Theo các hãng tin Ấn Độ, Đại sứ Ấn tại Việt Nam, ông Ranjit Rae đã tuyên bố tại Hà Nội rằng một nửa lượng hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu của nước ông được chuyển vận qua ngã Biển Đông. Do vậy, Ấn Độ tự xem mình là một thành tố không thể tách rời của các quần đảo cũng như của tiến trình phát triển khu vực này.
Đại sứ Ấn Độ nói nguyên văn như sau : “Tranh chấp nên được giải quyết theo luật pháp quốc tế. Biển Đông rất quan trọng và cần phải bảo đảm an toàn và an ninh của các tàu quốc tế, sao cho nhập khẩu và xuất khẩu không bị ảnh hưởng”.
Lời nhắc nhở của Ấn Độ về nhu cầu tôn trọng luật quốc tế được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc bị cho là đã chống lại việc giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật quốc tế, mà nhấn mạnh đến phương thức đàm phán song phương với các nước có liên can, một hình thức cho phép Bắc Kinh dễ dàng gây áp lực.
Trong thời gian gần đây, vùng Biển Đông có dấu hiệu dậy sóng trở lại với việc Trung Quốc cho triển khai một hải đội gồm 4 chiếc tàu hải giám xuống tuần tra tại vùng Biển Đông nhằm áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của họ. Bắc Kinh còn gây căng thẳng với Manila về chủ quyền bãi Scarborough - nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines - cũng như đơn phương phân lô vùng thềm lục địa của Việt Nam rồi mời quốc tế đấu thầu.
Tất cả các động thái kể trên đều vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển mà Trung Quốc đã ký kết, nhưng Bắc Kinh đã viện lý do lịch sử để khẳng định rằng họ có chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông và liên tiếp có các động thái buộc các láng giềng phải chấp nhận đòi hỏi này.
Hành động mời thầu quốc tế của Trung Quốc đã bị Việt Nam cực lực phản đối, vì các lô dầu khí có liên can đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các lô mà Trung Quốc hoạch định còn chồng lấn các lô đã từng được Việt Nam giao cho các tập đoàn nước ngoài như Exon của Mỹ, Gazprom của Nga, và lô 128 của tập đoàn Ấn Độ ONGC.
Trước đây, Trung Quốc từng lên tiếng yêu cầu Ấn Độ không nên tiến hành thăm dò dầu khí trong các lô ngoài khơi Việt Nam mà họ cho là nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền của Bắc Kinh. Đòi hỏi đó của Trung Quốc đã bị cả Ấn Độ lẫn Việt Nam bác bỏ vì theo Công ước Liên Hiệp Quốc, các lô đó thuộc về Việt Nam.
Về phần mình, New Delhi cũng đã từng xác định rõ ràng là toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương trải dài từ bờ biển Đông Phi đến Biển Đông rất quan trọng đối với nền ngoại thương, năng lượng và an ninh quốc gia Ấn Độ.
Riêng về quan hệ lịch sử Việt - Ấn, Đại sứ Ranjit Rae nhắc lại rằng tập đoàn ONGC đã được Việt Nam giao thầu thăm dò ngoài Biển Đông từ năm 1988 và những hoạt động đó mang tính chất thuần túy thương mại. Theo ông, các nước cần duy trì nguyên trạng cho đến khi tranh chấp được giải quyết, bằng cách nỗ lực đảm bảo ổn định cho khu vực và tôn trọng bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Đại sứ Ấn Độ nói nguyên văn như sau : “Tranh chấp nên được giải quyết theo luật pháp quốc tế. Biển Đông rất quan trọng và cần phải bảo đảm an toàn và an ninh của các tàu quốc tế, sao cho nhập khẩu và xuất khẩu không bị ảnh hưởng”.
Lời nhắc nhở của Ấn Độ về nhu cầu tôn trọng luật quốc tế được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc bị cho là đã chống lại việc giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật quốc tế, mà nhấn mạnh đến phương thức đàm phán song phương với các nước có liên can, một hình thức cho phép Bắc Kinh dễ dàng gây áp lực.
Trong thời gian gần đây, vùng Biển Đông có dấu hiệu dậy sóng trở lại với việc Trung Quốc cho triển khai một hải đội gồm 4 chiếc tàu hải giám xuống tuần tra tại vùng Biển Đông nhằm áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của họ. Bắc Kinh còn gây căng thẳng với Manila về chủ quyền bãi Scarborough - nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines - cũng như đơn phương phân lô vùng thềm lục địa của Việt Nam rồi mời quốc tế đấu thầu.
Tất cả các động thái kể trên đều vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển mà Trung Quốc đã ký kết, nhưng Bắc Kinh đã viện lý do lịch sử để khẳng định rằng họ có chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông và liên tiếp có các động thái buộc các láng giềng phải chấp nhận đòi hỏi này.
Hành động mời thầu quốc tế của Trung Quốc đã bị Việt Nam cực lực phản đối, vì các lô dầu khí có liên can đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các lô mà Trung Quốc hoạch định còn chồng lấn các lô đã từng được Việt Nam giao cho các tập đoàn nước ngoài như Exon của Mỹ, Gazprom của Nga, và lô 128 của tập đoàn Ấn Độ ONGC.
Trước đây, Trung Quốc từng lên tiếng yêu cầu Ấn Độ không nên tiến hành thăm dò dầu khí trong các lô ngoài khơi Việt Nam mà họ cho là nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền của Bắc Kinh. Đòi hỏi đó của Trung Quốc đã bị cả Ấn Độ lẫn Việt Nam bác bỏ vì theo Công ước Liên Hiệp Quốc, các lô đó thuộc về Việt Nam.
Về phần mình, New Delhi cũng đã từng xác định rõ ràng là toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương trải dài từ bờ biển Đông Phi đến Biển Đông rất quan trọng đối với nền ngoại thương, năng lượng và an ninh quốc gia Ấn Độ.
Riêng về quan hệ lịch sử Việt - Ấn, Đại sứ Ranjit Rae nhắc lại rằng tập đoàn ONGC đã được Việt Nam giao thầu thăm dò ngoài Biển Đông từ năm 1988 và những hoạt động đó mang tính chất thuần túy thương mại. Theo ông, các nước cần duy trì nguyên trạng cho đến khi tranh chấp được giải quyết, bằng cách nỗ lực đảm bảo ổn định cho khu vực và tôn trọng bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét