Khi phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Tòa Bạch Ốc hôm thứ ba, Tổng thống Obama đã nhắc lại lời thúc giục Trung Quốc cần chơi công bằng hơn trong nền kinh tế thế giới. Phó tổng thống Mỹ Joseph R. Biden Jr. cũng thẳng thắn với ông Tập rằng, hai quốc gia có thể hợp tác chỉ khi "cuộc chơi công bằng".
Nhưng trong việc trợ cấp công nghiệp, chính sách thương mại, giữ giá trị thấp cho đồng nhân dân tệ, thiệu thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ... những điểm cản trở và khiến Mỹ lo ngại, thì ít nhất có một lĩnh vực mà cuộc chơi dường như đang từ từ trở nên cân bằng: đó là lao động giá rẻ - vốn là lợi thế hầu như vô địch của các nhà máy Trung Quốc - giờ đây không còn như vậy nữa.
Trung Quốc đã trải qua tình trạng thiếu lao động thường xuyên, và khiến cho họ buộc phải nâng cao chi phí nhân công từng ở mức đáy. Xu thế này đặc biệt trở nên rõ ràng trong nhiều tuần kết thúc dịp tết truyền thống khi hơn 100 triệu công nhân di cư trở về nhà ở nông thôn để đoàn tụ gia đình trong dịp lễ lớn nhất. Thuyết phục số người này trở lại thành phố, gia nhập lực lượng lao động ngày càng trở nên khó khăn.
Năm nay cũng không loại trừ. Mặc dù gần hai tuần đã trôi qua kể từ Lễ hội Đèn lồng - đánh dấu chính thức kết thúc 15 ngày nghỉ tết - thì các thành phố ở khắp Trung Quốc vẫn đối mặt với tình trạng thiếu lao động trầm trọng. Để thu hút lao động mới và giữ lại nhân công cũ, một số công ty của Trung Quốc đã thưởng hậu hĩ cho nhân viên để họ trở lại làm việc, trong khi số khác thì sẵn sàng móc hầu bao trả cho nhân viên cũ nếu đem theo được lao động mới. Và trong rất nhiều lĩnh vực, chuyện mức lương tăng từ 10-30% đã trở thành tiêu chuẩn.
Mặc dù tất cả những điều này, các thành phố như Bắc Kinh, Thâm Quyến và Quảng Châu vẫn thiếu hàng trăm nghìn công nhân di cư. Tỉnh Sơn Đông mất khoảng 1/3 lực lượng lao động di cư, tỉnh Hồ Bắc thông báo thiếu hơn 600.000 công nhân. Tuần trước, chính phủ Trung Quốc đưa ra báo cáo mô tả sự thiếu hụt lao động hậu Tết Nguyên đán không chỉ thể hiện rõ ràng nhất trong nhiều năm, mà còn kéo dài và lan rộng hơn về phạm vi.
Có hàng loạt yếu tố dẫn tới tình trạng lao động thiếu thốn của Trung Quốc. Cho đến nay, nước này đã có thể đạt được sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng bằng cách chuyển số lớn lao động nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp. Trong vài năm qua, các nhà kinh tế học cảnh báo rằng, Trung Quốc đã tới ngưỡng gọi là "bước ngoặt Lewis" - giai doạn lao động dư thừa nghèo vùng nông thôn đã trở nên khan hiếm và mức lương bắt đầu gia tăng nhanh chóng.
Theo nhà kinh tế được giải Nobel Arthur Lewis, khu vực tư bản phát triển nhờ lấy lao động từ khu vực nông nghiệp còn lạc hậu nên quá thừa nhân công; do đó, lương trong khu vực công nghiệp bắt đầu tăng nhanh khi không còn được khu vực nông nghiệp cung cấp thêm lao động. Chẳng những thế, thế hệ lao động mới đòi hỏi nhiều hơn và có tham vọng lớn hơn thế hệ cha mẹ họ, vì họ có năng suất cao hơn nhờ được đào tạo tốt hơn. Họ muốn được trả lương cao và cảm thấy bất mãn khi phải làm những công việc quá đơn điệu.
Cùng lúc đó, dân số Trung Quốc đang già hóa nhanh chóng, và vào năm 2020, nước này sẽ có hơn 200 triệu người quá tuổi 60. Hơn thế nữa, chi phí sinh hoạt ngày một cao ở khu vực thành thị Trung Quốc cùng với việc không ngừng cải thiện đời sống ở vùng nông thôn đã khuyến khích rất nhiều người có ý định trở thành công nhân di cư thiên về hướng tìm các cơ hội việc làm gần quê nhà hơn.
Ngoài tình trạng thiếu thốn về số lượng công nhân sẵn có, các vấn đề lao động của Trung Quốc còn trở nên trầm trọng hơn bằng sự chuyển đổi trong chất lượng và đặc điểm lực lượng lao động. Với thế hệ trước, mô hình tiên phong cho lao động di cư tại các nhà máy Trung Quốc là làm nhiều giờ trong các điều kiện dưới chuẩn.
Báo chí gần đây dồn dập đưa tin về điều kiện lao động tại Foxconn, nơi sản xuất các linh kiện cho Apple. Ở đó vẫn có nhiều công nhân di cư sống và làm việc theo mô hình nói trên. Nhưng phần lớn thế hệ trẻ hơn ở Trung Quốc hiện nay không sẵn sàng chấp nhận và chịu đựng khó khăn nếu không có kỳ vọng rõ ràng rằng, đó là cách thức tạm thời để tiến tới một kết thúc có hậu và thoải mái hơn.
Theo một báo cáo của chính phủ Trung Quốc, khoảng 70% người di cư nông thôn hiện nay ở độ tuổi dưới 30. Có nghĩa là họ là thành viên của thế hệ 8X - thế hệ lớn lên trong sự phục hồi thần kỳ của kinh tế Trung Quốc và không bao giờ phải trải qua sự thiếu thốn thực sự, phải nếm trải "ngậm đắng nuốt cay" trong quy chuẩn lao động của những thế hệ trước.
Trong quá khứ, công nhân di cư Trung Quốc sẽ rất cảm kích nếu không bị đói; ngày nay, họ hiểu biết hơn và đủ kiến thức để bắt đầu kén chọn. Mức lương cao hơn, các lợi ích cơ bản, điều kiện làm việc tốt hơn và những công việc đỡ gây mệt mỏi hơn mới chỉ là khởi đầu cho hàng loạt yêu cầu của họ, và với rất nhiều nhà máy, chi phí là quá mức để có thể đáp ứng.
Với Trung Quốc, đất nước có ba thập niên phát triển và xây dựng quốc gia trên nền tảng lực lượng lao động rẻ mạt đã không có quá nhiều chú tâm vào an sinh, phúc lợi - được coi là lãnh địa tiềm năng hầu như chưa có người khai phá. Nó cũng là lợi thế so sánh lớn giúp cho người khổng lồ châu Á phát triển mạnh.
Sẽ không cần phải thắc mắc rằng, vào ngày sau cuộc gặp với ông Tập Cận Bình, Tổng thống Obama đã tới một nhà máy Master Lock ở Milwaukee và tuyên bố rằng, thời điểm cho các công việc sản xuất trở lại với nước Mỹ đã tới. Không lâu trước đây, một tuyên bố như vậy gần như là điều không tưởng. Nhưng giờ đây, cảm ơn vì chi phí nhân công Trung Quốc ngày càng gia tăng, mà nước Mỹ có thể trở lại cuộc chơi sản xuất sớm hơn dự kiến.
Theo Tuanvietnam.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét