Ông Bạc Hi Lai, bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh, trong cuộc
họp Quốc hội Trung Quốc, Bắc Kinh, 06/03/2010
REUTERS
Lê Phước (RFI)
Đại hội 18 đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ diễn ra trong mùa thu tới. Báo chí Pháp quan tâm nhiều đến sự kiện này, nhất là vấn đề đấu đá trên chóp bu của đảng trước thềm đại hội. Tuần san Le Nouvel Obervateur có bài nhận định đáng chú ý với hàng tựa : « Ẩu đả giữa các quan chức Cộng sản ».
Tờ báo cho rằng, nhìn bên ngoài, mọi việc như đã được quyết định : Ông Tập Cận Bình, hiện đang giữ chức phó chủ tịch nước, sẽ lên thay ông Hồ Cẩm Đào, còn ông Lý Khắc Cường, phó thủ tướng, sẽ thay ông Ôn Gia Bảo. Một trong những bằng chứng, đó là ông Tập Cận Bình đã đi công du nước ngoài trước thềm đại hội, giống như ông Hồ Cẩm Đào trước kia, còn ông Lý Khắc Cường hiện đang giữ chức phó thủ tướng thường trực, đang được « cọ sát » dưới sự hướng dẫn của đương kim thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Ấy thế mà, trong hậu trường một cuộc tranh giành khốc liệt đang diễn ra trên chóp bu của đảng. Minh chứng đầu tiên có lẽ đó là vụ xì căn đan vừa qua ở Trùng Khánh. Từ mấy năm nay, ông Bạc Hi Lai, bí thư tỉnh ủy, và ông Vương Lạc Quân, nguyên phó chủ tịch ủy ban kiêm giám đốc công an Trùng Khánh đã trở nên được lòng dân nhờ vào chính sách thanh trừng mafia ở địa phương này.
Thế mà, vừa rồi, đôi Bạc-Vương đã bị rạn nứt, khi đột nhiên Vương Lạc Quân trốn đến lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô và ở đó hàng chục tiếng đồng hồ, rồi sau đó bị Bắc Kinh cho người đến bắt giải về thủ đô.
Câu hỏi đặt ra là trong khoảng thời gian khá dài tại lãnh sự quán Hoa Kỳ, ông Vương đã tiết lộ những gì ? Tại sao ông Vương lại chọn cách cầu cứu đến Mỹ ?Tại sao cặp đôi Bạc-Vương lại đổ vỡ ? Tất cả còn là những câu hỏi lớn.
Tuy vậy, hiện đang có tin đồn cho rằng, ông Vương Lạc Quân đã cho phía Mỹ biết rằng, ông Bạc Hi Lai từng có âm mưu làm « đảo chính » lật đổ Tập Cận Bình với sự giúp sức của một ủy viên bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc. Cuộc đảo chính được dự tính ngay vào ngày hôm trước chuyến công du Hoa Kỳ của ông Tập Cận Bình. Theo tờ báo, hư thực lời đồn còn chưa thể xác định, nhưng rõ ràng đây là lần đầu tiên từ 40 năm nay, tức kể từ thời Lâm Bưu, mới xuất hiện lại những tin đồn liên quan đến « đảo chính » và « đào tẩu ».
Vụ việc sẽ phủ nhiều chông gai trên con đường tiến vào bộ chính trị của Bạc Hi Lai, và có nguy cơ làm mất cân đối giữa hai phe trong đảng : phe « những hoàng tử » và phe thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc.
Ông Bạc vốn được xem là người được ưu ái nhất của phe hoàng tử . Phe này bao gồm những hậu duệ của thế hệ làm nên chế độ. Bạc Hi Lai, ngoài việc được lòng dân nhờ chiến dịch chống mafia, còn được giới cựu chiến binh yêu mến, bởi vì ông đã phát động phong trào tuyên truyền các bài hát cách mạng, đã gợi lại một xã hội quá khứ tốt đẹp, tức tạo nên được cái tư duy : bao giờ cho tới ngày xưa.
Trong phe hoàng tử này, không phải ai cũng hoài cổ, mà có cả những người có đầu óc canh tân. Đó là những người từng được du học tây phương, hiện đang nắm giữ những đại tập đoàn nhà nước lớn. Họ đi lên nhờ biết tranh thủ chính sách kinh tế thị trường theo kiểu Trung Quốc. Bộ phận này gọi là « nhóm những người Thượng Hải », với người cầm cờ là cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, người từng lãnh đạo Thượng Hải nhiều năm. Phe này có khuynh hướng ủng hộ các vùng giàu có và tầng lớp thượng lưu.
Phe còn lại trong đảng Cộng sản Trung Quốc hiện tại được cho là phe xuất thân từ Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, với lãnh tụ là đương kim chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Phe này hiện đang chiếm ưu thế, bao gồm những quan chức xuất thân bình dân, đi lên từ Đoàn Thanh niên, như ông Hồ Cẩm Đào chẳng hạn. Họ ưu tiên quan tâm các vùng nông thôn và vùng kém phát triển. Họ không lệ thuộc quá khứ, họ không thích sự kiêu ngạo của phe hoàng tử.
Mỗi phe đều có người chống lưng, và đều có những ngôi sao đang lên. Quyền lực ở chóp bu được phân chia khá đều giữa hai phe. Vì thế những người lãnh đạo sắp tới phải được chọn lựa sao cho có thể duy trì được trạng thái cân đối này.
Trong tất cả các sự thay đổi, cái quan trọng nhất chính là chiếc ghế tổng bí thư kiêm chủ tịch nước. Ông Tập Cận Bình đã được chọn giữ chiếc ghế này. Thế thì một câu hỏi lớn đặt ra : làm sao phe Đoàn Thanh niên Cộng sản chấp nhận cho chuyển giao ấn tín như vậy ? Câu trả lời được tìm thấy trong các thư từ của các nhà ngoại giao Hoa Kỳ tạiTrung Quốc, được Wikileaks tiết lộ. Theo đó, thật ra ông Hồ Cẩm Đào không hề chọn ông Tập Cận Bình. Thế nhưng năm 2007, trong cuộc họp các cựu chiến binh và cựu quan chức lãnh đạo, mọi người đã bỏ phiếu chọn ông Tập Cận Bình, vì thế mà ông Hồ Cẩm Đào phải nhường bước, dù không thích thú.
Tại sao phải là Tập Cận Bình, trong khi ông này cũng được xếp vào phe hoàng tử ? Theo tờ báo, ông Tập Cận Bình là con của cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc Tập Trọng Huân (từ năm 1959 đến năm 1962). Ông Huân được xem là người không theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông, ông từng phản đối chính sách đàn áp Thiên An Môn 1989, và có người cho là ông thậm chí đã bị bỏ tù.
Từ năm 1962, ông Huân mất dần sự ảnh hưởng trong đảng. Khi ấy, Tập Cận Bình phải trải qua thời thơ ấu ở một ngôi làng, từ đó Tập Cận Bình bắt đầu yêu mến nông dân. Ông đã phải xin đến 10 lần mới được chấp nhận cho vào đảng. Ông đã leo lên từng bước một, và theo tờ báo, nơi nào ông đến làm việc, ông đều để lại tiếng thơm.
Tóm lại, theo Le Nouvel Observateur, Tập Cận Bình là « một viên ngọc quý », là người chưa biết làm hại ai, người có thể dung hòa các lợi ích đối lập, từ nông dân đến đại gia, từ cán bộ cựu trào đến thanh niên thế hệ mới. Như vậy, Tập Cận Bình thật sự là nhân vật thích hợp cho việc « san bằng thù nghịch » giữa hai phe trong đảng.
Còn đối với vụ Bạc Hi Lai vừa qua, tờ báo nhận định : dù tin đồn đảo chính có vẻ chỉ là tin đồn, thì sự việc lại cho thấy vấn đề phe phái luôn đè nặng trên chóp bu của đảng cộng sản Trung Quốc.
Tây Tạng đang bị Bắc kinh kiểm soát chặt chẽ
Sau vụ nổi dậy hồi năm 2008, và sau hàng loạt các vụ tự thiêu của người Tây Tạng, thị trấn A Bá, tỉnh Tứ Xuyên, hiện đang nằm dưới vòng cương toả của an ninh Trung Quốc, mọi con đường dẫn vào thị trấn đều bị kiểm tra chặt chẽ. Tuy nhiên, phóng viên báo The Guardian của Anh đã vào được khu vực trọng điểm này, và đã có bài phản ánh thực trạng. Courrier International dẫn lại bài viết với dòng tựa báo động: “ Tây Tạng : một sự đàn áp ngoài tầm nhìn của báo giới”.
Chính phủ Bắc Kinh đã tìm mọi cách ngăn chặn lối vào A Bá, nơi có đến phân nửa trên tổng số 23 người tự thiêu phản đối Bắc Kinh từ hai năm nay. Chính quyền đã cho cắt Internet và điện thoại di động ở vùng này. Nhiều hàng rào an ninh được dựng lên ở các tuyến đường lân cận để chặn các nhà quan sát nước ngoài. Đến mức mà, các khu vực lân cận của A Bá, người thân của những gia đình ở đây hoàn toàn mất liên lạc với họ. Một tờ báo chính thức của chính quyền địa phương cho biết, bí thư tỉnh ủy Tây Tạng đã ra lệnh cho lực lượng an ninh chuẩn bị cho “một cuộc chiến chống âm mưu chia cắt lãnh thổ”.
Thế nhưng, theo tờ báo, chính những biện pháp trấn áp của Bắc Kinh đã khiến cho làn sóng phản đối ở Tây Tạng ngày càng lớn mạnh. Bất ổn đã xảy đến ở nhiều khu vực, trong đó A Bá là mạnh mẽ nhất. Nên nhớ rằng, A Bá đã phản đối Bắc Kinh từ hàng chục năm nay, và cũng chính A Bá là nơi diễn ra vụ xung đột đẫm máu hồi năm 2008. A Bá cũng chính là nơi tập họp nhiều tu viện và nhà sư nhất Tây Tạng. Tại A Bá, các tu viện được xem như các trường đại học. Bởi thế, một chuyên gia so sánh việc phong toả A Bá “giống như việc phong toả quân sự đại học Oxford hay Cambridge vậy”.
Về phần người Tây Tạng, tờ báo cho biết, họ bị chia rẽ sâu sắc. Tờ báo dẫn lại lời một nhà sư ở đây cho rằng hoà bình là cần thiết, và : “Tự thiêu là những hành động cực đoan”. Trong khi đó, người khác lại phê phán sự đàn áp của chính phủ Bắc Kinh.
Theo tờ báo, yên bình khó có thể trở lại. Một giáo sư đại học giấu tên cho biết, năm nay các lực lượng an ninh được triển khai còn nhiều hơn năm 2008, sau 4 năm, tình hình lại trầm trọng hơn nhiều.
Con đường thống nhất hai miền Triều Tiên còn lắm chông gai
Báo chí thế giới đã tốn nhiều giấy mực phân tích quan hệ hai miền Triều Tiên thời hậu Kim Jong Il. Tuần san Courrier International dành trang nhất đăng ảnh Kim Jong Un với câu hỏi: “Liệu đây có phải là người sẽ đặt dấu chấm hết cho chiến tranh lạnh giữa hai miền nam bắc ?”. Tờ báo dành nhiều bài viết giải đáp câu hỏi này, trong đó dự báo rằng viễn cảnh thống nhất còn khá xa xôi.
Xa xôi vì nhiều lí do, trong đó nổi cộm là vấn đề kinh tế. Courrier International trích lại bài viết của tuần san Kyunghyang tại Séoul với dòng tựa: “Một sự thống nhất đắt đỏ”.
Tờ báo cho biết, lúc sinh thời ông Kim Jong Il từng hứa sẽ làm cho đất nước trở nên “hùng mạnh và thịnh vượng”, thế nhưng, khi ông mất, con trai ông lại được kế thừa một đất nước có nền kinh tế èo uột.
Suốt thời đại Kim Jong Il, cán cân thương mại luôn bị thâm hụt. Năm 2010, tổng thu nhập quốc dân của miền bắc chỉ bằng có 2,4% của miền nam, một mức thu nhập thuộc diện các nước nghèo nhất thế giới. Trên tổng thể, kinh tế miền bắc hiện tại khoảng bằng với kinh tế miền nam trong những năm 1970, và khoảng cách này đang có xu hướng tiếp tục tăng.
Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng của Bắc Triều Tiên cũng chưa đủ sức để đối phó với những tình huống khẩn cấp và với thiên tai. Thế mà nước này lại bị lắm thiên tai: Từ năm 1991 đến nay, người Bắc Triều Tiên đã trải qua hơn 30 trận lũ và hạn hán. Trong khi đó, tại nước này, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp đến 23% GDP cả nước. Bởi thế, thiên tai dịch hoạ đã đưa kinh tế đất nước vốn khó khăn vào cảnh khó khăn hơn.
Trong bối cảnh đó, phục hồi kinh tế là một nhiệm vụ cấp bách để gầy dựng uy tín cho chính quyền mới. Trước đó vào năm 2009, Bắc Triều Tiên đã có cải tổ tiền tệ nhưng thất bại, đến đầu năm 2011, nước này đã ký thỏa thuận với Trung Quốc xây dựng hai đặc khu kinh tế trên lãnh thổ miền bắc.
Tờ báo nhận định, quan hệ hai miền càng căng thẳng, thì Bắc Triều Tiên càng xích lại gần hơn với Trung Quốc. Năm 2010, 83% giao dịch ngoại thương của miền Bắc là với Trung Quốc. Trong khi đó, sau sự kiện tàu Cheonan năm 2010, và sự kiện miền Bắc nã pháo vào một đảo thuộc miền Nam, giao dịch liên Triều đã sụt giảm, và năm 2011 đã giảm đến 12% so với năm 2010.
Tình hình kinh tế u ám của miền Bắc là một chủ đề lo ngại cho miền nam nếu hai miền được thống nhất. Ước tính, cần từ 500 đến 700 tỷ euro để nâng thu nhập bình quân đầu người của miền Bắc lên bằng …phân nửa miền Nam (thu nhập bình quân đầu người ở Hàn Quốc là 31.700, trong khi ở Bắc Triều Tiên chỉ có 1.800 đô la). Theo bộ Thống nhất Hàn Quốc, nếu thống nhất vào năm 2030, thì cái giá phải trả cho sự thống nhất này phải lên đến 2.000 tỷ euro.
Trong bối cảnh đó, cả thế giới đang hướng mắt về Kim Jong Un. Tờ báo nhận đinh, chàng trai trẻ này từng học ở Thuỵ Sỹ, bởi vậy có thể sẽ mở cửa kinh tế, và sẽ theo mô hình Trung Quốc. Thế nhưng tờ báo nhắc lại, chính sách mở cửa và cải cách của ông Kim Jong Il đã thất bại cũng vì sự phản đối của quân đội, thì nay, chàng trai trẻ tuổi 30 Kim Jong Un khó lòng có thể thực hiện được giấc mơ cải cách.
Như vậy, miền Nam phải hành động ra sao để có thể xích lại gần hơn với miền Bắc. Một chuyên gia Hàn Quốc nhận định: “Hai miền Triều Tiên cứ căng thẳng mãi, thì khi mở cửa, miền Nam sẽ hướng về Trung Quốc. Từ đó suy ra, miền Nam phải tìm cách đối thoại cho được với miền Bắc.
Hàn Quốc đã chuẩn bị kịch bản thống nhất
Miền Nam muốn xích lại gần hơn với miền Bắc, hay xa hơn là mong ước ngày thống nhất Liên Triều. Ý định này được phía Hàn Quốc không ngừng thúc đẩy, và đã nhờ đến sự tư vấn kinh nghiệm của Đức. Tờ Der Spiegel của Đức có bài phản ánh, được Courrier International dẫn lại với hàng tựa: “Những lời khuyên bé nhỏ của Đức cho việc đoàn tụ”.
Bai viết nhắc lại chuyện vào năm 2010, Đức đã đồng ý cho thành lập một uỷ ban tư vấn cho Hàn Quốc về vấn đề thống nhất lãnh thổ. Phái đoàn bao gồm những người được cho là có kinh nghiệm trong việc thống nhất hai miền đông và tây Đức. Cũng giống như hai miền nam bắc Triều Tiên, hai miền đông-tây Đức trước kia cũng rất chênh lệch vào về kinh tế, đến hiện tại có nhiều vùng thuộc Đông Đức cũ còn chưa theo kịp đà phát triển của phía Tây.
Thế nhưng, hai miền nam bắc Triều Tiên có nhiều điểm khác biệt : hầu như bị cắt liên lạc, đến mức mà người miền Nam không thể xem được truyền hình của miền Bắc, giữa hai miền không có cả dịch vụ bưu điện, không có đường điện thoại trực tiếp. Năm 2010, có 130.000 người miền Nam đến du lịch miền Bắc, trong khi người miền Bắc xuống miền Nam chỉ có 132 người.
Một khó khăn khác nữa đó là, dù Hàn Quốc toan bàn đến việc thống nhất, nhưng viễn cảnh thống nhất vẫn còn xa phía chân trời. Một chuyên gia Đức cho biết, ông đã đến Hàn Quốc năm bảy lần, đã gặp nhiều đời bộ trưởng thống nhất, và vấn đề thống nhất đã được nhiều lần nhắc đi nhắc lại.
Ông cho biết, phía Hàn Quốc muốn có sự thống nhất ít tốn kém nhất, muốn sau khi thống nhất người miền Bắc không ào ạt tràn xuống miền Nam. Ông này nhận xét, nếu như vậy, người miền Bắc sẽ cảm thấy « bị sỉ nhục ». Hơn nữa, theo ông này, phía Hàn Quốc tỏ ra hối hả trong vấn đề thống nhất trong khi chưa hề biết phía Bắc Triều Tiên nghĩ thế nào ! Bàn về cái giá của sự thống nhất, chuyên gia Đức cảnh báo, nó sẽ cao hơn mức dự phóng.
Thứ trưởng bộ thống nhất Hàn Quốc chia sẻ: “Chúng tôi cần đến kinh nghiệm của Đức. Làm sao hoà hợp được hai chế độ khác biệt ? Làm sao sau thống nhất, dân chúng có thể hoà hợp được? Làm sao thống nhất quân đội…Người Đức đã thành công trong tất cả các việc đó ”. Ông cho biết, kế hoạch của phía Hàn Quốc là : hoà bình trước tiên, sau đó là hợp tác, rồi thực hiện chính sách liên bang, cuối cùng là thống nhất. Tuy vậy, quan chức này không thể xác định đươc thời gian cụ thể cho việc thống nhất.
Trung Quốc ủng hộ chế độ Bình Nhưỡng là có mục đích
Liên quan đến hậu thuẫn của Trung Quốc đối với chế độ nhà họ Kim, Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc nói rõ, Trung Quốc giúp đỡ cũng là vì lợi ích riêng. Courrier International dẫn lại với hàng tựa mỉa mai: “Người bạn Trung Hoa”.
Theo Hoàn Cầu Thời báo, Trung Quốc tiếp tục giao hảo với Bắc Triều Tiên vì đó là yếu tố quan trọng góp phần ổn định miền biên giới tối quan trọng của Trung Quốc, tức để tránh dòng người di tản sang Trung Quốc nếu chính quyền Bình Nhưỡng sụp đổ. Đó cũng là một yếu tố quan trọng giúp Trung Quốc tăng cường vị thế chiến lược của mình trong khu vực.
Một nguyên nhân nữa mà Hoàn Cầu Thời báo nhấn mạnh, đó là việc Trung Quốc không thể buông một đồng minh lâu năm như Bắc Triều Tiên. Theo tờ báo, Trung Quốc phải có trách nhiệm với bạn bè, Trung Quốc không thể “đào tẩu” trong những lúc nước sôi lửa bỏng. Nếu bỏ bạn lúc hoạn nạn, thì Trung Quốc sẽ mất đồng minh, còn ngược lại, thì sẽ ngày càng có thêm bạn hữu.
Pháp cho thăm dò ý kiến về hình ảnh của mình trên thế giới
Đã là cường quốc thì phải quan tâm nhiều đến hình ảnh của mình trên thế giới, Pháp cũng không ngoại lệ. Vừa rồi, Đài Phát thanh quốc tế Pháp (RFI), đài truyền hình France24 và đài phát thanh Monte Carlo Doualiya đã cho tiến hành thăm dò ở một số nước về hình ảnh của nước Pháp. L’Express đăng tải kết quả điều tra này.
Nói về uy tín của Pháp trên thế giới, kết quả cho biết, ở tất cả các nước thăm dò, dư luận đều cho rằng vai trò của Pháp đã trở nên quan trọng hơn so với cách đây 20 năm. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này chính là nhờ vào việc Pháp can thiệp quân sự ở Côte d’Ivoire (Bờ biển Ngà), ở Libya, và đang hăng hái tại Liên Hiệp Quốc trong việc chống chế độ Assad tại Syria. Tuy nhiên, tại Đức và Anh có nhiều nghi ngờ về cuộc chiến Libya do lo ngại sự lớn mạnh của phe Hồi Giáo cực đoan.
Liên quan đến cái gọi là soft power, điều tra cho biết, nước Pháp vẫn còn giữ hình ảnh đẹp trên thế giới nhờ vào các giá trị văn hóa, nhờ vào tháp Eiffel, nhờ vào uy tín của đội bóng quốc gia. Tình yêu dành cho nước Pháp vẫn còn mạnh, ngay cả đối với những nước xa xôi, không am hiểu nhiều về Pháp.
Thế nhưng, đối với những nước lân cận, tức những nước hiểu Pháp trong đường tơ kẻ tóc, thì họ đánh giá không tốt về nhân quyền tại Pháp. Cụ thể là về câu hỏi « Pháp có phải là một đất nước nhân quyền không ? », đa số người Anh, người Đức và người Tây Ban Nha trả lời phủ định.
Riêng trong quan hệ Anh-Pháp, 49% người Anh cho rằng, quan hệ hai nước đang trong tình trạng xấu. Bất đồng rõ nhất là trong chính sách đối phó với khủng hoảng khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Có 36% người Anh cho biết « không thích nước Pháp ».
Một điểm đáng chú ý trong cuộc điều tra này là, ở tất cả các câu hỏi, Braxin và Maroc là hai nước dẫn đầu có cái nhìn ưu ái đối với Pháp.
Nga : Rắc rối vẫn bao trùm trước thềm bầu cử
Trước thềm bầu cử tổng thống Nga, báo chí dành nhiều bài phân tích tình hình. Courrier International dẫn lại hai bài báo Nga, một bài có tính chất ủng hộ, và một bài phản đối Putin.
Bài thứ nhất của trang mạng Expert.ru tại Matxcơva, nhận định, dù phe đối lập đã thành công trong việc nhiều lần tổ chức xuống đường phản đối Putin, nhưng hiện tại ông này vẫn là ứng cử viên sáng giá nhất. Theo thăm dò, suốt năm 2011, chỉ số tín nhiệm của ông Putin liên tục giảm, và mức thấp nhất là vào giữa tháng 11 với 42% người ủng hộ. Thế nhưng, vào đầu năm 2012, chỉ số tín nhiệm Putin bắt đầu tăng trở lại. Ngày 4 tháng này, số người ủng hộ ông là 47%, rồi vào ngày 9 là 54%. Trong khi đó, chỉ số tín nhiệm đối với các ứng viên khác ít biến động, và thấp hơn rất nhiều so với Putin, ở mức 10% trở xuống.
Giải thích cho hiện tượng này, một chuyên gia cho rằng nguyên nhân chính không phải là nhờ vào những chính sách vừa qua của Putin, mà bởi vì trong hiện tại, thiếu vắng một nhân vật đủ tầm để thay thế ông.
Còn đối với những người phản đối Putin, tờ báo cho rằng, họ chủ yếu dừng lại ở việc phản đối cách tổ chức bầu cử mà họ cho là thiếu công bằng tại Nga. Nếu vẫn theo cách bầu cử ấy, thì chắc chắn ông Putin sẽ trở lại cai quản điện Kremlin. Tờ báo nhận định, vấn đề còn lại là xem liệu tinh thần này có được đông đảo người Nga chia sẻ hay không. Việc đó rất quan trọng, bởi nó sẽ góp phần định hình quá trình phát triển của đời sống chính trị Nga.
Trong khi đó, trong bài viết « Tôi tố cáo các đồng nghiệp của tôi » của tờ Novaia Gazeta tai Maxcova được Courrier International dẫn lại, danh cầm Piano Mikhail Arkadiev lấy làm đau xót về việc người Nga bị chia rẽ qua việc ngày 04/02, hai phe ủng hộ và phản đối Putin cùng nhau xuống đường biểu dương lực lượng.
Bên cạnh đó, danh cầm piano này còn bày tỏ sự phản đối gay gắt việc có nhiều văn nghệ sỹ tham gia ủng hộ Putin. Ông bức xúc : « Quí vị đã bị biến đổi, không phải là thành các chính trị gia, mà thành những người phục vụ cho một trong những người nhiếp chính trơ trẽn nhất và tội lỗi nhất nước Nga ». Ông cũng lên án các văn nghệ sỹ nổi tiếng không có can đảm và dũng khí để chống lại Putin.
Cuối cùng, danh cầm kết luận : Dưới một chính quyền độc ác và trơ trẽn, nếu ai không biết hy sinh quyền lợi riêng tư vì tự do và vì sự sáng tạo (nghệ thuật), thì họ không xứng đáng được hưởng quyền tự do, được có sự thịnh vượng và sự sáng tạo.
Pháp : Xuất bản tiểu thuyết về Chiến tranh Đông Dương
Cuối cùng, Le Nouvel Observateur giới thiệu tiểu thuyết «Le défaut du ciel » (Lỗi do trời), của nhà văn Philippe Renonçay. dày 138 trang, do nhà xuất bản Phébus phát hành, bán với giá là 15 euro.
Tiểu thuyết bắt đầu từ nhân vật Thomas, sống tại Paris. Căn hộ cạnh bên của Thomas là một người đàn ông đứng tuổi, đáng thương, bị sát hại một cách bí mật và dã man. Thomas muốn điều tra về số phận của người hàng xóm này. Thế nhưng, trong quá trình điều tra, anh bổng dưng mất tích.
Gia đình Thomas nhờ đến một người bạn thân của anh là Clovis, vốn là nhà báo chuyên về phóng sự điều tra. Clovis nhận lời, và bước đường tìm dấu vết của Thomas đã đưa anh đến miền Bắc Việt Nam, trở về quá khứ đến tận chiến tranh Đông Dương, và vô tình khám phá lại những vết tích của một cuộc chiến mà nước Pháp đã dấn thân ở tận vùng viễn đông Châu Á.
Như vậy, ngoài việc vẽ lại số phận gắn kết của ba con người, tác phẩm còn nêu lại được đề tài chiến tranh Đông Dương, một cuộc chiến hầu như hiếm được đề cập trong văn học Pháp.
Le Nouvel Observateur đánh giá : Tiểu thuyết đã cho thấy, quá khứ không mất đi, bởi vì dù thời gian trôi qua, những nỗi đau vẫn ở lại. Theo tờ báo, không phải là độc giả sẽ « ăn ngấu nghiến tiểu thuyết », mà chính họ bị quyển tiểu thuyết « gặm nhấm » qua từng câu, từng chữ gợi lại một quá khứ đau thương.
Ấy thế mà, trong hậu trường một cuộc tranh giành khốc liệt đang diễn ra trên chóp bu của đảng. Minh chứng đầu tiên có lẽ đó là vụ xì căn đan vừa qua ở Trùng Khánh. Từ mấy năm nay, ông Bạc Hi Lai, bí thư tỉnh ủy, và ông Vương Lạc Quân, nguyên phó chủ tịch ủy ban kiêm giám đốc công an Trùng Khánh đã trở nên được lòng dân nhờ vào chính sách thanh trừng mafia ở địa phương này.
Thế mà, vừa rồi, đôi Bạc-Vương đã bị rạn nứt, khi đột nhiên Vương Lạc Quân trốn đến lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô và ở đó hàng chục tiếng đồng hồ, rồi sau đó bị Bắc Kinh cho người đến bắt giải về thủ đô.
Câu hỏi đặt ra là trong khoảng thời gian khá dài tại lãnh sự quán Hoa Kỳ, ông Vương đã tiết lộ những gì ? Tại sao ông Vương lại chọn cách cầu cứu đến Mỹ ?Tại sao cặp đôi Bạc-Vương lại đổ vỡ ? Tất cả còn là những câu hỏi lớn.
Tuy vậy, hiện đang có tin đồn cho rằng, ông Vương Lạc Quân đã cho phía Mỹ biết rằng, ông Bạc Hi Lai từng có âm mưu làm « đảo chính » lật đổ Tập Cận Bình với sự giúp sức của một ủy viên bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc. Cuộc đảo chính được dự tính ngay vào ngày hôm trước chuyến công du Hoa Kỳ của ông Tập Cận Bình. Theo tờ báo, hư thực lời đồn còn chưa thể xác định, nhưng rõ ràng đây là lần đầu tiên từ 40 năm nay, tức kể từ thời Lâm Bưu, mới xuất hiện lại những tin đồn liên quan đến « đảo chính » và « đào tẩu ».
Vụ việc sẽ phủ nhiều chông gai trên con đường tiến vào bộ chính trị của Bạc Hi Lai, và có nguy cơ làm mất cân đối giữa hai phe trong đảng : phe « những hoàng tử » và phe thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc.
Ông Bạc vốn được xem là người được ưu ái nhất của phe hoàng tử . Phe này bao gồm những hậu duệ của thế hệ làm nên chế độ. Bạc Hi Lai, ngoài việc được lòng dân nhờ chiến dịch chống mafia, còn được giới cựu chiến binh yêu mến, bởi vì ông đã phát động phong trào tuyên truyền các bài hát cách mạng, đã gợi lại một xã hội quá khứ tốt đẹp, tức tạo nên được cái tư duy : bao giờ cho tới ngày xưa.
Trong phe hoàng tử này, không phải ai cũng hoài cổ, mà có cả những người có đầu óc canh tân. Đó là những người từng được du học tây phương, hiện đang nắm giữ những đại tập đoàn nhà nước lớn. Họ đi lên nhờ biết tranh thủ chính sách kinh tế thị trường theo kiểu Trung Quốc. Bộ phận này gọi là « nhóm những người Thượng Hải », với người cầm cờ là cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, người từng lãnh đạo Thượng Hải nhiều năm. Phe này có khuynh hướng ủng hộ các vùng giàu có và tầng lớp thượng lưu.
Phe còn lại trong đảng Cộng sản Trung Quốc hiện tại được cho là phe xuất thân từ Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, với lãnh tụ là đương kim chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Phe này hiện đang chiếm ưu thế, bao gồm những quan chức xuất thân bình dân, đi lên từ Đoàn Thanh niên, như ông Hồ Cẩm Đào chẳng hạn. Họ ưu tiên quan tâm các vùng nông thôn và vùng kém phát triển. Họ không lệ thuộc quá khứ, họ không thích sự kiêu ngạo của phe hoàng tử.
Mỗi phe đều có người chống lưng, và đều có những ngôi sao đang lên. Quyền lực ở chóp bu được phân chia khá đều giữa hai phe. Vì thế những người lãnh đạo sắp tới phải được chọn lựa sao cho có thể duy trì được trạng thái cân đối này.
Trong tất cả các sự thay đổi, cái quan trọng nhất chính là chiếc ghế tổng bí thư kiêm chủ tịch nước. Ông Tập Cận Bình đã được chọn giữ chiếc ghế này. Thế thì một câu hỏi lớn đặt ra : làm sao phe Đoàn Thanh niên Cộng sản chấp nhận cho chuyển giao ấn tín như vậy ? Câu trả lời được tìm thấy trong các thư từ của các nhà ngoại giao Hoa Kỳ tạiTrung Quốc, được Wikileaks tiết lộ. Theo đó, thật ra ông Hồ Cẩm Đào không hề chọn ông Tập Cận Bình. Thế nhưng năm 2007, trong cuộc họp các cựu chiến binh và cựu quan chức lãnh đạo, mọi người đã bỏ phiếu chọn ông Tập Cận Bình, vì thế mà ông Hồ Cẩm Đào phải nhường bước, dù không thích thú.
Tại sao phải là Tập Cận Bình, trong khi ông này cũng được xếp vào phe hoàng tử ? Theo tờ báo, ông Tập Cận Bình là con của cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc Tập Trọng Huân (từ năm 1959 đến năm 1962). Ông Huân được xem là người không theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông, ông từng phản đối chính sách đàn áp Thiên An Môn 1989, và có người cho là ông thậm chí đã bị bỏ tù.
Từ năm 1962, ông Huân mất dần sự ảnh hưởng trong đảng. Khi ấy, Tập Cận Bình phải trải qua thời thơ ấu ở một ngôi làng, từ đó Tập Cận Bình bắt đầu yêu mến nông dân. Ông đã phải xin đến 10 lần mới được chấp nhận cho vào đảng. Ông đã leo lên từng bước một, và theo tờ báo, nơi nào ông đến làm việc, ông đều để lại tiếng thơm.
Tóm lại, theo Le Nouvel Observateur, Tập Cận Bình là « một viên ngọc quý », là người chưa biết làm hại ai, người có thể dung hòa các lợi ích đối lập, từ nông dân đến đại gia, từ cán bộ cựu trào đến thanh niên thế hệ mới. Như vậy, Tập Cận Bình thật sự là nhân vật thích hợp cho việc « san bằng thù nghịch » giữa hai phe trong đảng.
Còn đối với vụ Bạc Hi Lai vừa qua, tờ báo nhận định : dù tin đồn đảo chính có vẻ chỉ là tin đồn, thì sự việc lại cho thấy vấn đề phe phái luôn đè nặng trên chóp bu của đảng cộng sản Trung Quốc.
Tây Tạng đang bị Bắc kinh kiểm soát chặt chẽ
Sau vụ nổi dậy hồi năm 2008, và sau hàng loạt các vụ tự thiêu của người Tây Tạng, thị trấn A Bá, tỉnh Tứ Xuyên, hiện đang nằm dưới vòng cương toả của an ninh Trung Quốc, mọi con đường dẫn vào thị trấn đều bị kiểm tra chặt chẽ. Tuy nhiên, phóng viên báo The Guardian của Anh đã vào được khu vực trọng điểm này, và đã có bài phản ánh thực trạng. Courrier International dẫn lại bài viết với dòng tựa báo động: “ Tây Tạng : một sự đàn áp ngoài tầm nhìn của báo giới”.
Chính phủ Bắc Kinh đã tìm mọi cách ngăn chặn lối vào A Bá, nơi có đến phân nửa trên tổng số 23 người tự thiêu phản đối Bắc Kinh từ hai năm nay. Chính quyền đã cho cắt Internet và điện thoại di động ở vùng này. Nhiều hàng rào an ninh được dựng lên ở các tuyến đường lân cận để chặn các nhà quan sát nước ngoài. Đến mức mà, các khu vực lân cận của A Bá, người thân của những gia đình ở đây hoàn toàn mất liên lạc với họ. Một tờ báo chính thức của chính quyền địa phương cho biết, bí thư tỉnh ủy Tây Tạng đã ra lệnh cho lực lượng an ninh chuẩn bị cho “một cuộc chiến chống âm mưu chia cắt lãnh thổ”.
Thế nhưng, theo tờ báo, chính những biện pháp trấn áp của Bắc Kinh đã khiến cho làn sóng phản đối ở Tây Tạng ngày càng lớn mạnh. Bất ổn đã xảy đến ở nhiều khu vực, trong đó A Bá là mạnh mẽ nhất. Nên nhớ rằng, A Bá đã phản đối Bắc Kinh từ hàng chục năm nay, và cũng chính A Bá là nơi diễn ra vụ xung đột đẫm máu hồi năm 2008. A Bá cũng chính là nơi tập họp nhiều tu viện và nhà sư nhất Tây Tạng. Tại A Bá, các tu viện được xem như các trường đại học. Bởi thế, một chuyên gia so sánh việc phong toả A Bá “giống như việc phong toả quân sự đại học Oxford hay Cambridge vậy”.
Về phần người Tây Tạng, tờ báo cho biết, họ bị chia rẽ sâu sắc. Tờ báo dẫn lại lời một nhà sư ở đây cho rằng hoà bình là cần thiết, và : “Tự thiêu là những hành động cực đoan”. Trong khi đó, người khác lại phê phán sự đàn áp của chính phủ Bắc Kinh.
Theo tờ báo, yên bình khó có thể trở lại. Một giáo sư đại học giấu tên cho biết, năm nay các lực lượng an ninh được triển khai còn nhiều hơn năm 2008, sau 4 năm, tình hình lại trầm trọng hơn nhiều.
Con đường thống nhất hai miền Triều Tiên còn lắm chông gai
Báo chí thế giới đã tốn nhiều giấy mực phân tích quan hệ hai miền Triều Tiên thời hậu Kim Jong Il. Tuần san Courrier International dành trang nhất đăng ảnh Kim Jong Un với câu hỏi: “Liệu đây có phải là người sẽ đặt dấu chấm hết cho chiến tranh lạnh giữa hai miền nam bắc ?”. Tờ báo dành nhiều bài viết giải đáp câu hỏi này, trong đó dự báo rằng viễn cảnh thống nhất còn khá xa xôi.
Xa xôi vì nhiều lí do, trong đó nổi cộm là vấn đề kinh tế. Courrier International trích lại bài viết của tuần san Kyunghyang tại Séoul với dòng tựa: “Một sự thống nhất đắt đỏ”.
Tờ báo cho biết, lúc sinh thời ông Kim Jong Il từng hứa sẽ làm cho đất nước trở nên “hùng mạnh và thịnh vượng”, thế nhưng, khi ông mất, con trai ông lại được kế thừa một đất nước có nền kinh tế èo uột.
Suốt thời đại Kim Jong Il, cán cân thương mại luôn bị thâm hụt. Năm 2010, tổng thu nhập quốc dân của miền bắc chỉ bằng có 2,4% của miền nam, một mức thu nhập thuộc diện các nước nghèo nhất thế giới. Trên tổng thể, kinh tế miền bắc hiện tại khoảng bằng với kinh tế miền nam trong những năm 1970, và khoảng cách này đang có xu hướng tiếp tục tăng.
Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng của Bắc Triều Tiên cũng chưa đủ sức để đối phó với những tình huống khẩn cấp và với thiên tai. Thế mà nước này lại bị lắm thiên tai: Từ năm 1991 đến nay, người Bắc Triều Tiên đã trải qua hơn 30 trận lũ và hạn hán. Trong khi đó, tại nước này, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp đến 23% GDP cả nước. Bởi thế, thiên tai dịch hoạ đã đưa kinh tế đất nước vốn khó khăn vào cảnh khó khăn hơn.
Trong bối cảnh đó, phục hồi kinh tế là một nhiệm vụ cấp bách để gầy dựng uy tín cho chính quyền mới. Trước đó vào năm 2009, Bắc Triều Tiên đã có cải tổ tiền tệ nhưng thất bại, đến đầu năm 2011, nước này đã ký thỏa thuận với Trung Quốc xây dựng hai đặc khu kinh tế trên lãnh thổ miền bắc.
Tờ báo nhận định, quan hệ hai miền càng căng thẳng, thì Bắc Triều Tiên càng xích lại gần hơn với Trung Quốc. Năm 2010, 83% giao dịch ngoại thương của miền Bắc là với Trung Quốc. Trong khi đó, sau sự kiện tàu Cheonan năm 2010, và sự kiện miền Bắc nã pháo vào một đảo thuộc miền Nam, giao dịch liên Triều đã sụt giảm, và năm 2011 đã giảm đến 12% so với năm 2010.
Tình hình kinh tế u ám của miền Bắc là một chủ đề lo ngại cho miền nam nếu hai miền được thống nhất. Ước tính, cần từ 500 đến 700 tỷ euro để nâng thu nhập bình quân đầu người của miền Bắc lên bằng …phân nửa miền Nam (thu nhập bình quân đầu người ở Hàn Quốc là 31.700, trong khi ở Bắc Triều Tiên chỉ có 1.800 đô la). Theo bộ Thống nhất Hàn Quốc, nếu thống nhất vào năm 2030, thì cái giá phải trả cho sự thống nhất này phải lên đến 2.000 tỷ euro.
Trong bối cảnh đó, cả thế giới đang hướng mắt về Kim Jong Un. Tờ báo nhận đinh, chàng trai trẻ này từng học ở Thuỵ Sỹ, bởi vậy có thể sẽ mở cửa kinh tế, và sẽ theo mô hình Trung Quốc. Thế nhưng tờ báo nhắc lại, chính sách mở cửa và cải cách của ông Kim Jong Il đã thất bại cũng vì sự phản đối của quân đội, thì nay, chàng trai trẻ tuổi 30 Kim Jong Un khó lòng có thể thực hiện được giấc mơ cải cách.
Như vậy, miền Nam phải hành động ra sao để có thể xích lại gần hơn với miền Bắc. Một chuyên gia Hàn Quốc nhận định: “Hai miền Triều Tiên cứ căng thẳng mãi, thì khi mở cửa, miền Nam sẽ hướng về Trung Quốc. Từ đó suy ra, miền Nam phải tìm cách đối thoại cho được với miền Bắc.
Hàn Quốc đã chuẩn bị kịch bản thống nhất
Miền Nam muốn xích lại gần hơn với miền Bắc, hay xa hơn là mong ước ngày thống nhất Liên Triều. Ý định này được phía Hàn Quốc không ngừng thúc đẩy, và đã nhờ đến sự tư vấn kinh nghiệm của Đức. Tờ Der Spiegel của Đức có bài phản ánh, được Courrier International dẫn lại với hàng tựa: “Những lời khuyên bé nhỏ của Đức cho việc đoàn tụ”.
Bai viết nhắc lại chuyện vào năm 2010, Đức đã đồng ý cho thành lập một uỷ ban tư vấn cho Hàn Quốc về vấn đề thống nhất lãnh thổ. Phái đoàn bao gồm những người được cho là có kinh nghiệm trong việc thống nhất hai miền đông và tây Đức. Cũng giống như hai miền nam bắc Triều Tiên, hai miền đông-tây Đức trước kia cũng rất chênh lệch vào về kinh tế, đến hiện tại có nhiều vùng thuộc Đông Đức cũ còn chưa theo kịp đà phát triển của phía Tây.
Thế nhưng, hai miền nam bắc Triều Tiên có nhiều điểm khác biệt : hầu như bị cắt liên lạc, đến mức mà người miền Nam không thể xem được truyền hình của miền Bắc, giữa hai miền không có cả dịch vụ bưu điện, không có đường điện thoại trực tiếp. Năm 2010, có 130.000 người miền Nam đến du lịch miền Bắc, trong khi người miền Bắc xuống miền Nam chỉ có 132 người.
Một khó khăn khác nữa đó là, dù Hàn Quốc toan bàn đến việc thống nhất, nhưng viễn cảnh thống nhất vẫn còn xa phía chân trời. Một chuyên gia Đức cho biết, ông đã đến Hàn Quốc năm bảy lần, đã gặp nhiều đời bộ trưởng thống nhất, và vấn đề thống nhất đã được nhiều lần nhắc đi nhắc lại.
Ông cho biết, phía Hàn Quốc muốn có sự thống nhất ít tốn kém nhất, muốn sau khi thống nhất người miền Bắc không ào ạt tràn xuống miền Nam. Ông này nhận xét, nếu như vậy, người miền Bắc sẽ cảm thấy « bị sỉ nhục ». Hơn nữa, theo ông này, phía Hàn Quốc tỏ ra hối hả trong vấn đề thống nhất trong khi chưa hề biết phía Bắc Triều Tiên nghĩ thế nào ! Bàn về cái giá của sự thống nhất, chuyên gia Đức cảnh báo, nó sẽ cao hơn mức dự phóng.
Thứ trưởng bộ thống nhất Hàn Quốc chia sẻ: “Chúng tôi cần đến kinh nghiệm của Đức. Làm sao hoà hợp được hai chế độ khác biệt ? Làm sao sau thống nhất, dân chúng có thể hoà hợp được? Làm sao thống nhất quân đội…Người Đức đã thành công trong tất cả các việc đó ”. Ông cho biết, kế hoạch của phía Hàn Quốc là : hoà bình trước tiên, sau đó là hợp tác, rồi thực hiện chính sách liên bang, cuối cùng là thống nhất. Tuy vậy, quan chức này không thể xác định đươc thời gian cụ thể cho việc thống nhất.
Trung Quốc ủng hộ chế độ Bình Nhưỡng là có mục đích
Liên quan đến hậu thuẫn của Trung Quốc đối với chế độ nhà họ Kim, Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc nói rõ, Trung Quốc giúp đỡ cũng là vì lợi ích riêng. Courrier International dẫn lại với hàng tựa mỉa mai: “Người bạn Trung Hoa”.
Theo Hoàn Cầu Thời báo, Trung Quốc tiếp tục giao hảo với Bắc Triều Tiên vì đó là yếu tố quan trọng góp phần ổn định miền biên giới tối quan trọng của Trung Quốc, tức để tránh dòng người di tản sang Trung Quốc nếu chính quyền Bình Nhưỡng sụp đổ. Đó cũng là một yếu tố quan trọng giúp Trung Quốc tăng cường vị thế chiến lược của mình trong khu vực.
Một nguyên nhân nữa mà Hoàn Cầu Thời báo nhấn mạnh, đó là việc Trung Quốc không thể buông một đồng minh lâu năm như Bắc Triều Tiên. Theo tờ báo, Trung Quốc phải có trách nhiệm với bạn bè, Trung Quốc không thể “đào tẩu” trong những lúc nước sôi lửa bỏng. Nếu bỏ bạn lúc hoạn nạn, thì Trung Quốc sẽ mất đồng minh, còn ngược lại, thì sẽ ngày càng có thêm bạn hữu.
Pháp cho thăm dò ý kiến về hình ảnh của mình trên thế giới
Đã là cường quốc thì phải quan tâm nhiều đến hình ảnh của mình trên thế giới, Pháp cũng không ngoại lệ. Vừa rồi, Đài Phát thanh quốc tế Pháp (RFI), đài truyền hình France24 và đài phát thanh Monte Carlo Doualiya đã cho tiến hành thăm dò ở một số nước về hình ảnh của nước Pháp. L’Express đăng tải kết quả điều tra này.
Nói về uy tín của Pháp trên thế giới, kết quả cho biết, ở tất cả các nước thăm dò, dư luận đều cho rằng vai trò của Pháp đã trở nên quan trọng hơn so với cách đây 20 năm. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này chính là nhờ vào việc Pháp can thiệp quân sự ở Côte d’Ivoire (Bờ biển Ngà), ở Libya, và đang hăng hái tại Liên Hiệp Quốc trong việc chống chế độ Assad tại Syria. Tuy nhiên, tại Đức và Anh có nhiều nghi ngờ về cuộc chiến Libya do lo ngại sự lớn mạnh của phe Hồi Giáo cực đoan.
Liên quan đến cái gọi là soft power, điều tra cho biết, nước Pháp vẫn còn giữ hình ảnh đẹp trên thế giới nhờ vào các giá trị văn hóa, nhờ vào tháp Eiffel, nhờ vào uy tín của đội bóng quốc gia. Tình yêu dành cho nước Pháp vẫn còn mạnh, ngay cả đối với những nước xa xôi, không am hiểu nhiều về Pháp.
Thế nhưng, đối với những nước lân cận, tức những nước hiểu Pháp trong đường tơ kẻ tóc, thì họ đánh giá không tốt về nhân quyền tại Pháp. Cụ thể là về câu hỏi « Pháp có phải là một đất nước nhân quyền không ? », đa số người Anh, người Đức và người Tây Ban Nha trả lời phủ định.
Riêng trong quan hệ Anh-Pháp, 49% người Anh cho rằng, quan hệ hai nước đang trong tình trạng xấu. Bất đồng rõ nhất là trong chính sách đối phó với khủng hoảng khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Có 36% người Anh cho biết « không thích nước Pháp ».
Một điểm đáng chú ý trong cuộc điều tra này là, ở tất cả các câu hỏi, Braxin và Maroc là hai nước dẫn đầu có cái nhìn ưu ái đối với Pháp.
Nga : Rắc rối vẫn bao trùm trước thềm bầu cử
Trước thềm bầu cử tổng thống Nga, báo chí dành nhiều bài phân tích tình hình. Courrier International dẫn lại hai bài báo Nga, một bài có tính chất ủng hộ, và một bài phản đối Putin.
Bài thứ nhất của trang mạng Expert.ru tại Matxcơva, nhận định, dù phe đối lập đã thành công trong việc nhiều lần tổ chức xuống đường phản đối Putin, nhưng hiện tại ông này vẫn là ứng cử viên sáng giá nhất. Theo thăm dò, suốt năm 2011, chỉ số tín nhiệm của ông Putin liên tục giảm, và mức thấp nhất là vào giữa tháng 11 với 42% người ủng hộ. Thế nhưng, vào đầu năm 2012, chỉ số tín nhiệm Putin bắt đầu tăng trở lại. Ngày 4 tháng này, số người ủng hộ ông là 47%, rồi vào ngày 9 là 54%. Trong khi đó, chỉ số tín nhiệm đối với các ứng viên khác ít biến động, và thấp hơn rất nhiều so với Putin, ở mức 10% trở xuống.
Giải thích cho hiện tượng này, một chuyên gia cho rằng nguyên nhân chính không phải là nhờ vào những chính sách vừa qua của Putin, mà bởi vì trong hiện tại, thiếu vắng một nhân vật đủ tầm để thay thế ông.
Còn đối với những người phản đối Putin, tờ báo cho rằng, họ chủ yếu dừng lại ở việc phản đối cách tổ chức bầu cử mà họ cho là thiếu công bằng tại Nga. Nếu vẫn theo cách bầu cử ấy, thì chắc chắn ông Putin sẽ trở lại cai quản điện Kremlin. Tờ báo nhận định, vấn đề còn lại là xem liệu tinh thần này có được đông đảo người Nga chia sẻ hay không. Việc đó rất quan trọng, bởi nó sẽ góp phần định hình quá trình phát triển của đời sống chính trị Nga.
Trong khi đó, trong bài viết « Tôi tố cáo các đồng nghiệp của tôi » của tờ Novaia Gazeta tai Maxcova được Courrier International dẫn lại, danh cầm Piano Mikhail Arkadiev lấy làm đau xót về việc người Nga bị chia rẽ qua việc ngày 04/02, hai phe ủng hộ và phản đối Putin cùng nhau xuống đường biểu dương lực lượng.
Bên cạnh đó, danh cầm piano này còn bày tỏ sự phản đối gay gắt việc có nhiều văn nghệ sỹ tham gia ủng hộ Putin. Ông bức xúc : « Quí vị đã bị biến đổi, không phải là thành các chính trị gia, mà thành những người phục vụ cho một trong những người nhiếp chính trơ trẽn nhất và tội lỗi nhất nước Nga ». Ông cũng lên án các văn nghệ sỹ nổi tiếng không có can đảm và dũng khí để chống lại Putin.
Cuối cùng, danh cầm kết luận : Dưới một chính quyền độc ác và trơ trẽn, nếu ai không biết hy sinh quyền lợi riêng tư vì tự do và vì sự sáng tạo (nghệ thuật), thì họ không xứng đáng được hưởng quyền tự do, được có sự thịnh vượng và sự sáng tạo.
Pháp : Xuất bản tiểu thuyết về Chiến tranh Đông Dương
Cuối cùng, Le Nouvel Observateur giới thiệu tiểu thuyết «Le défaut du ciel » (Lỗi do trời), của nhà văn Philippe Renonçay. dày 138 trang, do nhà xuất bản Phébus phát hành, bán với giá là 15 euro.
Tiểu thuyết bắt đầu từ nhân vật Thomas, sống tại Paris. Căn hộ cạnh bên của Thomas là một người đàn ông đứng tuổi, đáng thương, bị sát hại một cách bí mật và dã man. Thomas muốn điều tra về số phận của người hàng xóm này. Thế nhưng, trong quá trình điều tra, anh bổng dưng mất tích.
Gia đình Thomas nhờ đến một người bạn thân của anh là Clovis, vốn là nhà báo chuyên về phóng sự điều tra. Clovis nhận lời, và bước đường tìm dấu vết của Thomas đã đưa anh đến miền Bắc Việt Nam, trở về quá khứ đến tận chiến tranh Đông Dương, và vô tình khám phá lại những vết tích của một cuộc chiến mà nước Pháp đã dấn thân ở tận vùng viễn đông Châu Á.
Như vậy, ngoài việc vẽ lại số phận gắn kết của ba con người, tác phẩm còn nêu lại được đề tài chiến tranh Đông Dương, một cuộc chiến hầu như hiếm được đề cập trong văn học Pháp.
Le Nouvel Observateur đánh giá : Tiểu thuyết đã cho thấy, quá khứ không mất đi, bởi vì dù thời gian trôi qua, những nỗi đau vẫn ở lại. Theo tờ báo, không phải là độc giả sẽ « ăn ngấu nghiến tiểu thuyết », mà chính họ bị quyển tiểu thuyết « gặm nhấm » qua từng câu, từng chữ gợi lại một quá khứ đau thương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét