Pages

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

Chiến Lược “Hòa Hợp Hòa Giải 2012″

Menras Hồ Cương Quyết bên cạnh Chủ tịch nước
Nguyễn Minh Triết trong ngày được công nhận là
công dân Việt Nam, ngày 1/12/2009
Đã từ lâu, tôi luôn đặt câu hỏi về nhân vật André Menras, Hồ Cương Quyết, khi được tin ông ta xuất hiện trở lại ở VN sau một thời… vắng bóng. Mới biết rằng ông ta đã là một công dân chính thức của VN vào ngày 1/12/2009 qua buổi lễ “trọng thị” có mặt Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, nguời mà hơn 2 năm về truớc cũng đã tạo nên sức “hấp dẩn” một số khá đông kiều bào Mỹ, đến độ ngay cả cựu Phó Tổng Thống miền Nam VN, Nguyễn Cao Kỳ đang lúc về thăm VN, phải cấp tốc lấy chuyến bay nguợc lại Los Angeles để được có mặt trong buổi tiếp tân vào ngày 22/06/2007.
Trong chiến lược “Hòa hợp Hòa giải” đó, Nguyễn Minh Triết đã đạt được những bước “khá ngoạn mục” từ Nghị quyết số36-NQ/TW ngày26/03/2004 của Bộ Chính trị đảng csvn; mặc dù Nguyển Cao Kỳ đã “sớm giác ngộ” và nhanh chân hơn Nghị quyết đến trước 2 tháng, qua chuyến về VN đầu tiên vào ngày 29/01/2004. Khoảng một năm sau, vào ngày 17/05/2005, tiếp theo là nhạc sĩ Phạm Duy trở về định cư vĩnh viễn. Những “thành tựu” đóờng như chỉ thu hút đuợc một số ca sĩ hải ngoại trở về vì nghề nghiệp chuyên môn khó hoạt động nước ngoài; ngoài ra đa số kiều bào đã sinh sống yên ổn, họ không có ý muốn đó.
Cũng như thành phần sinh viên học sinh của thế hệ sau đuợc hấp thụ tư tuởng tự do, đuợc trang bị kiến thức đa dạng, nên họ biết lựa chọn hơn dù chưa từng trải nghiệm qua dưới chế độ csvn. Điều nầy đã chứng minh qua những cuộc “tiếp đón” thiếu thiện cảm của cộng đồng nguời Việt trên hầu hết mọi nơi mà Nguyễn Minh Triết đã đến, ngoại trừ nhóm cộng đồng nhỏ đã đuợc nhà cầm quyền VN gieo mầm theo chuong trình đầu tư phát triển nước ngoài qua sự tài trợ và giúp đỡ của csvn, cùng vài khối cộng đồng khiêm nhưng được hình thành trước đây là nơi tập trung những nguời của Mặt trận Giải phóng (MtGp) vượt thoát ra nước ngoài trước 75.
Sau khoảng 4 năm cố gắng đẩy mạnh chiến lược “Hòa hợp Hòa giải” nhưng mong muốn chưa hẳn là thành tựu như kế hoạch mà chỉ là những nét vẽợng gạo được khuyếch đại với màu sắc vận động, tuyên truyền qua báo chí trong nước nhân những ngày lễ kỷ niệm nơi cư trú mà cộng đồng nguời Việt tham gia nhưng không có hình ảnh, sắc thái nào tiêu biểu cho nhà cầm quyền VN. Nên vào ngày 6/06/2008, qua Chỉ thị 19 của Thủ tuớng Chính phủ nhầmtạo thế động lực những c đột phá mới, trong đó chú trng thúc đẩy phát triển các hội đoàn người Việt Nam ớc ngoài, khuyến khích mọi hình thức tổ chức, tập hợp kiều bào (theoHội nghị Lãnh đạo các tổ chức người Việt Nam ớc ngoài , baomoi.com, của Lê Phái). Vì thế, André Menras, một cảm tình viên của csvn, nhân vật mà vào ngày 25/07/1970 “khi đó 24 tuổi, giáo viên pháp ngữ tại Sài Gòn, đã cùng bạn là Jean-Piere Debris leo lên tựợng “Thủy quân lục chiến” truớc cửa Hạ Nghị Viện để treo lá cờ của MTDTGP Miền Nam Việt nam và rãi 6.000 tờ truyền chống cuộc chiến tranh Việt Nam. Hai anh bị bắt đi tù đến năm 1973 thì đuợc thả và trục xuất về Pháp” (theo Trò chuyện cùng ông André Menras Hồ Cuong Quyết, x-cafevn.org), được nhập quốc tịch VN qua sự hỗ trợ của Nguyễn Minh Triết vì lúc bấy giờ chư a có Nghị quyết nào về song tịch, để tiện việc đi lại giữa Pháp và VN. Và đây làớc đầu cho chiến lược “Hòa hợp Hòa giải” mới cho năm 2012.
André Menras cũng đã từng trở lại VN, khoảng năm 1985, để gặp lại người “đồng chí” J.P Debris, bây giờ là Hồ Tất Thắng, đã lập gia đình với cô gái Việt và định cư tại một khu nhà tập thể nhỏ ở phố Quan Thánh, Hà Nội. Trong giai đoạn về hưu nầy, cũng như cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ đã cố gắng dùng uy thế ảo ảnh ngày xưa để kêu gọi những cộng đồng nguời Việt ở Bắc Mỹ ủng hộ chiến luợc “Hòa hợp Hòa giải 2004″, André Menras muốn để lại trong lịch sử VN một hình ảnh đầy ấn tượng qua những buớc mới của chiến lược “Hòa hợp Hòa giải 2012″.
Khoảng hơn 1 năm rưỡi sau khi vào quốc tịch VN, André Menras đã xuất hiện “đúng lúc đúng thời” trong cuộc biểu tình đầu tiên ở Sài Gòn nhằm chống Trung cộng (Tc) xâm chiếm biển đảo vào ngày 5/06/2011, cùng với những “đồng chí” thân ái ngày xưa, những nguời từng hợp tác tổ chức xuống đuờng rầm rộ chống chính quyền miền Nam VN. Dù hoàn cảnh, và mục đích của cuộc biểu tình lúc bấy giờ (2011) hoàn toàn khác xa ngày xưa (1970), nhưng sự đàn áp mạnh mẽ hơn trước. Có chăng là cái không khí bừng bừng nhiệt quyết mà André Menras cũng như những “đồng chí” xưa muốn đuợc “tận huởng” trở lại thời “vàng son oanh liệt”, mà không muốn nhìn thấy hay cần biết lý do tại sao có sự đàn áp dã man dù hoàn cảnh và mục đích xuống đuờng chống Tc, một ngoại bang xâm luợc VN, hoàn toàn khác biệt đối với ngày xưa là chống chính quyền miền Nam trong chiến tranh Nam Bắc. Và cũng có lẽ, cuộc xuống đuờng chống bọn đế quốc Mỹ mang “đầy đủ” ý nghĩa nào đón là chống nguời anh-em Trung cộng “vô tình” xâm phạm biển Đông VN.
Dù sao, sự có mặt của André Menras cùng các “đồng chí” mình trong cuộc biểu tình đó là một hình ảnh rất… gây ấn tượng cho sự đồng cảm cùng những nguời dân, nhất là ngu dân Quảng Ngãi, Lý Sơn, nơi mà André Menras đang lên kế hoạch thực hiện cuốn phim phỏng vấn “Nổi Đau Mất Mát” (“La Meurtrissure”) từ đầu tháng 9/2010, khoảng 9 truớc khi có cuộc biểu tình. Có nghĩa, kế hoạch đã được thông qua Bộ Chính trị VN, hay nói đúng hơn là chỉ thị từ Bộ Chính trị qua vai trò của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, sau khi André Menras nhập quốc tịch VN (ngày1/12/2009), cho chiến luợc “Hòa hợp Hòa giải 2012″.
Với lòng hăng hái hoạt động cho xã hội, nhà mô phạm André Menras sau khi tốt nghiệp tại Đại học Monpellier năm 1969, đã tình nguyện qua Sài Gòn dạy học trong lúc phong trào MtGp bùng nổ trong giới sinh viên miền Nam với nhân vật chủ chốt Huỳnh Tấn Mẫm cùng sự hỗ trợ, bao che của cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ vì nhiều lý do chính trị phức tạp khác mà tựu trung là sự bất mãn về quyền lực. Và lần nầy, André Menras cũng đã tỏ ra đầy nhiệt tâm trong vai trò mới, đến độ nhiều lần ông ta phải ngỡ ngàng khi bị nhà cầm quyền csvn ngăn cản hoặc làm khó dễ trong công tác mà ông cho là “khó hiểu”. Như trong dự định chuyến thăm 17 đảo Hoàng Sa trong 10 ngày từ đầu tháng 9/2010, để được tận mắt ngắm nhìn biển đảo quê hương thứ hai của ông mà ông chỉ biết đến những tên đảo nằm lòng, trước khi quay lại Lý Son bắt tay vào việc quay cuốn phim phỏng vấn. Nhưng André Menras đã bùi ngùi than rằng : “Nguời ta đã tát cn lòng kiên nhẫn của tôi. Họ tìm mọi cách để tôi từ b ý định ra Hoàng Sa” (theo Cuong Quyết với Hoàng Sa, bee.net.vn, 23/01/2012, đăng lại từ Thanh niên số Xuân).
Sau khi hoàn tất cuốn phim “Nổi Đau Mất Mát”, lại thêm một lần nữa, André Menras đã thảng thốt kêu lên trong bức thu gởi Chủ tịch UBND Tp HCM, Lê Hoàng Quân, ngày 2/12/2011 (theo Thư của ông Hồ Cương Quyết André Menras gửi Chủ tịch TPHCM, ttxva.org, 8/12/2011), ngay khi bị cấm chiếu bởi 20 người thường phục trong lực lượng an ninh, tại khu du lịch Văn Thánh của Tp HCM VN mà ông định cho vài nguời bạn xem công trình một “cuốn phim chua từng có ở VN”, vào chiều và tối ngày 29/11/2011. Trong đó có vài đoạn như sau :
“… Cho đến bây giờ, tôi vẫn còn bị sốc và rất phẫn nộ về hành động này !”
….
“… Nhiều nguời cho rằng tôi quá ngây thơ và quá tin vào tính bất nhất của chính sách. Chủ trương Chính phđúng nhưng các cp bên duới lại thực thi theo ý của mình.
Tôi không tin nhưng hôm nay, sau khi có những tuyên bố dứt khoát và bản linh của Thủ tuớng tại kỳ họp Quốc hội, TP.HCM lại để xảy ra tình trạng này, thì tôi tin.”

“…Họ đã đối xử với tôi và các bạn bè của tôi như là kẻ thù. Trong khi chúng tôi đang cố gắng bỏ tiền từ túi của mình, dành thời gian để tổ chức buổi chiếu phim tốt đẹp cho những nguời bạn tốt trong một không khí rất hợp pháp, hòa bình, văn hóa, hết sức xây dựng và đầy trách nhiệm.”
Và ông cũng đã “quá ngây tho” khi đặt hỏi (mà không ai dám thách thức trả lời, ngay cả Lê Hoàng Quân) :
“Tại sao các công dân Pháp có quyền biết các vấn đề ấy trong khi các công dân Việt Nam, những nguời trong cuộc, lại không? Tôi thấy điều đó hoàn toàn vô lý.”
….
“Xin cho tôi hỏi thẳng các bạn : các lực luợng an ninh đã ngăn cản chúng tôi chiếu phim đang phục vụ cho ai ? Ai đã ra lệnh cho họ hành động tồi tệ như vậy ?
Cuối cùng là sự bộc lộ giận dữ đối với “đồng chí” mình :
không nên đặt chúng tôi phải đối mặt với những thách thức mới.
“…Có ai dám nói với tôi rằng tôi là một kẻ phản động? Có ai dám nói với tôi rằng tôi không yêu nuớc Việt Nam ?
Dù rằng cuốn phim phỏng vấn đó, theo André Menras, tuyệt đối không có lời nào mang màu sắc chính trị, nhưng đó là “thành quả nhạy cảm” của nguời anh-em Tc mà nguời Việt nào cũng hiểu, ngoại trừ một số đảng viên, công chức vô cảm hay những kẻ ưu mê không dám nhìn sự thật. André Menras dù mang tên Hồ Cương Quyết, nhưng không phải là nguời Việt Nam thuần túy sắc nét trong chế độ cs, thì làm sao mà hiểu đuợc lý do tại sao đó.
Tuy nhiên, qua những chứng từ của Bộ ngoại giao khi Chủ tịch Nguyễn Minh Triết còn trong nhiệm kỳ, André Menras cũng đã được cho phép mang cuốn phim đó ra khỏi VN, và trình chiếu tại Paris cho dân Pháp và cộng đồng Việt, vào ngày 28/06/2011_ 23 ngày sau khi tham gia cuộc biểu tình đầu tiên tại Sài Gòn (5/06/2011). Sau đó André Menras đã trở lại VN, định chiếu lại cuốn phim cho một số bạn trước khi công bố rộng rải, thì bị cấm vào ngày 29/11/2011. André Menras gởi bức thư phản đối cho Chủ tịch Tp HCM, trước khi trở lại Pháp, và thông qua Hiệp hội Trao đổi Sư phạm Pháp-Việt (ADEP), Hội Hữu nghị Pháp-Việt (AAFV), Tổ chức Le Secours Populaire Francais (Tổ chức chống sự nghèo đối trong nuớc Pháp), André Menras cũng đã tổ chức buổi chiếu phim tiếp theo ở Paris, vào ngày 19/01/2012. Và tiếp theo là những dự định trong chuyến Âu Châu trính chiếu do sự đóng góp, hỗ trợ của cộng đồng Việt tại Pháp, Đức, và Czech.

Trong bài viết “PhimvềHoàngSađếnchâuÂu“, thanhniên.com, 30/01/2012, của Trần Thanh Bình, ngưi thường xuyên liên lạc với André Menras trong thời gian quay phim, có nhắc đến e-mail của André Menras nhấn mạnh như sau :
“…svận đng người yêu chuộng hòa bình c ông đăng để trở thành công dân danh dự của Hoàng Sa, nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa yêu quý
Đồng thời, vào 2 ngày trước đó, 28/01/2012, trưởng ban tổ chức Thành Ủy kiêm Chủ tịch Hội Nghiên cứu lịch sử Tp Đà Nẳng, Bùi Văn Tiếng, cũng đã có lời phát biểu tương tự trong cuộc đối thoại với phóng viên báo tuoitre.vn, Đăng Nam-Tấn Vũ, trong ngày 28/01/2012, qua bài viết Hãy là công dân danh dự của Hoàng Sa, như sau :
Điều quan trọng hon bây giờ là phải chuẩn bị cho một phiên tòa quốc tế và việc kết nạp công dân danh dự cho Hoàng Sa là cách huy động lực luợng nhằm chuẩn bị cho việc đấu tranh vì công lý : Hoàng Sa là của Việt Nam!”
Và Bùi Năng Tiếng khẳng định rằng đó là do sáng kiến của ông ta ! Mặc dù, ông ta cho biết rằng, ý kiến đó chư a đư ợc Trung ương phê chuẩn, nhưng André Menras cũng đang vận động ráo riết ở nuớc ngoài theo cùng ý kiến đó. Câu hỏi được đặt ra là : “Hai tư tuởng lớn gặp nhau hay đó là chỉ thị từ Bộ Chính trị csvn trong chiến lược “Hòa hợp Hòa giải 2012″ ?”
Thêm một vài đoạn trích để nguời ta dễ dàng nhận định đó có phải là do ýởng của Bùi Năng Tiếng không, qua lời phát biểu khá ngây ngô và không thiếu phần trào phúng :
“Hay như trong nuớc thì bằng cách làm này chúng ta có thể huy động nhiều nhà nghiên cứu, nhiều công dân có trách nhiệm với Tổ quốc có thể vào thư khố của các chế độ cũ tại Đà Lạt hay tại TP.HCM để tìm kiếm, sao chụp tài liệu chuyển cho UBND huyện đảo Hoàng Sa.”
….
Cả trăm nguời cùng tìm ra một bản đồ giống như nhaunhiều quốc gia khác nhau sẽ khác xa với một nguời tìm ra một bản đồ ở một quốc gia nào đó chứ !”
Trong khi đó, VN cũng có nhiều phẩm vị Tiến si hơn xưa, đó là chư a kể nhiều ủy ban nghiên cứu đuợc thành lập trong những trư ờng Đại Học và bên ngoài, cũng tập trung toàn thành phần ưu tú nhất thủ đô Hà Nội và cả VN mà không lẽ mãi cho đến nay, sau hơn 36 năm vẫn không có một luận án nào đuợc xem là “ra hồn” đối với nhà cầm quyền csvn sao ?. Chắc trong “thư khố của chế độ cũ tại Đà Lạt hay tại Tp HCM” có quá nhiều tài liệu về chủ quyền biển đảo, bản đồ v.v. đến độ số cần một số nhân lực đông đảo như làm thủy lợi hay kinh tế mới, để tìm kiếm, sao chụp ? Nhưng với một anh nông dân yêu nuớc, hăng hái tham gia làm công dân danh dự Hoàng Sa, bảo anh ta vào những thu khố đó để đứng máy photocopy chụp bản sao, hay chạy tới lui mua thức ăn, nuớc uống dùm cho những nguời khác ?
Ngoài ra vấn đề tìm bản đồ cần đến ít nhất 100 nguời đi săn tìm 1 bản đồ giống nhau ở nhiều nuớc khác nhau trên thế giới, thì thật là một việc chấn động nhân loại. Tại sao không đơn giản hơn một tí, bằng cách cứ copy ra rồi để vào thư viện nuớc đó, thì bảo đảm sẽ giống y như nhau !
Thực chất vấn đề “công dân danh dự Hoàng Sa” mà họ Bùi đã tiết lộ như sau :
“… tổ chức cho họ đăng kýtập hợp đuợc lực luợng theo từng nhóm, từng vùng, từng quốc gia. Khi ấy, đại diện cho chính quyền huyện Hoàng Sa có thể sang Ý, sang Pháp, sang BồĐao Nha… đkết nối gặp gỡ nhóm các công dân danh dự của huyện mình thông qua đại sứ quán tại các nuớc. Nói một cách nôm na là giống nhu họp đồng hương vậy, rồi thông qua đó có thể nhờ họ làm một số việc gì đó liên quan đến tư liệu Hoàng Sa… “
Và một số việc nào đó, chắc có cả hình thức tương tự cuộc vận động tài chánh của André Menras qua hội ADEP France Vietnam với tài khoản Paypal (đóng tiền trực tiếp qua mạng) đặc biệt để hỗ trợ họ trên mạng và địa chỉ liên lạc : adep@adepfrancevietnam.fr. Đồng thời, mục đích chủ yếu là sự tập trung cộng đồng nguời Việt hải ngoại mà đảng csvn đã không đạt đuợc như ý với 150 đại biểu của 32 nuớc như trong bài viết Họp Việt Kiều 32 Nuớc Về Dự: Đưa Hải Ngoại Về Với Đảng CS, 14/11/2011, vietbao.com. Đó là cuộc hội nghị tại Đa Lạt vào ngày 11/11/2011, với chủ đềĐoàn kết cộng đồng, cùng đất nước hội nhập và phát triển” mà vietbao đã vô tình “tả thực” với đề tựa : Đua Hải Ngoại về với Đảng cs”.
Cung có thể hiểu rằng trong 150 đại biểu đó, một số lớn là những nguời từng tham gia MtGp truớc đây, là những thành viên kỳ cựu, là lớp thế hệ sau trong gia đinh cách mạng, và thành phần đầu tư do nhà cầm quyền hổ trợ, cùng thân nhân của quan chức đại sứ VN nơi nước ngoài. Đó là chưa kể những gia đình của giới lãnh đạo csvn mang tiền đầu tư khắp noi, nhưng vẫn chọn noi cư ngụ ở Hoa Kỳ. Bởi vậy, khi nhìn qua lại trong cuộc hợp cũ ng chỉ là tình đồng chí, đồng hương, đồng vụ quen biết nên cứ mãi “tập trung bàn biện pháp tăng cuờng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh cộng đồng vì mục tiêu xây dựng một nuớc VN phát triển.” mà Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Đoan đã phát biểu lại.
Tóm lại, qua quá trình hoạt động của Andrè Menras cùng những sự kiện xảy ra song song, có thể đi đến một kết luận như sau :
Trong chiến luợc “Hoà hợp Hòa giải 2012″, André Menras đuợc sử dụng như thành phần “tuyên truyền trung thành”, nên đuợc cho phép quay cuốn phim phỏng vấn_ hoàn toàn không có màu sắc chính trị_ ngoại trừ những câu chuyện về sự khổ sở, mất mát nguời thân, nợ nần, nghèo khổ, mà không có bất kỳ một lời phát biểu nào của cấp lãnh đạo địa phương, dù họ luôn luôn cho nguời đi theo, lắng nghe, xem xét, ghi chép, quay phim, tra hỏi lại ngui đuợc phỏng vấn. Dĩ nhiên, chắc chắn những gì được phép nói, được phép hỏi, và được phép quay phim đều phải đuợc duyệt xét lại trước và sau khi cuốn phim hoàn tất. Và công tác của André Menras là đưa ra ngoại quốc để cổ động quyên góp, kêu gọi thêm sự hợp tác của những cộng đồng Việt lẫn ngoại quốc qua những tình cảnh dễ khiến nguời ta rung động đặt bút ghi tên làm “công dân danh dự Hoàng Sa”.
Nhưng André Menras sau lần trở lại VN, đã ”nghịch ngợm” định khoe với bạn bè về “thành tựu” mới qua cuộc chiếu lại cuốn phim đó. Ông ta thật bất ngờ trước những phản công không mấy đẹp đẽ của lực lượng công an VN, mà cứ ng nghĩ rằng ông ta có đầy đủ giấy tờ từ Chủ tịch Nguyển Minh Triết đến Bộ Ngoại Giao, tòa Đại sứ VN, và chưa nói là chính bàn tay của André Menras đã từng đuợc hân hạnh bắt lấy bàn tay Chủ tịch Nguyễn Minh Triết. Đóđiều khiến ông ta nổi giận vì bị xúc phạm trong bức thư gởi cho Chủ tịch UBND Tp HCM, và không quên kèm theo câu “hờn dổi”, sau khi “kể công cách mạng”. Thật ra, đó cũng chỉ là “sự cố” mà André Menras đã vô tình “sai lầm” trong chiến luợc “Hòa hợp Hòa giải 2012″ chung !
Và cũng không quên nhắc lại rằng, trong giai đoạn cuốn phim được hoàn tất, hàng loạt bài viết về hoà hợp hoà giải lại đuợc đồng ca qua đề tựa chung Ba Lăm Năm Hòa Hợp Để Yêu Thuong trên tuanvietnam.net với những tiêu đề rất là “nóng cháy” qua những lời phát biểu “sục sôi” của những lão thành kỳ cựu trong MtGp, như là ánh dầu sắp tắt cần phải bùng lên lần cuối. Điển hình với vài tiêu đề như : “Cùng một Dân tộc Hà cớ gì Không thể Hòa hợp ?”; “Nuôi Thù hận, Cản trở Hòa hợp là có Tội với Tuong lai”; “Muốn Hòa hợp phải Tin nhau”, v.v. và v.v. Tuy nhiên, họ không bao giờ dám nói đến sự thật của sự hòa hợp, mà chỉ kêu gọi, thúc hối, kích thích như lùa bấy trừu trở về chuồng với đảng csvn. Bầu không khí tự do nơi hải ngoại, cùng nếp sống trong tưtuởng dân chủ qua cơ sở giáo dục cởi mở, đã khiến những chiến lược “Hòa hợp Hòa giải” gần như vô vọng dù csvn cố gắng ngụy trang thay đổi màu sắc cho nó.
Hai chữ “sự thật” đối với đảng csvn như là một chứng bệnh ung thư trầm kha mà họ phải mang lấy trong nỗi lo sợ ngày tận vong bất đắc kỳ tử. Cộng đồng nguời Việt hải ngoại đối với họ như những con vi trùng nguy hiểm trong không khí, và những nguời dân yêu chuộng tự do, dân chủ trong nước như là những vết đen bầm u nần trên cơ chế đảng. Nếu họ, ngày nào, không dám nhìn vào tấm gương lương tâm để nhìn nhận sự thật, thì chắc chắn rằng chính con bệnh hiểm nghèo đó sẽ giết chết chính cơ chế của đảng csvn.
Hành Khất- Feb 1, 2012

Không có nhận xét nào: