Đô đốc Robert Willard (trái) trên chiến hạm USS
Blue Ridge (U.S. Navy)
Hôm qua, 28/02/2012, trong cuộc điều trần tại Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ, đô đốc Robert Willard, lãnh đạo bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ nhận định rằng Trung Quốc đang bước vào giai đoạn giảm bớt đối đầu tại Biển Đông. Đây là kết quả của chính sách cứng rắn từ phía Mỹ và các đồng minh châu Á, đồng thời, Bắc Kinh cũng thay đổi tư duy, cách tiếp cận vấn đề trong hồ sơ này.
Vào lúc Washington có kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng, nhưng chính quyền của tổng thống Barack Obama đã chuyển hướng chú ý sang châu Á, đẩy mạnh quan hệ thương mại với khu vực này và bố trí lại lực lượng nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự tại đây.
Đố đốc Willard nói, « Chúng tôi nhận thấy ít các vụ đối đầu hơn trong năm 2012 so với các năm trước » và có thể coi 2010 là năm đánh dấu, để so sánh các vụ xung đột ở Biển Đông. Tuy nhiên, theo vị tướng này, Trung Quốc không ngừng tăng ngân sách quốc phòng trong nhiều năm qua, vẫn liên tiếp có những hành vi nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền, điều động tàu bè đến hoạt động ở những khu vực đang có tranh chấp.
Mặt khác, đô đốc Willard cho rằng « những thông điệp mạnh mẽ » của Ngoại trưởng Hillary Clinton, của cựu bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates, cũng như từ phía Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN đã gây ấn tượng đối với Trung Quốc. Theo các bình luận chung, thì điều này đã làm Trung Quốc ngạc nhiên và buộc họ phải xem xét lại cách tiếp cận vấn đề cụ thể trong việc đưa ra những yêu sách chủ quyền tại Biển Đông.
Tháng 07/2010, khi tham dự Diễn đàn an ninh khu vực ARF tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tuyên bố rằng « tự do lưu thông » ở Biển Đông là lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Đồng thời, Washington đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam và Philippines. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ có kế hoạch lập căn cứ thủy quân lục chiến tại Úc.
Trong lĩnh vực thương mại, Hoa Kỳ không ngừng gây áp lực đối với Trung Quốc. Hôm qua, chính quyền của tổng thống Obama đã lập một cơ quan chuyên theo dõi, xử lý việc bán phá giá hàng nhập khẩu vào Mỹ.
Trước các động thái này, Trung Quốc đã tố cáo Hoa Kỳ can thiệp vào công việc của khu vực. Tháng trước, báo chí của Nhà nước Trung Quốc còn kêu gọi Bắc Kinh nên trừng phạt Manila, nếu Philippines cho phép tăng số lính Mỹ hiện diện trên lãnh thổ nước này.
Khi nhận định là chính sách cứng rắn của Mỹ đã góp phần làm cho Trung Quốc bớt hung hăng ở Biển Đông, tư lệnh bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cũng thừa nhận là cho dù có các tranh chấp về chủ quyền trên biển, các nước Đông Nam Á vẫn mong muốn có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, cũng như bang giao giữa Bắc Kinh và Washington tốt đẹp.
Do vậy, tư lệnh Willard nhấn mạnh, khi đánh giá ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á, không nên chỉ dừng lại ở chỗ nhận định xem sự trỗi dậy của Trung Quốc đặt ra những thách thức gì, mà còn cần phải chú ý đến các khía cạnh khác. Ông nói : « Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có lợi cho toàn khu vực và chắc chắn có lợi cho Hoa Kỳ và các quan hệ kinh tế của chúng ta với Trung Quốc ».
Vẫn theo đô đốc Willard, sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông có vai trò cực kỳ quan trọng. Trao đổi mậu dịch giữa Mỹ và khu vực này lên tới 5,3 nghìn tỷ đô la mỗi năm, tương đương 1/5 tổng kim ngạch thương mại của Hoa Kỳ. Ông nói rõ : « Bộ máy quân sự Mỹ phải hiện diện ở đây để bảo đảm an ninh cho các tuyến lưu thông trên biển có tầm quan trọng về kinh tế thương mại đối với Hoa Kỳ và các đồng minh, đối tác của chúng ta trong khu vực ».
Đố đốc Willard nói, « Chúng tôi nhận thấy ít các vụ đối đầu hơn trong năm 2012 so với các năm trước » và có thể coi 2010 là năm đánh dấu, để so sánh các vụ xung đột ở Biển Đông. Tuy nhiên, theo vị tướng này, Trung Quốc không ngừng tăng ngân sách quốc phòng trong nhiều năm qua, vẫn liên tiếp có những hành vi nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền, điều động tàu bè đến hoạt động ở những khu vực đang có tranh chấp.
Mặt khác, đô đốc Willard cho rằng « những thông điệp mạnh mẽ » của Ngoại trưởng Hillary Clinton, của cựu bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates, cũng như từ phía Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN đã gây ấn tượng đối với Trung Quốc. Theo các bình luận chung, thì điều này đã làm Trung Quốc ngạc nhiên và buộc họ phải xem xét lại cách tiếp cận vấn đề cụ thể trong việc đưa ra những yêu sách chủ quyền tại Biển Đông.
Tháng 07/2010, khi tham dự Diễn đàn an ninh khu vực ARF tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tuyên bố rằng « tự do lưu thông » ở Biển Đông là lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Đồng thời, Washington đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam và Philippines. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ có kế hoạch lập căn cứ thủy quân lục chiến tại Úc.
Trong lĩnh vực thương mại, Hoa Kỳ không ngừng gây áp lực đối với Trung Quốc. Hôm qua, chính quyền của tổng thống Obama đã lập một cơ quan chuyên theo dõi, xử lý việc bán phá giá hàng nhập khẩu vào Mỹ.
Trước các động thái này, Trung Quốc đã tố cáo Hoa Kỳ can thiệp vào công việc của khu vực. Tháng trước, báo chí của Nhà nước Trung Quốc còn kêu gọi Bắc Kinh nên trừng phạt Manila, nếu Philippines cho phép tăng số lính Mỹ hiện diện trên lãnh thổ nước này.
Khi nhận định là chính sách cứng rắn của Mỹ đã góp phần làm cho Trung Quốc bớt hung hăng ở Biển Đông, tư lệnh bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cũng thừa nhận là cho dù có các tranh chấp về chủ quyền trên biển, các nước Đông Nam Á vẫn mong muốn có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, cũng như bang giao giữa Bắc Kinh và Washington tốt đẹp.
Do vậy, tư lệnh Willard nhấn mạnh, khi đánh giá ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á, không nên chỉ dừng lại ở chỗ nhận định xem sự trỗi dậy của Trung Quốc đặt ra những thách thức gì, mà còn cần phải chú ý đến các khía cạnh khác. Ông nói : « Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có lợi cho toàn khu vực và chắc chắn có lợi cho Hoa Kỳ và các quan hệ kinh tế của chúng ta với Trung Quốc ».
Vẫn theo đô đốc Willard, sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông có vai trò cực kỳ quan trọng. Trao đổi mậu dịch giữa Mỹ và khu vực này lên tới 5,3 nghìn tỷ đô la mỗi năm, tương đương 1/5 tổng kim ngạch thương mại của Hoa Kỳ. Ông nói rõ : « Bộ máy quân sự Mỹ phải hiện diện ở đây để bảo đảm an ninh cho các tuyến lưu thông trên biển có tầm quan trọng về kinh tế thương mại đối với Hoa Kỳ và các đồng minh, đối tác của chúng ta trong khu vực ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét