Biến cố hôm qua xảy ra ba ngày sau cuộc tự thiêu của hai nhà sư ngay gần Lhassa, thủ phủ của khu tự trị Tây Tạng. Cuộc tự thiêu ngày Chủ nhật 27/05 cho thấy cuộc phản kháng tại Tây Tạng chống lại chính sách cai trị của Bắc Kinh vẫn tiếp tục, bất chấp việc chính quyền kiểm soát rất nghiêm ngặt khu vực này.
Theo đài Châu Á Tự do, kể từ Chủ nhật đến nay, đã có gần 600 người Tây Tạng bị bắt giữ, trong đó có nhiều khách hành hương. Những người đến từ các vùng ngoài khu tự trị đã bị trục xuất. Hiện tại, không có các nguồn tin độc lập nào để phối kiểm thông tin kể trên, vì các phóng viên không được phép vào Tây Tạng.
Thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình từ Bắc Kinh,
Tây Tạng hiện nay khép cửa với báo giới còn hơn cả Bắc Triều Tiên. Kể từ các cuộc biểu tình tại Lhassa, thủ phủ Tây Tạng, năm 2008, chính quyền Trung Quốc đặc biệt tăng cường kiểm soát các đường biên của khu tự trị. Các khách du lịch cũng bị đối xử tương tự. Ít ai có quyền được đi thăm các vùng núi thiêng, mà không có người đi kèm. Các visa du lịch được cấp một cách nhỏ giọt và chỉ cho một số giai đoạn trong năm.
Bất chấp sự cô lập này, bất chấp việc kiểm soát nghiêm ngặt tại các vùng núi thiêng, hai vụ tự thiêu của sư tăng Tây Tạng Chủ nhật vừa rồi, gần tu viện Jokhang ở Lhassa cho thấy phong trào phản kháng vẫn tiếp tục.
Chính quyền Trung Quốc không bỏ lỡ dịp này để, một lần nữa, lên án các vụ tự thiêu này là do âm mưu « của các phần tử đòi ly khai », theo chỉ đạo của lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma. Trong khi đó, « Tin tức Tây Tạng » - tờ báo chính thức của khu tự trị - thì ca ngợi sự « hưởng ứng mạnh mẽ » của cả nghìn nhà sư ký tên tham gia vào chương trình « giáo dục tinh thần yêu nước », ngày 21/05 vừa qua.
Bắc Kinh thi hành chính sách vừa đấm, vừa xoa. Kể từ năm nay, các tăng ni hơn 60 tuổi ở Tây Tạng, sẽ nhận được trợ cấp của chính quyền địa phương. Từ ngày 29/05 đến cuối tháng sau, giới tăng ni sẽ được khám bệnh miễn phí.
Tuy nhiên, biện pháp này đã không làm dịu được sự phẫn nộ của người Tây Tạng. Các tổ chức Tây Tạng có cơ sở ở nước ngoài cho biết, hàng loạt vụ bắt bớ đã diễn ra sau hai vụ tự thiêu ngày Chủ nhật. Có đến gần 600 người Tây Tạng bị bắt giữ.
Cũng theo các nguồn tin này, đến lượt các cư dân du mục cũng tham gia vào phong trào phản kháng.
Ngày hôm qua 30/05, một phụ nữ đã chết, vì tự thiêu, tại thị trấn Dzamthang, huyện A Bá, tỉnh Tứ Xuyên. Người tự thiêu tên là Rechok, chừng 30 tuổi, có 3 con.
Theo đài Châu Á Tự do, kể từ Chủ nhật đến nay, đã có gần 600 người Tây Tạng bị bắt giữ, trong đó có nhiều khách hành hương. Những người đến từ các vùng ngoài khu tự trị đã bị trục xuất. Hiện tại, không có các nguồn tin độc lập nào để phối kiểm thông tin kể trên, vì các phóng viên không được phép vào Tây Tạng.
Thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình từ Bắc Kinh,
Tây Tạng hiện nay khép cửa với báo giới còn hơn cả Bắc Triều Tiên. Kể từ các cuộc biểu tình tại Lhassa, thủ phủ Tây Tạng, năm 2008, chính quyền Trung Quốc đặc biệt tăng cường kiểm soát các đường biên của khu tự trị. Các khách du lịch cũng bị đối xử tương tự. Ít ai có quyền được đi thăm các vùng núi thiêng, mà không có người đi kèm. Các visa du lịch được cấp một cách nhỏ giọt và chỉ cho một số giai đoạn trong năm.
Bất chấp sự cô lập này, bất chấp việc kiểm soát nghiêm ngặt tại các vùng núi thiêng, hai vụ tự thiêu của sư tăng Tây Tạng Chủ nhật vừa rồi, gần tu viện Jokhang ở Lhassa cho thấy phong trào phản kháng vẫn tiếp tục.
Chính quyền Trung Quốc không bỏ lỡ dịp này để, một lần nữa, lên án các vụ tự thiêu này là do âm mưu « của các phần tử đòi ly khai », theo chỉ đạo của lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma. Trong khi đó, « Tin tức Tây Tạng » - tờ báo chính thức của khu tự trị - thì ca ngợi sự « hưởng ứng mạnh mẽ » của cả nghìn nhà sư ký tên tham gia vào chương trình « giáo dục tinh thần yêu nước », ngày 21/05 vừa qua.
Bắc Kinh thi hành chính sách vừa đấm, vừa xoa. Kể từ năm nay, các tăng ni hơn 60 tuổi ở Tây Tạng, sẽ nhận được trợ cấp của chính quyền địa phương. Từ ngày 29/05 đến cuối tháng sau, giới tăng ni sẽ được khám bệnh miễn phí.
Tuy nhiên, biện pháp này đã không làm dịu được sự phẫn nộ của người Tây Tạng. Các tổ chức Tây Tạng có cơ sở ở nước ngoài cho biết, hàng loạt vụ bắt bớ đã diễn ra sau hai vụ tự thiêu ngày Chủ nhật. Có đến gần 600 người Tây Tạng bị bắt giữ.
Cũng theo các nguồn tin này, đến lượt các cư dân du mục cũng tham gia vào phong trào phản kháng.
Ngày hôm qua 30/05, một phụ nữ đã chết, vì tự thiêu, tại thị trấn Dzamthang, huyện A Bá, tỉnh Tứ Xuyên. Người tự thiêu tên là Rechok, chừng 30 tuổi, có 3 con.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét