Đối với dịch cúm H5N1 xảy ra năm 2008 Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia ngăn chặn có hiệu quả; bí quyết của Việt Nam là không sử dụng hệ thống điều hòa tổng tại các bệnh viện chữa trị căn bệnh này; sử dụng sự thông thoáng tự nhiên, mở thông cửa sổ và quạt máy bình thường; kết quả sử dụng ánh sáng và không khí tự nhiên đã có tác dụng cô lập và hủy diệt được virus cúm…
Kinh nghiệm dập dịch cúm H5N1 năm 2008 theo tôi có thể áp dụng cho đời sống thông tin báo chí hiện nay nhằm tạo điều kiện cho báo chí tham gia đấu tranh với các tiêu cực xã hội.
Theo thiển ý của chúng tôi, việc điều chỉnh, lành mạnh xã hội, tạo điều kiện cho các nguồn lực xã hội được phát triển, tiền đề để “nguyên khí” được sinh, tụ đẩy lùi “tà khí”, “hung khí” và “thải khí” bằng phương cách sử dụng phương tiện thông tin, dư luận xã hội là giải pháp cấp thiết, ưu việt; còn như giải pháp điều chỉnh xã hội bằng việc sử dụng dùi cui, bộ máy cảnh sát và nhà tù là cách mà thế giới đương đại đang áp dụng phổ biến tại một số quốc gia kém văn minh là giải pháp hạ sách, cực chẳng đã, giải pháp cuối cùng…Dư luận lành mạnh xã hội giống như nguồn sáng của trời đất, nó giúp điều chỉnh sinh khí, tăng ôxy, tăng hồng cầu trong máu để tiếp dưỡng chất cho cơ thể sống; Đây là cách ít gây tổn thương nhất, đỡ tốn kém nhất cho xã hội…
Một thể chế chính trị xã hội không để đời sống thông tin được phát triển tự do, người dân không được công khai bày tỏ chính kiến thì khác gì một ngôi nhà thiếu hệ thống cửa sổ cung cấp ánh sáng và hệ thống thông gió lưu thông không khí…
Sử dụng phương tiện thông tin để điều chỉnh xã hội cũng giống như phương cách trị bệnh bằng day bấm huyệt, bằng thể dục dưỡng sinh, bằng chiếu các tia để diệt các tế bào phát sinh bệnh mà ngành y đang sử dụng là một giải pháp có nhiều ưu thế hơn phẫu thuật, hoặc chích uống thuốc !
Không một mô hình quản trị kinh tế-chính trị-xã hội nào muốn phát triển lành mạnh, đúng thực chất muốn được đa số người dân tự giác chấp nhận, ủng hộ và tuân theo mà không trải qua thể chế dân chủ, cơ chế dân chủ bằng việc minh bạch hóa các mối quan hệ; một bộ máy nhà nước chỉ được dân chúng ủng hộ khi minh bạch được sự phân chia quyền lợi, nghĩa vụ một cách công bằng công khai với đa số nhân dân…
Không một mô hình quản trị kinh tế-chính trị-xã hội nào muốn phát triển lành mạnh, đúng thực chất muốn được đa số người dân tự giác chấp nhận, ủng hộ và tuân theo mà không trải qua thể chế dân chủ, cơ chế dân chủ bằng việc minh bạch hóa các mối quan hệ; một bộ máy nhà nước chỉ được dân chúng ủng hộ khi minh bạch được sự phân chia quyền lợi, nghĩa vụ một cách công bằng công khai với đa số nhân dân…
Cách đây hơn 2000 năm khi được vua Tần hỏi về chính sự, Vệ Ưởng đã trả lời: Luật pháp không nghiêm là do lỗi của kẻ cầm đầu; Người Việt có câu; Thượng bất chính thì hạ tắc loạn; Để giám sát quản, trị được kẻ cầm đầu thì nhà nước nhất thiết phải thiết kế cho được cơ chế, bộ máy giám sát, kiểm soát những kẻ cầm đầu để kịp thời nghiêm trị, thải loại những kẻ tha hóa biến chất; Bộ máy giám sát này phải độc lập với bộ máy công quyền thì mới giám sát được; Còn như: Đã trót tương đồng trong một quán; Dẫu trà ôi rượu độc cũng là duyên… thì còn giám sát nhau cái nỗi gì… Có 2 phương thức giám sát: thể chế hoạt động giám sát, kiểm soát thông qua quyền lực hành chính và thông qua dư luận xã hội…Muốn giám sát chuẩn thì nguồn thông tin là một dữ liệu không thể thiếu.
Trước khi thiết kế ra được một thiết chế giám sát độc lập những kẻ đứng đầu hữu hiệu, phải tạo điều kiện cho báo chí được tác nghiệp theo các quy định về sự minh bạch thông tin, được chịu trách nhiệm về nguồn tin khi đưa tin về các vấn đề chính trị-kinh - xã hội… Chúng tôi xin có 3 kiến nghị nhằm đảm bảo cho đời sống thông tin phát triển đúng thiên chức:
Trước khi thiết kế ra được một thiết chế giám sát độc lập những kẻ đứng đầu hữu hiệu, phải tạo điều kiện cho báo chí được tác nghiệp theo các quy định về sự minh bạch thông tin, được chịu trách nhiệm về nguồn tin khi đưa tin về các vấn đề chính trị-kinh - xã hội… Chúng tôi xin có 3 kiến nghị nhằm đảm bảo cho đời sống thông tin phát triển đúng thiên chức:
1/Xây dựng cơ chế để tạo điều kiện cho thông tin đa chiều được phát huy nhằm phá thế độc quyền, bóp nghẹt thông tin như hiện nay; để tiến tới cấp phép cho báo tư nhân ra đời, trước mắt nhà nước cần khuyến khích việc thành lập các hiệp hội blogger và trang tin điện tử cá nhân; khuyến khích sự bảo trợ về phương diện kỹ thuật từ phía nhà nước và tư nhân cho các hoạt động thông tin mạng;
2/Xóa Điều 88 Bộ Luật Hình sự 2005: Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam…Đây là một chiếc vòng kim cô, một “ cửa tử “ đối với hoạt động thông tin báo chí…
Để tạo điều kiện cho hoạt động thông tin đa chiều, tạo điều kiện cho công dân được công khai bày tỏ chính kiến, phản biện và tranh luận với các cơ quan công quyền, các hiện tượng chính trị-kinh tế-xã hội đang xảy ra; Loại Điều 88 này để tránh hiện tượng: " Hòn bấc ném đi, bom tấn ném lại ";
Đây là điều luật đã lạc hậu và trái với thông lệ của thế giới văn minh; quyền bày tỏ chính kiến kể cả chính kiến trái với chính quyền là một quyền tự do tối thiểu của công dân trong thế giới văn minh đương đại- “quyền ăn, quyền nói” là 2 quyền cơ bản làm người của một con người; nếu vận dụng cứng nhắc điều luật này thì 90 % các blogger Việt Nam đang tồn tại hiện nay sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việt Nam đang đưa ra cương lĩnh: Xây dựng một nước Việt Nam “công bằng, dân chủ và văn minh” nhưng lại chưa tạo điều kiện cho người dân được công khai bày tỏ chính kiến là việc làm đi ngược với tiêu chí do mình đã đề ra;
3/Soạn lại Luật Báo chí để cho phép báo chí tư nhân ( thực chất là đã xuất hiện ) được bình đẳng như các báo của các cơ quan công quyền, các hiệp hội, đoàn thể chính trị ; Hoạt động báo chí-xuất bản phải được nhà nước nhìn nhận, quản lý giống như các hoạt động kinh tế-xã hội khác để các quan hệ kinh tế-xã hội-chính trị Việt Nam đích thực là một xã hội dân sự chứ không phải là chế độ đặc thù, dị biệt khác với thế giới văn minh đương đại…
3/Soạn lại Luật Báo chí để cho phép báo chí tư nhân ( thực chất là đã xuất hiện ) được bình đẳng như các báo của các cơ quan công quyền, các hiệp hội, đoàn thể chính trị ; Hoạt động báo chí-xuất bản phải được nhà nước nhìn nhận, quản lý giống như các hoạt động kinh tế-xã hội khác để các quan hệ kinh tế-xã hội-chính trị Việt Nam đích thực là một xã hội dân sự chứ không phải là chế độ đặc thù, dị biệt khác với thế giới văn minh đương đại…
Cách điều hành, quản lý hoạt động báo chí-xuất bản của Ban Tuyên giáo trung ương và Bộ Thông tin-Truyền thông hiện nay đã chính trị hóa thái quá, cực đoan, duy ý chí hoạt động tác nghiệp quản lý báo chí giống như hệ thống "điều hòa tổng" với cơ chế và thiết bị vận hành vừa cổ lỗ, xơ cứng làm hạn chế, chèn bóp sự tiến hóa tự nhiên, vừa tốn điện đang được trang bị tại các khu chung cư, bệnh viện với hệ thống thông tin báo chí của Việt Nam...Đây là một mô hình nguy hiểm khi gặp đại dịch như dịch cúm H5N1 ???Với cung cách quản lý báo chí xuất bản như hiện nay có vẻ đang đẩy đời sống thông tin tại Việt Nam vào thời kỳ " đồ đá ", với cơ chế "hang động" vì thiếu ánh sáng của thông tin, mặc dù Việt Nam có gần ngàn đầu báo; Điều này có thể kiểm chứng qua đại dịch tham nhũng đang hoành hành tại Việt Nam...
Phạm Viết Đào
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét