Nhìn lại mình, - sao lặng nhìn như một kẻ bàng quan ?
Cuộc vận động cho Việt Khang và các nhà đấu tranh cho quyền làm người ở Việt Nam đã phát khởi. Kẻ thù và tay sai lập tức phản công. Nhiều mũi dùi nhắm vào nhóm chủ trương nhằm triệt hạ hay làm suy yếu cuộc vận động cho Nhân Quyền tại Việt Nam. Họ gán ghép hình ảnh, tung tin đồn thất thiệt vô cùng hạ cấp, mà nếu không ai làm sáng tỏ, sẽ có lắm kẻ nghi ngờ hoặc tin theo. Không lẽ tôi để cho họ cô đơn? Không lẽ tôi ngồi yên, chờ cho đến khi họ chán nản, buông xuôi ? Bao nhiêu người thiện tâm cũng đã từng buông xuôi vì cô đơn như thế. Nhiều nhân tài trong thế hệ trẻ ngần ngại không dám dấn thân vì sợ bị vùi dập. - Không được. Nếu người bạn trẻ VIệt Khang đối diện với bạo quyền mà dám hiên ngang, dõng dạc nói rằng "tôi không thể ngồi yên", thì nơi đây, trong an bình, yên ấm, có lẽ nào tôi không thể nói được một câu, dù chỉ với riêng mình : " tôi không thể lặng thinh"? Tôi phải lên tiếng, như nhạc sĩ Anh Bằng đã nói, phải lên tiếng để vạch trần những trò bịp bợm của lũ tay sai Tàu cộng và Việt cộng, để cho những người có khả năng, có tâm huyết cảm thấy ấm lòng mà tiếp tục phục vụ tha nhân. Vâng, tôi không thể lặng thinh, không thể để cho những tư tưởng yếm thế, nhu nhược, đố kị làm mờ nhạt đi lý tưởng cao đẹp của khối người Việt hải ngoại, tuy đang sống trong tự do, vẫn ngày đêm vọng hướng về quê nhà, tranh đấu cho quyền sống, quyền làm người cho dân tộc mình. Tôi phải lên tiếng, tiếp sức cho những tiếng nói can đảm, phản bác luận điệu ru ngủ của những con mọt sách. Vì thế mà sau mười năm về hưu, tránh xa mọi tranh chấp, người lính già 73 này đã lại phải lên tiếng, tiếp tay cho cuộc vận động Nhân Quyền cho đồng bào tôi ở quê nhà. Tôi vui vì biết mình đang xếp hàng cùng với đoàn quân chữ ký đòi quyền sống cho đồng bào, cảnh giác nguy cơ mất nước đang hiện ra mỗi ngày một thêm rõ với lá cờ sáu (6) sao của Trung cộng xuất hiện tại Việt Nam trong những ngày gần đây. Tôi không mong cầu cái gì cho riêng mình. Điều tôi mong cũng là điều mong ước của hàng triệu con tim, là cho quê nhà, nơi đó chỉ còn có bạo lực của công an, và báo-chí chỉ còn xếp hàng bên lề phải.
Tôi cảm thấy bớt hổ thẹn với Việt Khang. Tôi không còn cảm thấy xấu hổ khi nhìn các anh chị em nghệ sĩ bừng bừng khí thế trong những bản Hùng ca sử Việt. Cám ơn Việt Khang. Cám ơn anh chị em nghệ sĩ của Asia. Cám ơn các bạn đồng hành. Tất cả đã cho tôi niềm vui cuối đời.
Lê Phú Nhuận
( Người lính già 73 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét