Pages

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Hãy học cha ông ta và bạn bè trong quan hệ với Trung Quốc


Nguyễn Hoàng Hà - Cha ông ta xưa thường có câu rất chí lý: “đi với Bụt thì mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy”. Lại nữa, người Việt Nam ta có đức hiếu khách và giầu nhân nghĩa, sống bên cạnh những quốc gia hiền lành luôn biết lấy nghĩa tình làm trọng. Vì thế, Việt Nam luôn có những người bạn thủy chung sau trước như Nga, Ấn độ đã được thử thách qua lúc khó khăn nhất cũng như hiện nay.

Còn sống bên ông bạn Cao miên chuyên đâm dao sau lưng, thay đổi quan điểm như thời tiết, chuyên ôm chân giặc bành trướng để thủ lợi bất chấp tình nghĩa huynh đệ thì cha ông ta luôn có thái độ đúng mực, đôi khi cũng cần phải nghiêm nghị không để họ lừa gạt mình, hoặc vượt quá làn ranh giới đỏ của phép tắc ngoại giao, thì sẵn sàng trừng trị nghiêm khắc. Chế Bồng Nga hay các vua chúa Cao Miên cũng chẳng khác gì Pôn-pốt vừa qua là kẻ như thế và kết cục là đã bị trừng trị, khi bị bắt đưa về Bắc hà, vua Chế chỉ cầu mong được làm thân hầu hạ mà cũng không được chấp nhận vì trong khi Việt Nam bị quân Trung quốc lâm le biên giới, đã thông đồng với Hoàn đế Trung hoa đem quân phá quấy phía Tây nam. Kết quả là cha ông ta đã đánh cho không còn mảnh giáp, áp giải đưa về Thăng long, nhổ sạch hậu họa, gìn giữ vững chắc biên cương.
Chuyện mới đây Pôn-pốt du nhập học thuyết Mao, khoác áo Cộng sản, thường được cho là người bạn của Việt Nam. Nhưng vì không rút ra bài học của ông cha, khi đánh giá về người không thận trọng, Việt Nam đã quá hào hiệp giúp Pôn-pốt đào tạo đội ngũ sỹ quan chỉ huy quân đội Cămpuchia tại thị xã Quảng yên, đặc biệt là lực lượng tinh nhuệ đặc công. Khi Trung quốc tung tiền ra viện trợ, mua chuộc thì họ tức thì trở mặt, biến bạn thành thù. Lúc Bắc kinh, lâm le đưa quân xuống phía Nam thì chính Pôn-pốt đã dùng đội quân mà Việt Nam đào tạo khi xưa với mọi chiến thuật tác chiến để tấn sườn phía Tây nam, tạo ra thế gọng kìm buộc Việt Nam phải phấn tán lược lượng đối phó. Họ đã từ gián tiếp thành kẻ trực tiếp giúp cho Trung quốc đem quân xâm lược Việt Nam. Chúng đã học theo quan thầy học thuyết Mao và ứng dụng cách mạng văn hóa, giết hại hàng triệu đồng bào của chúng, lại xua quân gây hấn giết hại bao dân lành Việt Nam. Chúng sẵn sàng làm kẻ tiếp tay phối hợp với Trung quốc để xâm lược nước ta năm 1979. Nhưng dù sao lức đó các nhà lãnh đạo Việt Nam đã còn sớm biết cảnh tỉnh, học theo cha ông, Việt Nam đã đem quân thần tốc đánh phủ đầu kẻ bội phản, truy bắt chúng khiến phải tháo chạy sang Thái lan, khiến quan thầy Trung quốc chẳng thể cứu được con. Nay Hun-sen đã được dựng lên, nhưng cũng đã biểu hiện ra bản chất lừa thầy phản bạn, đang định đặt chân vào vết xưa của Pôn-pốt. Biểu hiện rõ net nhất là khi nhìn thấy hơn tỷ đô-la quan thầy đầu tư vào nước mình đã vội vàng sum xoe, phớt lờ tình nghĩa, lợi dụng chức luân phiên chủ tịch khối Đông Nam Á, họ đã giúp quan thầy thực hành chính sách phá đám, gây mất đoàn kết trong khối Asian để không đưa ra được thông cao chung hội nghị vừa qua. Đây là điều Việt nam phải cảnh giác, bản chất của những kẻ này vẫn không thay đổi, ngựa quyen đường cũ không thể là người bạn thủy chung.
Còn với người hàng xóm bất hảo phía Bắc Việt Nam thì ngay từ ngày đầu dựng nước cha ông ta cũng phải mài giáo, vót tên để bảo vệ mình. Bốn ngàn năm qua không ngày nào là không bị họ gây chuyện và xâm lược. Chuyện sử cũ thì người Việt Nam nào cũng biết vì có sách giáo khoa cho con cháu học hàng ngày, nhưng những chuyện mới hôm qua, việc không cho in ra sách để con cháu học, vì sợ mếch lòng đồng chí là sai lầm lớn phải trả giá đắt hôm nay. Cuộc chiến 1979 mà Trung quốc ngang nhiên đem quân tràn xuống phía Nam sát hại 60 ngàn sinh mạng của Bộ đội và dân lành, cầu Bắc luân chưa khô vôi vữa, mồ liệt sỹ chưa kịp sang cát, thế mà đã có thể cùng nhau chạm cốc ruợu Mao đài, nặn ra được khẩu hiệu 16 chữa vàng và 4 tốt ca ngợi tình cũ nghĩa xưa, xây đắp tình nay. Hễ có ai mỗi khi nhắc đến chữ “bành trướng Trung quốc” thì mồm bị niêm phong với hai chữ “ nhạy cảm”, gây mất hào khí hữu nghi anh em. Những gì hôm nay người thanh niên Việt Nam biết được đều là nghe qua chính người cha chú từng đối mặt với giặc Trung quốc kể lại mà thôi, hay phải nghe qua chính báo chí quốc tế đăng tải.
Nay lớp lãnh đạo Trung quốc còn xảo quyệt gian tham hơn cha ông họ khi xưa rất nhiều, hai tay thì thụi bụng ta mà mồm vẫn nói sơn xớt, ngon lành khẩu hiệu 16 chữ vàng và 4 tốt để làm bùa chú gây mê đối phương. Biểu hiện rõ nét nhất đó là, một mặt Bắc kinh đưa quân chiếm trọn Hoàng sa của Việt Nam và một phần của Trường sa, trong khi đó lãnh đạo Trung quốc vẫn kêu gọi Việt Nam giữ gìn tình hữu nghị truyền thống hai nước. Nay khi họ đang rao bán biển và tài nguyên của người hàng xóm môi hở răng lạnh, tối lửa tắt đèn có nhau thì mặt kia thì tha thiết kêu gọi Việt nam bình tĩnh sáng suốt cùng nhau ngồi lại đàm phán song phương, trên tình hữu nghị anh em. Trong khi họ đang khẩn trương đóng tầu chiến, máy bay, xây căn cứ quân sự vững chắc trên đảo của Việt Nam mà họ đã cướp được thì họ lại yêu cầu ta kiền chế, lại tha thiết đề nghị bạn không nên làm sứt mẻ tình hữu nghị, gây phức tạp cho tình hình. Trong khi hàng ngày cho từng đoàn tầu sang đánh bắt cá, thăm dò dầu khí, đi lại nghênh ngang biển của nước Việt Nam, coi như biển đảo của nhà mình, thậm chí còn đi xa hơn nữa, đó là không úp mở mời đấu thầu trên biển nhà bạn mà không hề áy láy, mặt vẫn đanh đanh, thậm chí coi đó là cái quyền của mình. Khi bùa mê, thuốc lú đã nhạt đi, hành động xảo quyệt, tham lam, tàn bạo đã giúp Việt nam đau đớn nhận ra một điều là đồng chí Trung quốc của mình bấy lâu nay đã lừa gạt ta, thì họ không ngần ngại tuyên bố thành lập thành phố Tam sa để hợp thức hóa những gì mình đã đi cướp được của mình. Khi quốc hội Việt Nam phải chữa cháy bằng cách thông qua biểu quyết luật biển với con số áp đảo thì “ Tồng chí” Trung hoa lại bồi thêm đòn là thành lập hội đồng quản trị Tam sa tức hội đồng chỉ huy, coi như đây là họ đã hoàn thiện một sự chiếm đóng vĩnh viễn. Không biết giờ này có ai đó còn mê mụ đi nhẩm thần chú 16 chữ vàng và khẩu hiệu 4 tốt nữa hay không? Còn ai hy vọng để “Tồng chí” thương tình mà xem xét lại, mà trao trả lại đảo biển đã trót cướp cho mình? Điều lạ nhất hôm nay trong khi Trung quốc công bố thành lập bộ chỉ huy thành phố Tam sa, đưa 30 tầu đánh cá có tầu chiến hộ tống thì vị chủ tịch thành phố Hà nội, ngang nhiên trên phương tiện đại chúng tuyên bố không cho người dân biểu tình phản đối kẻ đã hành động tội ác tầy trời như thế với nhân dân và đất nước mình. Thậm chí nhiều nhà tri thức tham gia biểu tình còn bị báo chí thành phố gọi họ là những kẻ nghe theo phản động xúi giục. Đây là sự đớn đến tột cùng, người dân yêu nước uất ức quân thù xâm chiếm đảo biển của mình đã đành nay còn bị chính người mà mình dâng cơm, áo trả lương, gọi hành động yêu nước phản đối Trung quốc là một sự phá rối trật tự an ninh. Lời nói va hành động này chắc chắn sẽ lưu truyền mãi trong sử sách Việt Nam bên cạnh hình ảnh của Lê Chiêu Thống. Đất nước đang cơn nguy biến, lấy đại cuộc làm trọng, vận mệnh va quyền lợi dân tộc phải đặt lên trên mà nhân dân, các nhà tri thức cũng như nhiều cán bộ lão thành cách mạng đã phải cắn răng, vuốt ngực, chịu nhịn. Giờ phải làm gì đây trong phút thử thách gay go này? Câu trả lời đó là: Xin hãy bừng tỉnh lắng nghe lại tiếng trống Bạch Đằng và lời cha ông xưa vang vọng đến:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Không gì hơn lúc này nếu không sẽ là quá muộn, Việt Nam phải phải áp dụng kế sách của cha ông ta là với Trung quốc mềm dẻo nhưng phải cương quyết.
Việc quan hệ mềm dẻo là trên phương diện ngoại giao, với tinh thần đôi bên tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Lấy đối thoại làm trọng, đem những bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đảo biển của Việt Nam ra trước công luận quốc tế để thế giới biết ai phải ai trái, ai chính nghĩa, ai là kẻ gian tham. Còn kiên quyết, cứng như thép khi họ cố tình vượt lằn ranh giới, cho tầu chiến xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải thì kiên quyết trừng trị theo luật pháp nước mình và luật pháp quốc tế.
Tấm gương Tổng bí thư Lê Duẩn khi biết Trung quốc sắp sửa đem quân xâm lược Việt Nam, ông đã đích thân dẫn phái đoàn sang gặp lãnh đạo Trung quốc để giữ hòa khí. Khi lãnh đạo Trung quốc trịch thượng hỏi mỉa “nếu tôi đem quân sang nước ông thì ông đánh tôi sao? Ông đã chẳng cần suy nghĩ lâu cười mà trả lời: “tôi phải giết ông thôi!” Và cuộc chiến 1979 trên biên giới phía Bắc Việt Nam đã chứng minh lời ông đã nói. Đây không là bài học lịch sử lớn cho hôm nay va mai sau.
Với Trung quốc thì bành trướng đã là bản chất không hề giảm mà chỉ có cao hơn lên, nếu Việt Nam càng lùi bước thì ngay lập tức họ sẽ lấn tới. Biển Đông họ chẳng những đã cướp của Việt Nam toàn bộ Hoàng sa va một phần Trường sa nhưng nay họ còn đem phẩn biển thuộc 200 hải lý của Việt Nam đem rao bán mà không hề biết xấu hổ. Việt Nam còn đường nào nữa để lùi? Sự nhân nhượng và sức chịu đựng của Việt Nam đã đến chốn cùng cực không thể hơn được nữa. Chắc chắn phải chuẩn bị một Bạch Đằng giang cho chúng, không còn cách nào khác.
Xin hãy lấy cách hành xử của bạn bè Việt Nam mà làm gương chúng minh tính hiệu quả tích cực của nó. Như Nga với Trung quốc hiện nay, khi tầu của Băc kinh vi phạm lãnh hải, đánh bắt cá, mực, họ hành xử kiên quyết, khiến Trung quốc bàng hoàng, tuy to mồm phản đối cho đến đe dọa làm tổn hại bang giao hai nước v.v…nhưng Nga đã kiên quyết đem ra truy tố trước tòa thì cuối cùng phải chịu cúi mặt xuống thang năn nỉ xin được nộp phạt, tha mạng. Đây chẳng là bài học mà Việt Nam cần nên làm?
Hay hãy lấy gương của Úc, một quốc gia ngay gần chúng ta với bờ biển vô cùng rộng lớn giầu tài nguyên. Biết được tham vọng của Trung quốc họ đã rào sẵn huyệt để chờ họ đến mà bên ngoài ngoại giao thì vẫn quan hệ tốt, kinh tế ngày càng quan hệ mạnh lên nhưng biết họ dắt dao sau lưng thì Úc đã đi các bước trước. Họ đã áp dụng sách lược “đánh chặn và kiểm soát đường biển”
Theo sách lược này, nếu trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến, Úc sẽ hỗ trợ đồng minh Mỹ bằng cách dùng tàu ngầm và máy bay ngăn chặn Trung Quốc từ xa, kiểm soát các tuyến đường biển và cắt đứt nguồn cung cấp nhiên liệu cho Bắc Kinh. Biết Trung quốc hay đưa tầu đến đánh bắt cá trong vùng lãnh hải của mình, họ đã đưa tầu ra để vây bắt, nếu khi tầu đối phương bỏ chạy hay chống đối thì sẵn sàng bắn thẳng không ngần ngại. Vì thế, bao năm qua Tầu khựa hết hồn đâu dám bén mảng vào đây.
Vậy Việt Nam nay phải làm gì? Đúng là với Trung quốc phải vừa mềm dẻo nhưng cương quyết, khi cần mềm thì mềm nhưng rắn thì phải thật rắn. Gương cha ông và gương bầu bạn đã chính là điều ta phải học và làm. Không còn cách nào có thể khác được! Hãy đừng mê ngủ mãi hỡi Việt Nam ơi.
Ngày 27 tháng 7 năm 2012.
© Nguyễn Hoàng Hà
© Đàn Chim Việt

Không có nhận xét nào: