơ bị bịp trên 70 năm!

Tôi cũng đã sống 10 năm trên miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa. Tôi không có lý luận như cụ Trần, nhưng bằng cảm tính nảy ra trong sinh hoạt hàng ngày, trước tiên tôi thấy Chủ Nghĩa Mác kỳ cục. Nếu biết trước nó như thế này thì không ai đi đánh Tây làm gì. Bởi vì như Nguyễn Chí Thiện đã nói:

“So với Đảng thì móng vuốt thực dân êm dịu gấp 10 lần”.

Nhưng đã lỡ nhúng chàm rồi, có nhiều người đành cam chịu, không nói ra, để cho những người hậu tiến mắc lầm như mình. Dại rồi nên ngừa cho người khác đừng dại như mình…

… Người Cộng Sản hễ nói là nói láo. Nhưng trước đây vẫn có nhiêề người tin. Tin rằng chính sách hợp tác xã, tổ chức quốc doanh… đều tuyệt vời. Nay thì dân chúng đã thấy ở giữa miền Bắc và miền Nam ai hơn ai, giữa Liên Xô và Hoa Kỳ ai đi trước ai (những 50 năm).

Tất cả nhân loại đều đã bừng mắt trước một sự thực vô cùng rõ rệt: chủ nghĩa Cộng Sản chỉ là một sự ngu xuẩn và chính những kẻ theo đuổi nó gần 1 thế kỷ nay cũng không hiểu nó là cái gì.

“Tiếng chuông báo chết cho ai” đã đổ ở Liên Xô, ở Đông Âu bằng những triệu chứng xáo trộn và bằng sự nổi dậy của dân chúng bị bịp. Nó cũng đã báo chết cho Trung Cộng bằng Thiên An Môn. Việt Cộng đang lo sợ tiếng chuông ấy vang lên ở Ba Đình nơi tên bịp lớn nhất lịch sử đang nằm rã rục.” (*)

*

Xin thưa đây là “Vài cảm nghĩ về quyển tiểu luận “Dương Thu Hương và Con Hùm Ngủ” của bà Nguyễn Việt Nữ của (cố) nhà văn Xuân Vũ vào năm 1995.

Phần trình bày rất thấu lý, đạt tình của cố nhà văn Xuân Vũ, tác giả những truyện ngắn, truyện dài “Chuyện Bò Đái”, “Đường Đi Không Đến”, “Xương Trắng Trường Sơn”, “Đồng Bằng Gai Góc”… là đưa ra mặt thật và móc moi ra cả tim, gan, phèo, phổi của cái gọi là “thiên đàng” Chủ Nghĩa Xã Hội miền Bắc với hình ảnh mở đầu là “4 vị nhân sĩ trí thức miền Nam đi lóm thóm ở phố Tràng Tiền” trong đó có một vị “đi chàng hảng” được nêu danh là Tôn Thất Dương Kỵ. Xuân Vũ tên thật là Bùi Quang Triết, là một nhà văn tập kết ngay sau khi hiệp định đình chiến 1954 được ký kết.

“Tôi tự nhủ thầm: Tôi muốn trốn về Sàigòn mà không trốn được, các cụ trong đó lại chui ra đây! Rõ thật là tréo cảng ngổng quá trời!”

Cái giọng văn chơn chất của người miền Nam đã cực tả cái cảnh:

“Thiên đường xã nghĩa cong cong

Kẻ hòng ra khỏi, người mong bước vào!”

Sau hiệp định Paris năm 1972, nghe nói cũng có những kẻ “Đông gia thực phạn, Tây gia miên” (tạm dịch “Ăn cơm ở nhà bên Đông mà lại ngủ ở nhà bên Tây”) như luật sư Nguyễn Long, sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm… cũng được trao trả về “thiên đường xã hội chủ nghĩa” của họ.

Chuyện các ông “người đuôi chó” như Lê Xuân Khoa, Nguyễn Cao Kỳ, Trần Thiện Khiêm v.v… theo tôi, không có gì đáng trách; bởi vì họ “chưa biết… mặt thật của thiên đường xã hội chủ nghĩa” cũng như họ chưa phải gánh chịu những đau thương, nhục nhã trong những trại tù của VC. Chuyện lạ là chuyện của những kẻ đã từng phải ở lại trong nước sau ngày 30-4-1975, đã phải hèn nhát nói lời nịnh bợ Đảng và Nhà Nước để được yên thân như các ông nhà văn Nhật Tiến, Nguyễn Mộng Giác, cựu Thẩm phán Nguyễn Cần tức Lữ Giang, Tú Gàn, bác sĩ Bùi Duy Tâm v.v… ; sau đó, đã phải liều chết tìm đường vượt biên hoặc được đi Hoa Kỳ theo diện HO. để lo cho bản thân mình và tương lai của gia đình; nay, lại quay lại nói lời bợ đỡ, kiss ass nhà cầm quyền Việt Cộng. Nói theo cách nói hơi tục một chút của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, nhưng rất cực tả là những kẻ này nhớ cái cũi (mà bọn VC đã rọ mõm họ).

Bài viết này không nói về “những người đuôi chó” này. Mục đích của bài viết này muốn nói đến hồi chuông báo tử đã và đang vang lên tại các nước theo chủ nghĩa cộng sản và độc tài.

Năm 1986, hồi chuông báo tử vang lên tại các nước theo chủ nghĩa cộng sản tại Đông Âu, sau đó vang sang cái nôi của chủ nghĩa cộng sản là Liên Xô. Người cắt “cái cây cộng sản đại thụ” Liên Xô của “đồng chí” Tố Hữu – người thương các ông Lénin, Xít Tả Lìn còn hơn thương cha mẹ, ông cố nội, ông cố ngoại của mình) là Tổng Thống M. Gorbachev và ông ta đã bị đối thủ chính trị của ông ta là Boris Yeltsin gạt ra khỏi chiếc ghế quyền lực. Nước Nga bây giờ đã là một nước tự do, dân chủ.

Năm 1992, “tiếng chuông báo chết” cho Trung Cộng cũng đã vang lên tại Thiên An Môn; nhưng, nhà cầm quyền sắt máu Trung Cộng đã dùng quân đội ngoại biên kéo về nả súng bắn vào đoàn sinh viên biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn. Tuy cuộc biểu tình bị thất bại nhưng bức ảnh một thanh niên Trung Hoa tay không cản bước bánh xích xe tăng rầm rập xốc tới đã là ngọn đuốc tranh đấu đã bừng lên tại đất nước có dân số đông nhất thế giới này. Và năm ngoái, đất nước này đã bị mất mặt vì đã hèn nhát không dám để người nhà của nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba (đang bị nhà cầm quyền Trung Cộng nhốt tù) đến Olso lãnh giải thưởng Nobel Hòa Bình.

Trong tuần lễ vừa qua, cuộc xuống đường biểu tình của người dân Tunisia khiến Tổng Thống Ben Ali của xứ sở độc tài này phải cuốn gói trốn ra nước ngoài tỵ nạn.

Nguyên nhân cuộc xống đường là từ cái chết của anh sinh viên nghèo 26 tuổi Mahamed Bouazizi bán hàng rong trên đuờng phố bị cảnh sát tịch thu cả gánh hàng rong. Anh sinh viên nghèo đã tỏ thái độ phản kháng bằng cách biến thân mình thành ngọn đuốc sống. Ngọn lửa đấu tranh để thiêu rụi chế độ bạo tàn đã bùng lên khi hàng ngàn người tham dự tang lễ của anh. Hàng ngàn người tham dự tang lễ của người sinh viên Tunisia can đảm đã biến thành cuộc biểu tình tuần hành – như trước đây, hàng ngàn người dân Ấn Độ đã nghe theo lời kêu gọi của “Thánh” Mahatma Gandhi , cha đẻ của chủ thuyết bất bạo động đi làm muối để tranh đấu cho độc lập, tự do, dân chủ cho Ấn Độ thoát khỏi ách thực dân của đế quốc Anh.

Hương thơm của cuộc “Cách Mạng Hoa Lài” đã lan sang các nước láng diềng như Ai Cập, Lybia.

Trong một cuộc biểu tình tại Ai Cập, một thanh niên đã hô to khẩu hiệu: “Hãy treo cổ nó lên!”

Nhiều nhà bình luận đã tiên đoán “hồi chuông báo tử” của cuộc “Cách Mạng Hoa Lài” ở Tunisia sẽ lan qua Miến Điện và sẽ đến Việt Nam trong một ngày không xa!

*

“Đọc tin Tunisia mà nhớ tới đất nước Việt Nam cũng trong tình trạng khốn khó tương tự: đại đa số người dân thất nghiệp bị bóc lột, và giá thực phẩm cao, trong khi một thiểu số người thì sống sung túc, xa hoa trong sự hối lộ, tham nhũng. Bao nhiêu công nhân Việt Nam nghèo khổ bị tư bản ngoại quốc bóc lột ngay chính trên đất nước mình với sự thông đồng của chính quyền bản xứ. Bao nhiêu nông dân Việt Nam phải mất nhà cửa, ruộng vườn, gia đình tan nát. Những người Cộng Sản vô cảm chỉ biết có mình và đảng của mình mà không đoái hoài đến quyền lợi của dân tộc. Người dân Việt Nam xét ra cũng không đến nỗi nào hèn kém lắm so với Tunisia và các nước Bắc Phi khác. Cho nên chế độ này không thể tồn tại, mà sớm muộn gì cũng phải chấm dứt, để người dân Việt Nam trong và ngoài nước cùng nhau xây dựng đất nước”.

Xin mượn ý kiến này của tác giả Tuệ Vân, người có chương trình “Bàn Chuyện Thời Sự” mỗi tuần trên trang mạng “Tâm Thức Việt Nam” để kết thúc bài viết này.

Và rất hy vọng hồi chuông báo tử sẽ sớm vang lên trên đất nướcViệt Nam để toàn dân có cuộc sống đầy đủ tự do, dân chủ và nhân quyền!

*

Viết thêm: Chỉ còn vài ngày nữa là tới Tết Tân Mão, xin chúc Ban Biên Tập Báo Tổ Quốc, các cộng tác viên, các vi hữu vào diễn đàn góp ý và các độc giả một năm mới an khang, thịnh vượng và nhất là chúc đất nước ta, đồng bào ta sớm thoát khỏi ách cai trị bạo tàn của chủ nghĩa cộng sản đang tới hồi tàn lụi.

LÃO MÓC NGUYỄN THIẾU NHẪN