Đâu là điểm “mới” trong “19 điều cấm” vừa được công bố? Rất khó bởi 19 điều cấm theo QĐ 47 cũng không khác bao nhiêu so với 19 điều cấm theo QĐ 115.
Ông Nguyễn Ngọc Đán – Ảnh: Việt Dũng – báo Tuổi Trẻ
Trả lời phỏng vấn Tuổi trẻ sáng nay, ông Nguyễn Ngọc Đán, nguyên vụ trưởng vụ Nghiên cứu- Ủy ban Kiểm tra TƯ, người từng tham mưu sửa đổi “19 điều cấm” có nói một ý rất “lạ”. Nguyên văn: Công dân là đảng viên khác với công dân không phải là đảng viên.
Ông Đán không giải thích rõ điểm “khác”. Và thực tế cũng cho thấy, theo 19 điều cấm mới tinh này thì công dân đảng viên chỉ khác công dân không đảng viên ở việc không được “tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử” khi chưa được đảng cho phép- theo điều 7. Một quy định mà ông Đán cho rằng “Là cần thiết bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng và nguyên tắc Đảng lãnh đạo công tác cán bộ”.
Những “điều cấm” thực ra đã có quy định cụ thể trong các quy phạm pháp luật mà gần nhất là Luật cán bộ, công chức. Kể cả điều 1, Đảng viên không được: “Nói, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép”. Ai nói là công dân “được phép”- có nghĩa là “khác” đảng viên- có nghĩa là không sống ở Việt Nam, hoặc mắc chứng “hoang tưởng kiện cáo”.
Ông Đán không giải thích rõ điểm “khác”. Và thực tế cũng cho thấy, theo 19 điều cấm mới tinh này thì công dân đảng viên chỉ khác công dân không đảng viên ở việc không được “tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử” khi chưa được đảng cho phép- theo điều 7. Một quy định mà ông Đán cho rằng “Là cần thiết bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng và nguyên tắc Đảng lãnh đạo công tác cán bộ”.
Những “điều cấm” thực ra đã có quy định cụ thể trong các quy phạm pháp luật mà gần nhất là Luật cán bộ, công chức. Kể cả điều 1, Đảng viên không được: “Nói, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép”. Ai nói là công dân “được phép”- có nghĩa là “khác” đảng viên- có nghĩa là không sống ở Việt Nam, hoặc mắc chứng “hoang tưởng kiện cáo”.
17 tháng trước, trên VietNamNet, TS Đặng Đức Đạm, nguyên Phó trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng cho rằng: Quy định số 115 (về 19 điều đảng viên không được làm) là điển hình của tình trạng hành chính hóa công tác Đảng. Theo ông: “Để làm được dù một việc thôi trong 19 điều cấm đó, Đảng đã phải sử dụng các công cụ chủ yếu của mình là công tác giáo dục, vận động đảng viên cũng như công tác tổ chức một cách khéo léo và kiên trì thì mới mong đạt được kết quả; huống hồ ở đây muốn thực hiện một lúc bằng ấy điều cấm mà chỉ bằng một văn bản thì thật là ảo tưởng”.
19 điều cấm, vì thế, có lẽ chỉ dành cho những đồng chí “bị lộ”?
Quân đội có một khẩu hiệu cực hay “Kỷ luật là sức mạnh của quân đội”.
Nhưng nếu những đồng chí vi phạm “19 điều cấm” mà chỉ bị cảnh cáo để hạ cánh an toàn, bị khiển trách để điều chuyển từ địa phương lên TƯ, thậm chí chỉ bị “kiểm điểm cho phép tồn tại”. Thì ngẫm ra, 19 điều cấm có vẻ là “cái phao” hơn là một “lưỡi đao”.
Có người cho rằng 19 điều cấm vừa thừa, vừa không cần thiết. Bởi một đảng viên chân chính thực ra chỉ cần là một công dân chân chính tuân thủ đúng và đủ những quy định của pháp luật.
Với hầu hết các quy định cấm đảng viên làm những việc “trái quy định của pháp luật”; hoặc “Chưa được phép” hoặc “Không được phép”…Rất khó để phân biệt điểm khác giữa trách nhiệm và nghĩa vụ giữa “công dân có đảng” và “công dân chưa/không có đảng”.
Điểm “khác”, nếu có, có lẽ chỉ là ở “cái miệng”.
Đào Tuấn
29-02-2012
Theo Blog Đào Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét